8 con hổ chết sau khi được giải cứu: Có nên vội vã?

Bs nguyễn kiên |

Sáng ngày 4.8, các lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An kiểm tra nhà ở của 2 gia đình: Vợ chồng chị Hồ Thị Thanh, 31 tuổi, ở xóm Nam Vực, xã Đô Thành, huyện Yên Thành, thấy 14 con hổ nuôi nhốt trong lồng sắt; và nhà bà Nguyễn Thị Định, 50 tuổi, xóm Phú Xuân, cùng xã, thấy thêm 3 cá thể hổ.

1. Hai gia đình khai với cơ quan điều tra, những con hổ này được đưa về từ Lào khi còn bé, hiện nặng khoảng 250 - 300kg mỗi con. Cơ quan chức năng đã gây mê 17 con hổ, đưa vào lồng sắt, chuyển bằng xe tải phủ bạt tới khu sinh thái Mường Thanh, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Tuy nhiên, buổi chiều, phát hiện 8 con đã chết, nên đã khám nghiệm, bảo quản đông lạnh để điều tra, song chưa công bố nguyên nhân chết.

Việc hổ đang sống, sau khi gây mê bị chết thì “nghi can” đầu tiên là gây mê, thứ đến phải xem hổ có bệnh gì không, nhất là các viêm nhiễm ở đường hô hấp, bởi nuôi nhốt phản tự nhiên, không có ánh sáng mặt trời... và chắc chắn chủ nuôi không thể phát hiện. Gây mê thường xảy ra nhiều tai biến, tử vong vì thuốc gây mê là loại độc mạnh với nhiều cơ quan, hệ thống của cơ thể, nhất là não. Gây mê động vật còn khó hơn nhiều vì có nhiều thông số, tình trạng ở con vật khó hoặc không làm rõ được, nhất là với động vật hoang dã. Chẳng hạn, đơn giản nhất là con hổ này nặng bao nhiêu kg, bởi liều thuốc mê tính theo mg/kg trọng lượng. Tai biến hô hấp là nguyên nhân tử vong của khoảng 1/3 các tử vong, thường xảy ra do thuốc mê, cơ địa... Bất kể người hay động vật, những cá thể già, suy hô hấp mạn; quá béo; có các hội chứng ngưng thở khi ngủ, trào ngược dạ dày - thực quản; dạ dày đầy thường dễ tai biến hô hấp. Thuốc mê động vật thường pha lẫn thuốc giãn cơ, thuốc ngủ hoặc an thần kinh, đều phối hợp tác dụng gây ngừng, suy thở. Thứ đến là co thắt, phù nề thanh, khí, phế quản do dị ứng, phản vệ (thường do thuốc mê và giãn cơ). Tắc nghẽn đường thở do tụt lưỡi; hít phải dịch, thức ăn trong dạ dày trào ngược do đã ăn trước khi bị gây mê. Ít hơn là tràn khí màng phổi, xẹp phổi... Các tai biến tim mạch là tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim khi sốc phản vệ (với thuốc), bệnh lý hệ thần kinh phó giao cảm (đối ngược hệ giao cảm để cân bằng, làm tim đập bình thường); tư thế bất lợi (khi mê) cản trở tĩnh mạch đưa máu về tim; tăng huyết áp gây phù phổi; ngừng tim do suy thở. Đôi khi là tăng và hạ thân nhiệt cấp tính; phù não; viêm gan (sẽ kém chuyển hóa thuốc mê...). Tai biến có thể xuất hiện ở 2 giai đoạn khởi mê hoặc duy trì mê.

2. Theo bà Hoàng Thị Thu Thủy, BS thú y, Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam (SVW), thuốc gây mê thú y hiện được phép sử dụng là Zoletil, kết hợp 2 chất Tiletamine và Zolazepam. Tiletamine thuộc nhóm Phencyclidine, được điều chế bất hợp pháp khoảng giữa Thế kỷ trước ở miền nam California, Mỹ, làm thay đổi nhận thức, tâm trạng; gây trạng thái hưng cảm nên phát sinh những hành vi bạo lực, hung dữ; gây ảo giác thị và thính giác; đặc biệt có cảm giác tách rời khỏi môi trường sống (tương tự Ketamine); gây tử vong đột ngột nếu quá liều; gây nghiện. Những năm 1950, được dùng làm thuốc gây mê phẫu thuật; an thần (với tên Sernyl) và tràn lan ở vỉa hè Mỹ với cái tên ấn tượng “Bụi thiên thần”... Năm 1967, bị cấm dùng cho người do nhiều nguy hiểm, chỉ dùng trong thú y; năm 1979, sản xuất hợp pháp bị cấm ở Mỹ. Lorazepam (Ativan) thuộc nhóm an thần kinh bình thần Benzodiazepine (ví dụ Seduxen...) - tác dụng trấn tĩnh, giảm lo sợ, bồn chồn, căng thẳng, chống co giật; giãn cơ và gây ngủ là tác dụng phụ... Ngoài ra, có thể dùng Medetomidine kết hợp với các opioid (họ Phiện) như Morphin, Buprenorphin, Methadon hoặc với Ketamine, Lydocain để tiền mê (khởi mê, mục đích chống tiết dịch hô hấp, tiêu hóa (nhất là dạ dày); giảm lo lắng; giảm đau một phần; giảm hoặc mất phản xạ nôn; ổn định huyết áp, nhịp tim); hoặc kết hợp với Acepromazine (an thần kinh nhóm chống loạn thần, nay chỉ dùng cho động vật), opioid để gây mê thú dữ.

Bà Thủy nhận định, hổ nuôi trong điều kiện bán tự nhiên thường nặng khoảng 80-100 kg. Nhưng nuôi nhốt dưới hầm, vỗ béo nên có những con nặng gần 300kg, có con trong số chết trên 200kg, lại không có ánh nắng, dễ mắc các bệnh tim mạch, gan, thận. Quá béo dễ có bệnh, nếu chịu đựng thuốc gây mê quá liều nguy cơ tử vong sẽ rất cao. BS Thủy nói quy trình cứu hộ động vật hoang dã lớn rất phức tạp, con vật phải được kiểm tra, theo dõi sức khỏe toàn diện trước khi gây mê và liều thuốc mê phụ thuộc vào sức khỏe và tâm lý động vật. “Khi cứu hộ gấu, bò, voi... chúng tôi đều chuẩn bị kế hoạch rất chi tiết, có khi mất 2 - 3 ngày chỉ để quan sát xem con vật có gì bất thường, căng thẳng hay không... từ đó mới quyết định lượng thuốc mê phù hợp”.

3. Ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc SVW cho rằng, trước cuộc giải cứu, việc xác định chính xác số hổ, trọng lượng... chưa đủ thông tin, nên cơ quan thú y khó xác định liều thuốc mê phù hợp. Liều thuốc mê cho hổ đang nằm yên tĩnh, không bị căng thẳng khác nhiều so với hổ bị căng thẳng. Động vật đang stress thì tác dụng ức chế hô hấp (do ức chế trung tâm chỉ huy hô hấp ở hành não) của thuốc mê tăng rất cao, dẫn đến ngừng thở sau 3 - 4 phút... Ông Thái cho biết thêm, động vật lớn, sau khi gây mê khoảng 2 - 4h mới được di chuyển. Phải để chúng nằm yên tĩnh trong cũi, che kín để chúng có cảm giác an toàn rồi mới đưa đi, và vận chuyển phải nhẹ nhàng, không làm chúng hoảng sợ... Ông Thái cũng cho rằng, “sức khỏe của những con hổ này có vấn đề do nuôi nhốt, cũng là một nguyên nhân chúng có thể chết trong quá trình vận chuyển”. PGS-TS Tuấn Bendixsen (người Australia gốc Việt) - Trưởng đại diện Tổ chức động vật Châu Á, giảng viên đại học Nông Lâm TPHCM, Giám đốc trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam cho biết: Ví dụ gấu, chúng tôi phải yêu cầu không cho ăn một đêm trước và có thời gian giảm stress cho con vật rồi mới gây mê. Phải ước lượng trọng lượng và không phải các loài vật đều dùng cùng một loại thuốc, chúng tôi thường kết hợp 2, 3 loại...

Không bàn chuyện phá án và “nhân văn” vì đây là việc đương nhiên phải làm, bởi đã có luật định về nuôi nhốt động vật hoang dã nguy cấp tuyệt chủng, quý, hiếm (Điều 244, Bộ luật Hình sự; Nghị định 160/2013/NĐ-CP), nhưng liệu có phải vội vã? Vụ việc được điều tra từ năm ngoái, nếu thời gian phá án có thêm 1 - 2 ngày để hạn chế thiệt hại cũng là nên. Gây mê động vật hoang dã, nhất là những loại lớn thường tiềm ẩn nhiều rủi ro khó biết trước ngay cả khi đã chuẩn bị kỹ. Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm gây mê động vật hoang dã vì ít giải cứu hơn nhiều nước khác, vì thế đây là một bài học. Tiếc vì hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti; Corbett, có ở Campuchia, tây nam Trung Quốc, Lào, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam) theo điều tra hiện chỉ còn khoảng 20 con ở Việt Nam và đã tuyệt chủng ở Campuchia.

Bs nguyễn kiên
TIN LIÊN QUAN

Tin nhanh 60s: 8 con hổ bị chết trong vụ "giải cứu" sẽ được xử lý ra sao?

Nhóm PV |

Tin nhanh 60s: Liên quan đến vụ 8 con hổ bị chết trong vụ "giải cứu" 17 cá thể hổ trưởng thành ở Nghệ An, một số người cho rằng xác những con hổ nói trên sẽ được đem ra nấu cao?

Có hay không chuyện đem xác 8 con hổ đi nấu cao?

QUANG ĐẠI |

Việc đem xác 8 con hổ trong vụ “giải cứu” 17 con hổ tại Nghệ An ra nấu cao là điều không thể xảy ra.

Cần làm rõ trách nhiệm quản lý trong vụ dân nuôi trái phép 17 con hổ

QUANG ĐẠI |

Không thể có chuyện người dân Nghệ An nuôi trái phép 17 con hổ trong khu dân cư mà chính quyền địa phương vô can.

4 nguyên nhân có thể khiến 8 con hổ thu giữ trong nhà dân ở Nghệ An bị chết

QUANG ĐẠI |

Theo tổ chức CHANGE và WildAid Việt Nam, trường hợp 8 con hổ người dân nuôi nhốt bị cơ quan chức năng Nghệ An phát hiện đã chết trong quá trình “giải cứu” có hiện tượng thừa cân và điều kiện nuôi nhốt kém.

Công an phát hiện 17 con hổ lớn trong nhà dân ở Nghệ An

QUANG ĐẠI |

Kiểm tra nhà một hộ dân ở huyện Yên Thành, công an Nghệ An phát hiện 17 con hổ trưởng thành được nuôi nhốt.

Cứu thành công cháu bé 9 tuổi bị mắc kẹt ở khe hẹp giữa 2 nhà

Văn Đức |

Lào Cai - Lực lượng cứu hộ đã giải cứu thành công cháu bé bị mắc kẹt giữa 2 tường nhà sau 30 phút.

Bình Dương: 1 giám đốc trung tâm đăng kiểm làm việc với cơ quan điều tra

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Ngày 13.1, trên mạng xôn xao tin đồn giám đốc một trung tâm đăng kiểm ở Bình Dương bị khởi tố, bắt giam để điều tra vi phạm liên quan đến vụ án đưa và nhận hối lộ ở các trung tâm đăng kiểm ở nhiều tỉnh, thành phố.

Khánh thành cầu trị giá hơn 2 tỉ do Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng Lao Động tài trợ

NHÓM PV |

Cần Thơ - Chiều 13.1, cầu kênh A7 ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, do Quỹ Xã hội Từ thiện Tấm Lòng Vàng Lao Động tài trợ xây dựng đã chính thức được khánh thành.

Tin nhanh 60s: 8 con hổ bị chết trong vụ "giải cứu" sẽ được xử lý ra sao?

Nhóm PV |

Tin nhanh 60s: Liên quan đến vụ 8 con hổ bị chết trong vụ "giải cứu" 17 cá thể hổ trưởng thành ở Nghệ An, một số người cho rằng xác những con hổ nói trên sẽ được đem ra nấu cao?

Có hay không chuyện đem xác 8 con hổ đi nấu cao?

QUANG ĐẠI |

Việc đem xác 8 con hổ trong vụ “giải cứu” 17 con hổ tại Nghệ An ra nấu cao là điều không thể xảy ra.

Cần làm rõ trách nhiệm quản lý trong vụ dân nuôi trái phép 17 con hổ

QUANG ĐẠI |

Không thể có chuyện người dân Nghệ An nuôi trái phép 17 con hổ trong khu dân cư mà chính quyền địa phương vô can.

4 nguyên nhân có thể khiến 8 con hổ thu giữ trong nhà dân ở Nghệ An bị chết

QUANG ĐẠI |

Theo tổ chức CHANGE và WildAid Việt Nam, trường hợp 8 con hổ người dân nuôi nhốt bị cơ quan chức năng Nghệ An phát hiện đã chết trong quá trình “giải cứu” có hiện tượng thừa cân và điều kiện nuôi nhốt kém.

Công an phát hiện 17 con hổ lớn trong nhà dân ở Nghệ An

QUANG ĐẠI |

Kiểm tra nhà một hộ dân ở huyện Yên Thành, công an Nghệ An phát hiện 17 con hổ trưởng thành được nuôi nhốt.