76 ngày trong tâm dịch Vũ Hán

hương giang |

Chúng ta thường quen nhìn thấy cảnh các diễn viên mô phỏng lại cảm giác tuyệt vọng, căng thẳng, sợ hãi... trên phim ảnh. Tuy nhiên trong phim tài liệu “76 Days”, tất cả những cảm xúc ấy đều không phải do diễn xuất, bởi được ghi lại từ các nhân vật thực ngoài đời. Nhưng sợ hãi và tuyệt vọng không phải là điều các nhà làm phim muốn gửi tới khán giả.

Ghi lại lịch sử từ tâm dịch

“76 Days” (76 ngày) là một phim tài liệu của nhà làm phim người Trung Quốc Hao Wu. Giữa tháng 2.2020, trong khi nghiên cứu làm phim tài liệu về dịch bệnh cho một kênh truyền hình Mỹ, Wu tìm thấy 2 cộng sự đắc lực là Chen Weixi và một người nữa giấu tên (một nhà báo ở Vũ Hán).

Hai người này đã bắt đầu quay video về tình hình Vũ Hán từ đầu tháng 1. Họ hợp tác với Wu bằng cách chia sẻ các đoạn video ghi lại được hàng ngày. Ba người cũng thường xuyên họp nhóm qua mạng mỗi ngày, để bàn hướng làm phim tài liệu. Cùng nhau, họ tìm tới các bệnh viện lớn ở Vũ Hán để ghi hình, khi thành phố bắt đầu cuộc phong tỏa chống dịch từ tháng 2.2020.

Cả nhóm đã tiến hành ghi hình tại 4 bệnh viện lớn ở Vũ Hán và tiếp tục làm việc cho tới khi thành phố dần khôi phục trật tự rồi chấm dứt phong tỏa vào ngày 8.4. Cần biết rằng trong suốt thời gian phong tỏa, chỉ các bệnh nhân, nhân viên y tế và phóng viên được tiếp cận với các bệnh viện. Vài bệnh viện bị ảnh hưởng nặng nhất thậm chí chỉ tiếp nhận các phóng viên và đội quay phim đã được nhà chức trách địa phương kiểm tra cẩn thận.

Tuy nhiên mức độ kiểm soát giữa các bệnh viện lại không giống nhau. Giai đoạn đầu của cuộc phong tỏa, khi tình hình còn hỗn loạn, và trang thiết bị y tế còn thiếu thốn, nhiều bệnh viện đã chào đón các nhóm báo chí vào tác nghiệp, để giúp họ nhận được thêm sự quan tâm từ bên ngoài. Các đội y bác sĩ tới cứu trợ Vũ Hán cũng cởi mở hơn với báo chí, vì họ cũng có nhu cầu ghi lại hoạt động của chính mình trong thời khắc lịch sử này. Những yếu tố này giúp nhóm của Wu đã có thể ghi lại các thước phim chân thực nhất, từ tâm dịch.

Giống như mọi nhân viên y tế có mặt trong phim, các thành viên của nhóm đều phải mặc đồ bảo hộ toàn thân mỗi ngày. Những bộ đồ đó nóng nực và gây ngạt thở, khiến họ luôn cảm thấy mệt mỏi. Một khi đã vào khu vực điều trị bệnh nhân nặng, họ phải ở lại đó suốt nhiều giờ, không được đi vệ sinh, không được nghỉ ngơi, giống nhiều bác sĩ và điều dưỡng trong phim.

Mỗi đêm sau khi quay phim xong, họ lại phải trải qua quá trình khử trùng cẩn thận để trở về khách sạn dành cho lực lượng tuyến đầu. Họ mô tả trải nghiệm của mình trong thời gian phong tỏa là cực kỳ mệt mỏi về cả thể xác lẫn tinh thần.

Những hy sinh vất vả đó đã mang lại một bộ phim tài liệu dài 96 phút rất đáng xem.

Bộ phim chứa đầy hy vọng phía sau nước mắt

Do bối cảnh chỉ nằm trong các bức tường của bệnh viện, phim đầy những cảnh đau đớn, xót xa. Đơn cử như đoạn phim mô tả một bệnh nhân nặng không thể cất lời nói, chỉ có thể bám tay chặt lấy người y tá đang chăm sóc mình, sau đó từ từ đi vào cõi hư vô. Hay như cảnh mở màn của bộ phim, cho thấy một nữ y tá đang vội chạy vào viện để nhìn mặt cha lần cuối, dù rằng cô không thể ôm lấy thi hài cha vì dịch bệnh.

Sự tuyệt vọng thể hiện qua hình ảnh nhiều người nhà đập tay rầm rầm vào cửa một bệnh viện, mong được vào trong để biết tin bệnh nhân. Nhưng các nhân viên y tế ở bên trong kiên quyết không cho họ vào. Những con người này dùng lời lẽ ngắn gọn và rõ ràng để giải thích cho đám đông về tình hình thực tế của dịch bệnh, không hề lay chuyển trước nỗi buồn khi phải để họ ở bên ngoài. Rõ ràng là không có thời gian để nhìn lại những hành động như vậy, hay phải cắn rứt lương tâm, khi tất cả đang ở trong một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do COVID-19 gây ra.

Ở cảnh quay khác, nhiều bệnh nhân vẫn đang mặc các bộ đồ bình thường, như thể họ vừa ra đường là tiến thẳng tới giường bệnh. Đây là hình ảnh quá quen thuộc, cho thấy COVID-19 đã lây nhiễm vào các nạn nhân, trong những tình huống người ta ít ngờ tới nhất.

Phim còn có cảnh một cặp vợ chồng trung niên, do mắc bệnh nên phải ở hai phòng khác nhau, nhưng vẫn thường xuyên nhắn gửi lời động viên tới nhau. Đó là một phụ nữ mang thai dương tính với virus SARS-CoV-2 đang chuẩn bị lâm bồn. Đó là một người cao tuổi, sợ hãi với việc phải nằm viện nên chạy ra ngoài hành lang tìm cách về nhà. Đủ mọi đối tượng trong xã hội đã nhiễm bệnh và họ có nhiều phản ứng rất khác nhau như thế.

Bộ phim từng được đưa vào danh sách rút gọn tranh giải Oscar tại hạng mục Phim tài liệu dài và đã đoạt giải Peabody. Ảnh: NSX
Bộ phim từng được đưa vào danh sách rút gọn tranh giải Oscar tại hạng mục Phim tài liệu dài và đã đoạt giải Peabody. Ảnh: NSX

Với khán giả đang sống trong thời dịch, việc xem lại những câu chuyện đau thương có thể không phải là điều mà họ muốn. Tuy nhiên các nhà làm phim cũng không có mục tiêu nhấn vào những nỗi đau và sự sợ hãi vì dịch bệnh. Thay vì thế, họ muốn lột tả sức mạnh và sức chịu đựng của con người trong thời khắc khó khăn. Phim cũng nhấn mạnh vào khả năng cảm thông và chia sẻ để vượt nghịch cảnh, hơn là mô tả những tăm tối kéo dài bất tận, hay tập trung chỉ trích quyết sách của chính quyền.

Dù đầy rẫy những cảnh khổ đau, bộ phim cũng ghi lại một cách cụ thể hoạt động của các bác sĩ và y tá ở Vũ Hán, những người đã nỗ lực cao nhất vì bệnh nhân của mình. Không chỉ cứu mạng bệnh nhân, họ còn thường xuyên tìm cách động viên, nâng cao tinh thần những người xung quanh, bằng cách hành động nhỏ như vẽ hình, viết thông điệp động viên lên bộ đồ bảo hộ của mình.

Bệnh nhân thấu hiểu sự cố gắng của bác sĩ và họ không quên ơn. Một đoạn trong phim có cảnh một bệnh nhân muốn biếu tiền bác sĩ điều trị mình, khi ông đang làm thủ tục cho anh ta ra viện. “Tôi thực lòng muốn gửi tặng tiền bác sĩ,” bệnh nhân nói. “Sao tôi có thể lấy tiền của anh được chứ?”, viên bác sĩ trả lời. “Bác sĩ không nhận cũng được. Nhưng tôi nợ ông mạng sống này. Tôi sẽ không bao giờ quên”, bệnh nhân nói. Họ bắt tay nhau khi bệnh nhân ra viện. “Nhớ về rửa tay sạch sẽ lại nhé”, viên bác sĩ không quên dặn, trước khi quay trở lại cuộc chiến của ông ở trong viện.

Khán giả sẽ nhiều lần được nghe thấy những lời động viên nhau như “Hãy mạnh mẽ!”, “Hãy cố lên” bằng tiếng Trung. Và khi không thể nói, người ta sẽ xiết tay nhau thật chặt, như để truyền thêm quyết tâm và sức mạnh cho nhau. Bộ phim kết thúc khi Vũ Hán dần trở lại nhịp sống bình thường, thông qua hình ảnh một đôi vợ chồng trẻ đón chào sự ra đời của cô con gái khỏe mạnh.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang gây họa trên khắp thế giới, có thể nói “76 Days” đã mang tới một góc nhìn đặc sắc để chúng ta đối diện với tương lai, một tương lai đầy nước mắt nhưng cũng chứa không ít hy vọng về ngày dịch bệnh biến mất.

hương giang
TIN LIÊN QUAN

Phim tài liệu Blackpink: Lisa bật khóc nức nở, kỉ niệm 5 năm của nhóm ùa về

DI PY |

Phim tài liệu kỉ niệm 5 năm thành lập nhóm của Blackpink vừa chính thức ra mắt trailer vào chiều nay (14.7). Trong đoạn video hơn 1 phút, phân cảnh Lisa bật khóc khiến người hâm mộ xúc động.

Blackpink công bố dự án phim tài liệu “Blackpink: The Movie”

Thanh Hương |

Nhóm nhạc nữ Hàn Quốc - Blackpink khởi động chiến dịch mới bằng bộ phim tài liệu có tên “Blackpink: The Movie”.

Cuối năm 2021, phim tài liệu về Michael Schumacher sẽ ra mắt

VIỆT HÙNG |

Lần đầu tiên sau 8 năm, người hâm mộ có thể nhìn thấy huyền thoại F1 Michael Schumacher trong quãng thời gian ông chống chọi với chấn thương não.

Đạo diễn Phan Huyền Thư: Phim tài liệu không thể áp đặt, dạy dỗ ai

Anh Thư (thực hiện) |

Hàng năm, các giải thưởng, tặng thưởng dành cho phim tài liệu thường được xướng lên ở nhiều liên hoan phim trong nước và quốc tế, nhưng đưa được phim tài liệu ra rạp cũng là mong muốn của nhiều đạo diễn, nhà sản xuất. Thực tế đã có những bộ phim tài liệu ra rạp thương mại thành công, song đó vẫn là con đường nhiều khó khăn trở ngại. Đạo diễn Phan Huyền Thư - tác giả của những bộ phim tài liệu xuất sắc như “Cha mẹ xin lỗi con”, “Quyền được học”, “Cuộc đua”... đã có cuộc trò chuyện với LĐCT.

Phim tài liệu về nghệ sĩ: “Món lạ” không dễ thưởng thức

NGỌC DỦ |

Phim tài liệu về nghệ sĩ, đặc biệt là người nhiều năm hoạt động nghệ thuật, người nổi tiếng... có sức thu hút công chúng Việt cũng còn bởi họ chờ được xem những chuyện... “thâm cung bí sử” của thần tượng. Tuy nhiên, thể loại này liệu có chỗ đứng thật sự khi ra rạp?

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cảnh sát giao thông TPHCM ngăn chặn gần 100 xe máy đua xe ngày mùng 1 Tết

Anh Tú |

TPHCM - Sáng mùng 1 Tết, Tổ Phòng chống đua xe trái phép thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM) phát hiện 1 tốp khoảng 100 xe tụ tập, lưu thông thành đoàn, nẹt pô, phóng nhanh lạng lách, gây rối trật tự công cộng đoạn từ đường Lý Thường Kiệt đến Thành Thái, quận 10,… nên đã tổ chức chặn bắt, xử lý.

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nhân vật người đàn ông trong câu chuyện chúng tôi kể dưới đây là trường hợp hiếm hoi đã tìm lại được mối tình đầu của mình, tìm lại được niềm hạnh phúc ở tuổi già. Để tìm lại được hạnh phúc đã mất đó, ông đã buộc phải đánh đổi và từ bỏ mọi thứ, thậm chí buộc phải giả điên...

Phim tài liệu Blackpink: Lisa bật khóc nức nở, kỉ niệm 5 năm của nhóm ùa về

DI PY |

Phim tài liệu kỉ niệm 5 năm thành lập nhóm của Blackpink vừa chính thức ra mắt trailer vào chiều nay (14.7). Trong đoạn video hơn 1 phút, phân cảnh Lisa bật khóc khiến người hâm mộ xúc động.

Blackpink công bố dự án phim tài liệu “Blackpink: The Movie”

Thanh Hương |

Nhóm nhạc nữ Hàn Quốc - Blackpink khởi động chiến dịch mới bằng bộ phim tài liệu có tên “Blackpink: The Movie”.

Cuối năm 2021, phim tài liệu về Michael Schumacher sẽ ra mắt

VIỆT HÙNG |

Lần đầu tiên sau 8 năm, người hâm mộ có thể nhìn thấy huyền thoại F1 Michael Schumacher trong quãng thời gian ông chống chọi với chấn thương não.

Đạo diễn Phan Huyền Thư: Phim tài liệu không thể áp đặt, dạy dỗ ai

Anh Thư (thực hiện) |

Hàng năm, các giải thưởng, tặng thưởng dành cho phim tài liệu thường được xướng lên ở nhiều liên hoan phim trong nước và quốc tế, nhưng đưa được phim tài liệu ra rạp cũng là mong muốn của nhiều đạo diễn, nhà sản xuất. Thực tế đã có những bộ phim tài liệu ra rạp thương mại thành công, song đó vẫn là con đường nhiều khó khăn trở ngại. Đạo diễn Phan Huyền Thư - tác giả của những bộ phim tài liệu xuất sắc như “Cha mẹ xin lỗi con”, “Quyền được học”, “Cuộc đua”... đã có cuộc trò chuyện với LĐCT.

Phim tài liệu về nghệ sĩ: “Món lạ” không dễ thưởng thức

NGỌC DỦ |

Phim tài liệu về nghệ sĩ, đặc biệt là người nhiều năm hoạt động nghệ thuật, người nổi tiếng... có sức thu hút công chúng Việt cũng còn bởi họ chờ được xem những chuyện... “thâm cung bí sử” của thần tượng. Tuy nhiên, thể loại này liệu có chỗ đứng thật sự khi ra rạp?