5G vẫn giữ nhịp và tăng tốc trong đại dịch COVID-19

thế lâm |

Trong đại dịch COVID-19 hiện nay, nhiều lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng dịch phải đình trệ. Nhưng với công nghệ 5G, không những không dừng lại mà còn giữ được nhịp, thậm chí tăng tốc. Một thế giới không xảy ra đại dịch đã rất cần 5G, trong bối cảnh dịch bệnh 5G càng cho thấy sự cần thiết hơn lúc nào hết.

Trung Quốc tăng tốc 5G...

Trung Quốc với thành phố Vũ Hán là nơi khởi phát dịch COVID-19 và từ đây, dịch đã lan rộng ra hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại Trung Quốc, trong tháng 1 và gần hết tháng 2.2020, nhiều nhà xưởng tại một số tỉnh công nghiệp phải đóng cửa nghỉ Tết kéo dài sang nghỉ vì dịch bệnh. Điển hình nhất là các nhà sản xuất OEM cho Apple gồm Foxconn và Pegatron chỉ có thể hoạt động trở lại vào cuối tháng 2.2020. Trong đó, Foxconn thậm chí còn phải chuyển một phần dây chuyền sản xuất sang Đài Loan (Trung Quốc) để né dịch ở Trung Quốc đại lục.

Tuy nhiên, câu chuyện với 5G lại hoàn toàn khác, không những không đình đốn mà còn được giữ nhịp, rồi tăng tốc. Cụ thể, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) vào cuối tháng 2 đã kêu gọi các doanh nghiệp viễn thông lớn của quốc gia này kịp thời đánh giá những tác động của dịch COVID-19 để từ đó đẩy nhanh việc triển khai mạng di động 5G. Theo kế hoạch, đến quí III/2020, Trung Quốc sẽ hoàn thành việc lắp đặt khoảng 250.000 trạm thu phát sóng 5G trên cả nước. Thế nhưng, trước vấn nạn đại dịch COVID-19, nhu cầu 5G trở nên cần kíp và bức thiết hơn nhằm phục vụ cho các nhu cầu như làm việc từ xa và từ nhà (work from home), giáo dục trực tuyến, chẩn đoán bệnh từ xa...

Trong mùa dịch bệnh, các ứng dụng công nghệ trên di động và dành cho máy tính được sử dụng nhiều nhằm phát huy tác dụng tránh tụ tập đông người tại nơi làm việc, nơi học tập... Theo đó, nhu cầu kết nối Internet di động không chỉ cần lưu lượng băng thông lớn mà tốc độ còn phải đủ nhanh để đáp ứng. Đặc biệt là khi người dân tránh ra đường và nơi công cộng, giải trí trực tuyến tại nhà sẽ tăng mạnh như nghe nhạc, xem phim, chơi game... thì nhu cầu về lưu lượng Internet nói chung và Internet di động cũng tăng cao. Hiện nay, Trung Quốc và Mỹ là hai quốc gia cho thấy tham vọng lớn nhất về việc đầu tư mạng 5G về cả kinh phí đầu tư, vùng phủ sóng cùng với số trạm thu phát sóng. Theo nghiên cứu của Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ), đến năm 2025, Trung Quốc có thể sẽ đầu tư tổng cộng khoảng 150 tỉ USD vào 5G, tạo ra một thị trường với 600 triệu thuê bao 5G, chiếm tới 40% tổng số thuê bao 5G toàn cầu.

Dự báo phát triển thuê bao 5G khu vực Đông Nam Á đến năm 2025. Nguồn: Cisco
Dự báo phát triển thuê bao 5G khu vực Đông Nam Á đến năm 2025. Nguồn: Cisco

Tần số 5G - “mỏ vàng” tỉ đô

Bản đồ 5G thế giới được ông Cristiano Amon - Chủ tịch Tập đoàn Qualcomm - đề cập đến vào thời điểm cuối năm 2019 đã có khoảng 110 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư và triển khai. Nhiều quốc gia tới thời điểm này đã hoàn tất một phần hoặc toàn phần việc đấu giá tần số 5G và thu về hàng tỉ USD.

Tần số 5G thực sự là “mỏ vàng” mang lại nguồn ngân sách không nhỏ cho chính quyền tại nhiều quốc gia. Tại Mỹ, chính quyền vào trung tuần tháng 3 này thu về gần 8 tỉ USD từ việc đấu giá tần số 5G cho các nhà mạng, trong đó Verizon và AT&T là đóng góp nhiều nhất. Trong khi trước đó, theo dự kiến của giới phân tích, tổng nguồn kinh phí thu về chỉ khoảng 4 tỉ USD từ việc đấu giá tần số này. Hồi trung tuần tháng 2, kết thúc đấu giá tần số 5G, Thái Lan thu về 100,52 tỉ Baht tương đương khoảng 3,2 tỉ USD với việc cấp 48 giấy phép cho các nhà mạng. Mạng 5G được triển khai trong năm 2020 tại Thái Lan được kì vọng sẽ mang về cho nền kinh tế thêm ít nhất 177 tỉ Baht, tương đương khoảng 1% GDP quốc gia Thái Lan.

Trên thế giới, Hàn Quốc là một trong vài quốc gia đầu tiên triển khai mạng 5G sớm nhất và cũng đưa vào thương mại hóa sớm nhất. Các nhà mạng SK Telecom, KT, LG U+... tại xứ sở kim chi đã phải chi tổng cộng 3,6183 nghìn tỉ Won, tương đương khoảng 3,3 tỉ USD cho việc đấu giá tần số, cao hơn khoảng 10% so với mức giá khởi điểm. 5G tại Hàn Quốc được thúc đẩy mạnh trước khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra khá lâu. Chính vì thế khi xảy ra dịch, hạ tầng 5G của Hàn Quốc đã sẵn sàng để hỗ trợ cho các hoạt động và nhu cầu kết nối di động tốc độ cao

Chính phủ Hàn Quốc cũng có kế hoạch đầu tư 80 tỉ USD để phát triển dịch vụ 5G. Các dự án phát triển dịch vụ hội tụ 5G gồm: Nhà máy thông minh, môi trường logistics/ sản xuất sử dụng vô tuyến 5G như: Lắp ráp bằng robot, cảng biển tự động hóa, xe tự hành, kiểm soát giao thông với sự hỗ trợ của công nghệ AI, thành phố thông minh, hỗ trợ thông tin liên lạc cho công tác cứu hộ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe với các tình huống khẩn cấp giữa xe cứu thương và bệnh viện... Tổ chức di động toàn cầu GSMA Intelligence cho biết, chỉ riêng Mỹ và Trung Quốc, trong ba năm 2019-2021, nhu cầu về vốn đầu tư vào mạng 5G và các dịch vụ liên quan đã lên đến 165 tỉ USD.

5G Việt Nam vẫn giữ nhịp

Việt Nam và Singapore cho tới thời điểm này vẫn đang được ghi nhận là hai trong số các quốc gia khu vực Đông Nam Á sớm triển khai 5G. Tính tới thời điểm ngày 10.3 vừa qua, MobiFone ghi tên là nhà mạng thứ hai (cùng với Viettel) tại Việt Nam thử nghiệm thành công 5G tại TPHCM  và các địa điểm đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép. Cũng theo nhà mạng này, những trạm phát sóng 5G đầu tiên đã được lắp đặt tại 4 thành phố lớn gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM với các dịch vụ dữ liệu tốc độ cao được thử nghiệm như cuộc gọi 3D qua mạng 5G, các trò chơi trực tuyến sử dụng băng thông siêu tốc độ như Cloud Gaming, ứng dụng tương tác thực tế ảo (AR, VR), thi đấu bóng bàn và bóng đá từ xa...

Báo cáo “5G tại Đông Nam Á” được Cisco công bố cho hay, dự báo tăng trưởng thuê bao 5G tại khu vực sẽ đạt 200 triệu vào năm 2025, trong đó Việt Nam đóng góp khoảng 6,3 triệu thuê bao - đứng thứ 6 trong số các quốc gia phát triển được nhiều thuê bao 5G vào thời điểm đó. Để đạt được con số này, các nhà mạng tại Việt Nam có nhu cầu vốn đầu tư từ 1,5-2,5 tỉ USD trong giai đoạn 2021-2025. Khoản đầu tư này được các chuyên gia cho rằng không quá lớn. Bởi cách đây 10 năm, khi Việt Nam triển khai công nghệ 3G, các nhà mạng cũng đã phải đầu tư đến khoảng 42.000 tỉ đồng, tương đương 2 tỉ USD. Cùng với các khoản đầu tư, báo cáo của Cisco cũng cho thấy, các nhà mạng Việt Nam có thể gia tăng doanh thu khoảng 300 triệu USD mỗi năm tính từ năm 2025 trở đi.

Hiện, các nhà mạng di động Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm 5G và chuẩn bị cho giai đoạn triển khai chính thức sau khi được đấu giá tần số và có giấy phép cung cấp dịch vụ 5G. Theo dự báo của một số tổ chức nước ngoài, 5G tại Việt Nam sẽ được chính thức thương mại hóa vào đầu năm 2021. Khi đó, các thiết bị đầu cuối 5G cũng phong phú hơn và có thể đã mở rộng ra đến những dòng smartphone tầm trung trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, một số nhà mạng Việt Nam mong muốn đẩy nhanh tiến độ hơn, thương mại hóa dịch vụ này ngay trong năm 2020 để cùng với đó thúc đẩy các dịch vụ Internet vạn vật - IoT (Internet of Things) phục vụ nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.

thế lâm
TIN LIÊN QUAN

UBND TPHCM khuyến nghị sử dụng dịch vụ công trực tuyến để phòng dịch

Thế Lâm |

Thông điệp này đã được Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM phát đi trưa ngày 20.3, truyền đạt lại sự chỉ đạo và khuyến nghị của UBND TPHCM đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về việc ưu tiên sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

TPHCM triển khai dạy học trực tuyến cho học sinh tiểu học

Anh Nhàn - Huyên Nguyễn |

Ở khối lớp 1, 2, 3, học sinh học môn Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ; ở khối 4, 5 là môn Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Khoa học và Địa lí.

Thiết bị 5G “Make in Vietnam” tìm đường hợp tác sản xuất và xuất khẩu

Thế Lâm |

Trong cuộc tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam – ông Park Noh-wan – mới đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đề cập tới mối quan hệ hợp tác hai chiều về thiết bị 5G: Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư, xuất khẩu sang Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

UBND TPHCM khuyến nghị sử dụng dịch vụ công trực tuyến để phòng dịch

Thế Lâm |

Thông điệp này đã được Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM phát đi trưa ngày 20.3, truyền đạt lại sự chỉ đạo và khuyến nghị của UBND TPHCM đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về việc ưu tiên sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

TPHCM triển khai dạy học trực tuyến cho học sinh tiểu học

Anh Nhàn - Huyên Nguyễn |

Ở khối lớp 1, 2, 3, học sinh học môn Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ; ở khối 4, 5 là môn Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Khoa học và Địa lí.

Thiết bị 5G “Make in Vietnam” tìm đường hợp tác sản xuất và xuất khẩu

Thế Lâm |

Trong cuộc tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam – ông Park Noh-wan – mới đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đề cập tới mối quan hệ hợp tác hai chiều về thiết bị 5G: Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư, xuất khẩu sang Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, xuất khẩu sang Hàn Quốc.