50 năm gánh trên vai những vết sẹo buồn

tâm lê |

Mỗi lần đến dịp kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sĩ 27.7, ông lại tủi phận khóc. Vợ ông năm nào cũng vui lòng góp quỹ thương binh của xã, nhưng người chồng thương binh thật của mình thì chưa bao giờ được nhận quà. Vết thương bom cắt, đạn xuyên vẫn còn đó, giấy chứng thương vẫn còn đó mà họ - người có trách nhiệm vẫn chưa công nhận quyền làm thương binh của ông.

Cùng “Quả đấm thép” diệt địch ở núi Dương Đế

Cựu binh Lê Văn Đại, ở xóm Nội, xã Phong Vân (Ba Vì, Hà Nội), nhập ngũ và tham gia chiến đấu ở mặt trận Quảng Nam năm 1966, cùng năm đó ông bị thương nặng và buộc phải rời quân ngũ. Tuy nhiên, đến nay ông Đại vẫn không được công nhận là thương binh dù nhiều lần làm hồ sơ xét duyệt đầy đủ.

Chúng tôi có mặt tại ngôi nhà cũ bên sườn đồi của gia đình ông. Cái lạnh cắt da của thời tiết thi thoảng lại “quật ngã” người cựu binh tuổi cận bát tuần, bởi vết thương sâu ở cổ và bả vai gây ra.

“Đơn vị chúng tôi là Trung Đoàn 31, thuộc Sư Đoàn 2 quân giải phóng miền Trung Trung Bộ. Trước lúc lên đường vào Nam, Trung đoàn được mệnh danh là Trung đoàn thép (Quả Đấm Thép), được đồng chí Sư đoàn trưởng Sùng Lãm đến động viên lên đường với quyết tâm: Quả Đấm Thép phải đánh cho thật trúng, thật chắc, đã xuất quân là phải chiến thắng.

Tháng 1.1966, Trung đoàn chúng tôi lên đường, ròng rã đi bộ, sốt rét rừng nhiều đến độ số quân chết nhiều như ngoài chiến trận. Đến tháng 6.1966, nghĩa là nửa năm sau mới tới huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Trung đoàn “Quả Đấm Thép”, đánh mở màn vào cứ điểm núi Dương Đế, còn có tên là Núi Vú hay cao điểm 504, thuộc xã Phước Tiên, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Là một cứ điểm rất lợi hại”.

“Trong trận giáp lá cà này, tất cả diễn ra như một thước phim hành động gay cấn, cho tới khi tôi trúng đạn ngã xuống công sự của địch và ngất đi sau đó”.

Trong hồi ký của ông, trong trận này vì đêm tối quân ta phải buộc dây màu trắng ở cánh tay để nhận dạng nhau. Người trước ngã xuống, người sau nhặt súng, lựu đạn tiến lên. Có người trúng đạn khi đang buộc vết thương cho đồng đội, và có hình ảnh những “Bế Văn Đàn” trong trận chiến này:

“Đồng chí Nguyễn Tiến Nhanh quê ở Hà Tây trúng đạn ngã xuống, miệng còn hô: Các đồng chí hãy tiến lên. Tiếp đó, đồng chí Trụ quê ở Hưng Yên cũng hô: Các đồng chí anh dũng tiến lên trả thù cho đồng chí Nhanh.

Chúng tôi xốc tới tiến sâu vào trận địa, mặc cho đạn, pháo, bom, khói bay mịt mù. Bọn Mỹ nhiều tên chết tại hố công sự, xác đè lên lổng chổng những lon thịt hộp và sữa bò... Đồng chí Hý đang nằm ngửa thở, miệng còn hô: Các đồng chí hãy tiến lên, Bác Hồ muôn năm, rồi tắt thở”...

Ông Đại và vết thương chằng chịt ở vai và cổ.
Ông Đại và vết thương chằng chịt ở vai và cổ.

Gọi tên đồng đội để mong tìm nhau

Cựu binh Lê Văn Đại nhớ lại: “Cùng đơn vị với tôi có anh Nguyễn Văn Vinh rất hay hát, anh ấy quê ở Hải Dương; anh Bổng người Hà Nội, ở phố Lò Đúc thì rất vui tính; anh Nguyễn Ngọc Thắm ở Phú Xuyên, nay là Hà Nội; rồi anh Hào ở Mỹ Đức, giờ cũng là Hà Nội; anh Trụ ở Hưng Yên nữa...”. Việc gọi tên những đồng đội đã sinh tử cùng nhau này, ông Đại hy vọng đồng đội nào còn sống sẽ nhận ra nhau.

Ông Đại bị trúng đạn thương nặng và việc may mắn thoát ra bên ngoài như một kỳ tích: “Sau khi hạ được một tên địch bắn tỉa và ném lựu đạn vào ổ súng của địch khiến chúng câm họng, tôi lại lăn ba vòng sang phải để tránh đạn của giặc, bỗng dưng người tôi hẫng đi, lạnh toát, vai trái như không còn, máu ở cổ, ở vai chảy ra nóng ran ướt hết áo. Đồng chí Phiền y tá chạy tới, kéo tôi xuống công sự trống của địch để tránh đạn, rồi cầm súng và lựu đạn của tôi xông lên chiến đấu tiếp. Hang ổ cuối cùng của địch đã bị tiêu diệt...”.

Máu chảy từ vết thương quá nhiều, ông Đại ngất và tỉnh lại vào ngày hôm sau dưới lòng công sự của địch. Lúc này trận địa đã im tiếng súng, quân hai bên cũng đã rút hết, ông lần theo công sự đến được một con suối đã cạn. Con suối dẫn ông xa mãi, vật lộn với vết thương túa máu, cuối cùng ông may mắn gặp được một gia đình đang sinh sống ở ven suối. Họ đã che chở và tìm cách đưa ông quay trở lại đơn vị. Ông được điều trị vết thương, giữ được tính mạng, nhưng “bị loại” ra khỏi cuộc chiến vì không đủ sức khỏe.

Ông Đại trầm ngâm: “Không được chiến đấu nữa lúc ấy tôi buồn lắm, vì mình đi bộ vượt đèo mấy tháng trời mới vào tới chiến trường, vừa đánh nhau được một trận đã phải dừng. Lúc ấy đang hào hứng lắm, nhớ ngày nhập ngũ bị thiếu chiều cao, cân nặng, tôi phải tìm cách “ăn gian” để được vào đơn vị, hồi đó tôi chỉ cao 1m49, nặng 46kg thôi”.

Buộc phải ngừng chiến đấu vì vết thương quá nặng, sau khi điều trị ở CK140 và Đơn vị Đồng Làng ở huyện Quế Sơn (Quảng Nam), tháng 3.1968 ông Đại được chuyển ra Bắc để điều trị.

Không nhìn người, chỉ nhìn... giấy

Trở về quê nhà, nhiều năm vết thương của ông Đại vẫn sưng tấy, nhức buốt lên đỉnh đầu. Sức khỏe của ông giảm hơn một nửa, theo nhận xét của người thân trong gia đình, ông gầy còm và hay ốm vặt. Nhưng một điều mà ai cũng thấy lạ lùng, đến nay, ở cái tuổi gần đất xa trời mà ông Đại vẫn chưa được nhận một chế độ nào về thương tật cho những mất mát ông đã cống hiến.

Bày ra tất cả giấy tờ đã úa màu thời gian, gồm giấy chứng thương, bệnh án của Quân y viện Quảng Nam cấp vẫn còn dấu đỏ, cả những đơn từ đã được Chủ tịch huyện Ba Vì ký tên đề nghị khám và xếp hạng thương tật, giọng ông buồn rầu: Nhà báo ơi, lần nào tôi cũng đem tất cả giấy này đi hỏi anh cán bộ phụ trách chính sách của xã, nhưng họ vẫn nói là không đủ điều kiện xác nhận, tôi chìa cả vai, cả cổ vết đạn bắn nát ra mà họ vẫn không công nhận, họ cũng không giải thích là vì sao lại không công nhận...

Việc ông Đại cho đến bây giờ vẫn không có chế độ thương binh, khiến nhiều bà thôn xóm bất bình. Chúng tôi gọi điện cho nguyên cán bộ xã, là lãnh đạo thời ông Đại nhập ngũ. Chính vị lãnh đạo này khẳng định, đã trực tiếp làm lễ tiễn quân, đưa ông Đại từ xã xuống huyện để vào chiến trường. Khi ông Đại trở về làm giấy tờ thì vị cán bộ này đã về hưu, ông cũng bất ngờ về việc ông Đại chưa được chế độ gì, đồng thời sẵn sàng đi cùng phóng viên để đối thoại cho ra nhẽ.

Bà Hà Thị Lối, vợ ông Đại cho biết: “Tôi sinh thằng con đầu lòng, ông nhà tôi vẫn còn được xã ưu tiên bán thóc lúa cho mà ăn, rồi đến ngày Thương binh Liệt sỹ còn được tặng khăn mặt và cân đường. Sau năm 1973, họ làm giấy tờ thủ tục, bảo ông ấy thiếu giấy gì đấy rồi cắt tiêu chuẩn”.

Cậu con trai út Lê Văn Hiển giải thích thêm: “Đó là cái giấy chứng nhận thương binh 3/5 (khi đó chỉ quy định 5 loại thương binh) của bố tôi, họ chỉ ký chứ không có dấu đỏ của đơn vị. Khi làm thủ tục ra Bắc, họ không đóng dấu mà kẹp giấy tờ đưa cho ông, về kiểm tra lại thì mới ra cơ sự vậy”. “Họ nhìn giấy chứ không nhìn người...”, một cụ bà sống ngay cạnh nhà ông Đại bức xúc. Tháng ngày ông Đại bốc thuốc trị bệnh cứu người, rồi làm thơ. Với câu chuyện không thể thật hơn về cuộc chiến đấu của ông cùng đồng đội, về vết thương chồng chéo mà ông đang mang trên mình, với bệnh án số hiệu đỏ của Quân y viện, thì hồ sơ xét duyệt thương binh của ông Đại cần được xem xét lại, cần thực hiện chế độ mà đáng ra ông đã được hưởng từ lâu.

Năm 1981, ông Đại đã làm đơn xin khám thương tật có dấu xác nhận của cơ quan. Đơn này kèm Giấy chứng nhận thương tật, giấy chuyển thương ra Bắc của Ban thương binh tỉnh Quảng Nam gửi Cục tổ chức chính trị (số 1087). Đơn đề nghị này đã được lãnh đạo UBND huyện xét duyệt với nội dung: Căn cứ đơn đề nghị khám thương tật của anh Đại, văn phòng UBND huyện Ba Vì đề nghị Sở TBXH xét và giám định xếp hạng thương tật. Thay mặt văn phòng UBND huyện Ba Vì, ngày 27.5.1982 đóng dấu, ký tên Trần Văn Quy.

Giấy chứng thương của ông năm 1968 do bệnh viện Quân y Quảng Nam cấp, có số hiệu đỏ.
Giấy chứng thương của ông năm 1968 do bệnh viện Quân y Quảng Nam cấp, có số hiệu đỏ.

Năm 2014, ông Đại tiếp tục làm đơn xin lập hồ sơ thương binh gửi UBND xã Phong Vân, được Chủ tịch xã bấy giờ là ông Lê Văn Cường ký xét duyệt với nội dung sau: Chuyển đồng chí Thư (phụ trách công tác TBXH xã) xem xét hướng dẫn theo quy định.

tâm lê
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.