34 năm sự kiện Gạc Ma: Thay Mẹ, giữ những kỷ vật cho các anh

Thanh Hải |

Đã 34 năm kể từ ngày 64 liệt sĩ hy sinh trong sự kiện bảo vệ đảo đá Gạc Ma - 14.3.1988, nhưng những câu chuyện kể về các anh, những kỷ vật "biết nói" mà các anh để lại vẫn mãi là những bản hùng ca về lòng yêu Tổ quốc.

Có một không gian đầy cảm xúc

Một trong những không gian gây nhiều xúc động tại Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma ở Cam Ranh, Khánh Hòa đó là "bảo tàng" Gạc Ma. Tuy chỉ là một tầng bán hầm, phía dưới khu Tượng đài "Những người nằm lại phía chân trời", nhưng đó là không gian mà du khách và thân nhân những gia đình liệt sĩ dừng chân lâu nhất. Ở đó, ngoài bức tường treo di ảnh của 64 liệt sĩ, còn có một bảo tàng thu nhỏ với nhiều kỷ vật để lại của những người đã hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma 1988.

Thực ra, trong bản vẽ thiết kế đầu tiên của Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma hoàn toàn không có bảo tàng. Hạng mục này chỉ phát sinh khi Báo Lao Động đề xuất với Tổng LĐLĐVN trong quá trình xây dựng. Đó là khi chuẩn bị các nội dung cho chương trình giao lưu "Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa" do Báo Lao Động chủ trì, các nhà báo ở mọi miền đất nước đã tiếp cận với thân nhân các gia đình liệt sĩ để tìm hiểu, viết bài. Chúng tôi đã phát hiện, bên cạnh những câu chuyện bi hùng về các anh của những người cha, người mẹ, thì họ còn giữ rất nhiều các kỷ vật của các anh mà đơn vị đã chuyển lại cho gia đình. Dù chỉ là chiếc balô, đôi dép rọ nhựa, chiếc áo hải quân... hay là lá thư gửi cho mẹ trước ngày hy sinh, nhưng tất cả đó là những câu chuyện sinh động nhất để "kể" về cuộc chiến, kể về đức hy sinh của những chiến sĩ Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam.

Mẹ đã hết mỏi mòn ngóng trông con

Tôi còn nhớ rất rõ câu chuyện xin kỷ vật - chiếc balô của liệt sĩ Nguyễn Bá Cường, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Bao lần về quê anh, vẫn con đường làng quạnh vắng, quanh co ẩn mình sau luỹ tre, vẫn cánh đồng mướt xanh, mang dáng tảo tần... Cảnh sắc quê hương dường như chưa từng thay đổi trong tâm trí người mẹ của anh - bà Trương Thị Ngò. Bà vẫn ngồi đó, đôi mắt chăm chăm nhìn xa hút nơi cuối đường làng, ngóng trông. Hơn 30 năm rồi, niềm hy vọng, chờ đợt sự trở về của thằng con trai út chưa bao giờ nguôi ngoai trong bà, dẫu bây giờ, "sự trở về" ấy của liệt sĩ Nguyễn Bá Cường - con bà cũng chỉ là tin vui: Tìm được một phần thi thể...

Liệt sĩ Nguyễn Bá Cường - người con của Quảng Nam đã vĩnh viễn nằm lại với biển Đông, trên đảo đá Gạc Ma từ 14.3.1988. Tháng giêng rộn ràng lễ hội, tưng bừng sắc xuân, ở miền quê Điện Bàn cũng là thời điểm nông nhàn, nên khắp nẻo đường làng vẫn rộn vui những hội hè. Nhưng với gia đình mẹ liệt sĩ Trương Thị Ngò, Điện Thắng Trung thì luôn ngược lại.

Tháng 3 năm 2014, lần đầu tiên tôi ghé thăm, mẹ Ngò đã ở tuổi 87. Bà không nhớ nổi tôi là lượt nhà báo thứ bao nhiêu đến hỏi chuyện mà bà đã tiếp kể từ sau năm 1988 - ngày liệt sĩ Cường hy sinh tại Gạc Ma, Trường Sa. Nhưng bà vẫn rất vui mỗi lần có khách đến thăm hỏi dịp này. Dường như bà luôn mong chờ có người để tâm sự, chia sẻ, những mong sẽ vơi đi phần nào nỗi khắc khoải chờ con.

Từ ngày bố liệt sĩ Cường - ông Nguyễn Bá Ngưu mất, mẹ Ngò sống một mình trong căn nhà quạnh vắng này. Bà rất vui khi nhắc đến liệt sĩ Cường, nhưng lại khóc như bao lần kể chuyện khác, cứ như mỗi lần nhắc về anh là như chạm đến vết thương chưa bao giờ lành trong bà.

Giọng bà chậm rãi, nhưng rành rọt, chi tiết đến bất ngờ ở tuổi cổ lai hy: "Cường nó chết ở Trường Sa như là định mệnh. Tôi có 3 thằng con trai. Nó là út. Hai anh đầu đều là lính chiến. Anh cả Nguyễn Bá Xuân tham gia chiến trường Campuchia đến 5 năm, anh thứ 2 - Nguyễn Bá Hùng cũng nhập ngũ từ 1976 ở mặt trận Tây Nguyên, rồi ở lại học sĩ quan, theo binh nghiệp.

Hùng còn là thương binh nặng, bởi vậy, ngày Cường đăng ký đi khám, rồi trúng nghĩa vụ quân sự, các chú các anh từ xã đội đến huyện đội và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đều hỏi thăm ý kiến của cha mẹ. Luật không buộc đứa con thứ 3 phải nhập ngũ. Tôi thì tất nhiên là không muốn thằng con út xa mình, để rồi lại biền biệt đời lính như 2 thằng anh nó. Nhưng Cường lại yêu thích con đường mà các anh nó đã đi trước, cứ nằng nặc đòi nhập ngũ.

Năm 1983 anh Cường nhập ngũ. Hơn 1 năm ở Tiểu đoàn 73 Non Nước, Đà Nẵng, dẫu sao cũng là được gần nhà. Nhưng ngay sau đó nó thi đậu vào Học viện Hải Quân ở Nha Trang thì xa lắm, có khi hơn 1 năm mới tranh thủ về thăm mẹ. Đầu năm 1988 thì mãn hoá học, các bạn trang lứa đã ra trường, về lại quê hương, nhưng Cường viết thư về cho nhà, xin ở lại học để lấy bằng hoa tiêu quốc tế. Nó nói, sĩ quan hoa tiêu vốn đã ít người, có bằng quốc tế lại càng hiếm nên quyết theo đuổi. Cũng vì ở lại học tiếp nên Cường mới tham gia chuyến ra Trường Sa lần đó, rồi mãi không về với tôi..." - Mẹ Ngò kể.

Những kỷ vật cũ, dăm chiếc quần áo lính... hành trang đơn sơ của liệt sĩ Cường mà đơn vị gửi về cho mẹ Ngò trong chiếc rương cũ đã trở thành báu vật đối với bà. Nhưng rồi, khi chúng tôi thuyết phục về ý tưởng lưu giữ kỷ vật của các anh tại bảo tàng thì mẹ đã đồng ý.

Bây giờ thì mẹ Ngò không còn ngồi nhìn ra ngõ nữa, bà đã về với tổ tiên. Nhưng từ sau năm 2017 - khi Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma được khánh thành, mẹ đã yên lòng vì tin rằng con mình đã về với đất liền, ở lại với đồng đội nơi được hương khói, tưởng nhớ suốt đời. Và chiếc ba lô - kỷ vật của liệt sĩ Cường - giờ đã là tài sản chung tại bảo tàng nơi đây.

Không chỉ là chiếc áo lính

Cũng giống mẹ Ngò ở Điện Bàn, bà Lê Thị Muộn ở Đà Nẵng - mẹ của liệt sĩ Phan Văn Sự (sinh năm 1968), là một trong 64 chiến sĩ đã hy sinh ở trận chiến Gạc Ma cũng yêu quý và giữ một kỷ vật của con trai như là báu vật. Đó là chiếc áo mà liệt sĩ Phan Văn Sự mặc khi còn làm nhiệm vụ ở đất liền trong năm đầu nhập ngũ. Trong chuyến đi Trường Sa, liệt sĩ Phan Văn Sự để chiếc áo này ở đơn vị và sau đó được giao lại cho gia đình.

Chiếc áo của liệt sĩ Sự được mẹ Muộn và gia đình gửi tặng Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng Lao Động để trưng bày tại đây. Ảnh: TTH
Chiếc áo của liệt sĩ Sự được mẹ Muộn và gia đình gửi tặng Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng Lao Động để trưng bày tại đây. Ảnh: TTH

Năm 2008, khi một tàu cá của ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi tìm được hài cốt của 4 chiến sĩ trên tàu HQ604, Bộ Quốc Phòng, Hải quân vùng 4 đã tìm đến từng nhà của 64 liệt sĩ xin mẫu AND để xét nghiệm, định danh liệt sĩ, bao người mẹ, người cha liệt sĩ đã rất hy vọng. Nhưng rồi chỉ có 4 gia đình may mắn. Mẹ Ngò, Mẹ Muộn... chỉ nhận được những kỷ vật mà các anh để lại đơn vị, và bây giờ được trao lại gia đình như một sự an ủi, động viên.

Kể từ ngày có chiếc áo của con trai, bà Muộn như cảm thấy người con đã được về với gia đình. Bà giấu kỹ dưới chiếc gối nằm của mình. Những ngày nhớ thương con, bà mang chiếc áo ấy ra sờ soạng, ngắm nghía, rồi lặng lẽ khóc thầm trong nhớ thương. Rồi một ngày, mẹ Muộn đã đem chiếc áo ấy của liệt sĩ Sự cắt ra, tự khâu vá lại cho vừa vẹn với mình, để khi buồn hoặc đến ngày giỗ kỵ, bà lại khoác lên mình chiếc áo lính đó cho vơi bớt nỗi nhớ thương con...

Câu chuyện thầm kín của mẹ sau đó được báo chí phát hiện khi đến thăm gia đình dịp 14.3.2013. Và khi gần hoàn thiện Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, chúng tôi đã đến thắp hương cho liệt sĩ Sự, thuyết phục mẹ Muộn và gia đình để xin chiếc áo ấy về đặt trang trọng trong bảo tàng của Khu tưởng niệm.

Bây giờ mẹ muộn cũng không còn, nhưng chiếc áo lính đầy bi hùng của người con trai mẹ cùng câu chuyện cảm động đó sẽ còn lưu mãi với thời gian. Những kỷ vật đơn sơ, đôi khi có phần riêng tư, nhưng giờ đã là câu chuyện chung, kể về một lớp người anh hùng đầy cảm động. Họ đã hy sinh cho Tổ quốc thì sẽ được ghi tạc vào lịch sử, được nhắc mãi như những bản hùng ca về lòng yêu nước. Đồng thời cũng nhắc nhở về giá trị của hòa bình, sự thiêng liêng quý giá của từng tấc đất của Tổ quốc mà các anh đã hy sinh để bảo vệ.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

34 năm sự kiện Gạc Ma: Điểm hẹn tháng 3 và đức hy sinh, lòng yêu nước

Thanh Hải - Thanh Thúy |

Kể từ tháng 3.2017 đến nay, với nhiều cựu binh Trường Sa, thân nhân các gia đình liệt sĩ Gạc Ma luôn có một lời ước hẹn cùng về Khánh Hòa, về lại nơi ra đi 34 năm trước đế cùng tưởng nhớ đồng đội đã nằm lại phía chân trời…

Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma mở cửa trong ngày Thương binh liệt sĩ

Phương Linh |

Kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ, Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) hôm nay mở cửa đón thân nhân, các đơn vị đoàn thể vào dâng hương tưởng nhớ.

Dựng mô hình tàu HQ-604, tưởng niệm 64 liệt sĩ hi sinh bảo vệ Gạc Ma

Hữu Long |

Để tưởng niệm 64 chiến sĩ đã anh dũng hi sinh bảo vệ đảo Gạc Ma – quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Ban liên lạc bộ đội Trường Sa Đà Nẵng dựng mô hình con tàu, với số hiệu là HQ–604, cùng với danh sách của các liệt sĩ.

Nhiều đoàn thể, thân nhân dâng hương tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma

Nhiệt Băng |

Sáng 14.3, nhiều cơ quan, đoàn thể, thân nhân tiếp tục đến Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (do Tổng Liên đoàn Lao động VN phát động xây dựng) đặt vòng hoa, dâng hương tưởng nhớ những người lính anh hùng.

33 năm sự kiện Gạc Ma: Hồi ức về "những người nằm lại phía chân trời”

Phạm Dung - Tuấn Anh- Hoàng Hà |

Cách đây 33 năm, ngày 14.3.1988, tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, 64 chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu và anh dũng hy sinh trong cuộc chiến không cân sức. Nơi “những người nằm lại phía chân trời” là đồi cát tuyệt đẹp, là trong trái tim của người dân Việt Nam như một biểu tượng tinh thần yêu nước, ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm và cũng là lời nhắc nhở đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ.

Cô gái Singapore sốc khi nhờ AI lên kế hoạch du lịch Việt Nam

Thúy Ngọc |

Melissa Tan sử dụng Notion AI để lên kế hoạch chuyến du lịch Việt Nam một mình trong 12 ngày, bắt đầu từ Hà Nội. Kết quả khiến cô sững sờ.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đà Nẵng: Kẻ gian đập phá trụ ATM ngân hàng trộm tiền giữa phố

Mai Hương |

Chiều 23.3, nhân viên Ngân hàng Thương mại CP Đông Á phát hiện trụ ATM trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị kẻ gian đập phá.

34 năm sự kiện Gạc Ma: Điểm hẹn tháng 3 và đức hy sinh, lòng yêu nước

Thanh Hải - Thanh Thúy |

Kể từ tháng 3.2017 đến nay, với nhiều cựu binh Trường Sa, thân nhân các gia đình liệt sĩ Gạc Ma luôn có một lời ước hẹn cùng về Khánh Hòa, về lại nơi ra đi 34 năm trước đế cùng tưởng nhớ đồng đội đã nằm lại phía chân trời…

Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma mở cửa trong ngày Thương binh liệt sĩ

Phương Linh |

Kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ, Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) hôm nay mở cửa đón thân nhân, các đơn vị đoàn thể vào dâng hương tưởng nhớ.

Dựng mô hình tàu HQ-604, tưởng niệm 64 liệt sĩ hi sinh bảo vệ Gạc Ma

Hữu Long |

Để tưởng niệm 64 chiến sĩ đã anh dũng hi sinh bảo vệ đảo Gạc Ma – quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Ban liên lạc bộ đội Trường Sa Đà Nẵng dựng mô hình con tàu, với số hiệu là HQ–604, cùng với danh sách của các liệt sĩ.

Nhiều đoàn thể, thân nhân dâng hương tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma

Nhiệt Băng |

Sáng 14.3, nhiều cơ quan, đoàn thể, thân nhân tiếp tục đến Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (do Tổng Liên đoàn Lao động VN phát động xây dựng) đặt vòng hoa, dâng hương tưởng nhớ những người lính anh hùng.

33 năm sự kiện Gạc Ma: Hồi ức về "những người nằm lại phía chân trời”

Phạm Dung - Tuấn Anh- Hoàng Hà |

Cách đây 33 năm, ngày 14.3.1988, tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, 64 chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu và anh dũng hy sinh trong cuộc chiến không cân sức. Nơi “những người nằm lại phía chân trời” là đồi cát tuyệt đẹp, là trong trái tim của người dân Việt Nam như một biểu tượng tinh thần yêu nước, ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm và cũng là lời nhắc nhở đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ.