101 giải pháp quyết liệt phòng chống COVID-19 trên thế giới

Gia Minh |

Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và hoành hành trên khắp thế giới. Do đó, rất nhiều nước buộc phải áp dụng các giải pháp phòng chống COVID-19 một cách quyết liệt. Nhiều biện pháp khẩn cấp được áp dụng trên toàn cầu.

"4 tại chỗ" và cách ly hiệu quả

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) và nhiều tổ chức, chuyên gia thế giới đánh giá cao những nỗ lực và kết quả của Việt Nam trong phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, phương châm "4 tại chỗ” và nguyên tắc cách ly "đặc biệt" của Việt Nam đã mang lại kết quả bước đầu tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.

"4 tại chỗ" (điều trị tại chỗ, nguồn lực tại chỗ, cách ly tại chỗ và vật tư tại chỗ) được WHO đánh giá rất cao, thay vì chuyển bệnh nhân từ tuyến dưới lên tuyến trên, điều trị ngay tại cơ sở, không phải vận chuyển, lại có đội phản ứng tại chỗ. Để đạt được điều đó phải có sự đầu tư từ sớm, nâng cao năng lực cho tuyến dưới, giảm thiểu gánh nặng cho tuyến trên.

Nhân viên bệnh viện làm việc trong một chiếc lều dã chiến được thiết lập bên ngoài Bệnh viện Brescia ở Lombardy, Italia hôm 13.3. Ảnh: CNN/ AFP/ Getty Images
Nhân viên bệnh viện làm việc trong một chiếc lều dã chiến được thiết lập bên ngoài Bệnh viện Brescia ở Lombardy, Italia hôm 13.3. Ảnh: CNN/ AFP/ Getty Images

Và thành công nhất của Việt Nam là cách ly hiệu quả. Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế - cho biết: Việc cách ly y tế của Việt Nam đặc biệt hơn so với một số nước khác. Ví dụ, một số nước cách ly tại nhà với trường hợp tiếp xúc gần. Nhưng ở Việt Nam, các trường hợp tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gần là tiến hành cách ly tại cơ sở. Gia đình người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 có nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc từ bề mặt, từ đồ dùng chung cũng được cách ly tập trung.

Điều phối viên Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra cho biết, Liên Hợp Quốc đã sử dụng kinh nghiệm giai đoạn đầu của Việt Nam để chia sẻ với các nước trên thế giới.

Những người tham gia míttinh với khẩu hiệu “Diễu hành yêu thương thời COVID-19” tại Managua hôm 14.3. Ảnh: CNN/AFP/ Getty Images
Những người tham gia míttinh với khẩu hiệu “Diễu hành yêu thương thời COVID-19” tại Managua hôm 14.3. Ảnh: CNN/AFP/ Getty Images

Những nỗ lực "ấn tượng"

Trong cuộc chiến chống dịch do virus SARS-CoV-2 gây ra, đến nay, Trung Quốc đại lục vẫn là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với tổng số ca nhiễm bệnh và số ca tử vong luôn cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng, số ca mắc COVID-19 ở Trung Quốc đã giảm đáng kể sau những nỗ lực "ấn tượng" của Bắc Kinh trong việc kiềm chế SARS-CoV-2, theo Tân Hoa xã.

Trước tiên là công tác giám sát, báo cáo và cập nhật tình hình dịch bệnh. Đồng thời, Trung Quốc xây dựng các kế hoạch cụ thể nhằm tăng cường chẩn đoán, giám sát và thống kê diễn biến dịch. Tiếp đó, gói biện pháp tăng cường kiểm soát đi lại và cách ly đã được thực thi.

Nhân viên y tế đi đến khu vực cách ly khử trùng tại Bệnh viện Đại học Keimyung ở Daegu (Hàn Quốc). Ảnh: CNN/ AFP/ Getty Images
Nhân viên y tế đi đến khu vực cách ly khử trùng tại Bệnh viện Đại học Keimyung ở Daegu (Hàn Quốc). Ảnh: CNN/ AFP/ Getty Images

Hệ thống thẻ khai báo sức khỏe đã được triển khai tại mọi cửa ngõ ra, vào các thành phố và nhiệt độ của tất cả người ra, vào các địa phương được theo dõi chặt chẽ. Các Sở Giao thông vận tải thiết lập hàng nghìn trạm kiểm tra sức khỏe và kiểm dịch tại các khu dịch vụ quốc gia cũng như lối ra, vào tại các nhà ga, bến cảng. Mọi công dân đều phải đeo khẩu trang khi xuất hiện tại nơi công cộng.

Tỉnh Hồ Bắc - nơi dịch bệnh bùng phát mạnh nhất - đã triển khai các biện pháp kiểm soát gắt gao nhất, kể cả tạm dừng toàn bộ hệ thống giao thông công cộng trong đô thị bao gồm tàu điện ngầm, phà và xe khách đường dài. Quyết liệt hơn cả là quyết định phong tỏa tỉnh Hồ Bắc "nội bất xuất, ngoại bất nhập".

Các nhà khoa học Đức đang nỗ lực tìm ra vaccine phòng chống COVID-19. Ảnh: CNN/Getty Images
Các nhà khoa học Đức đang nỗ lực tìm ra vaccine phòng chống COVID-19. Ảnh: CNN/Getty Images

Một biện pháp hết sức quan trọng khác chính là công tác điều trị bệnh. Đối với các bệnh nhân nặng hoặc nguy kịch, nhà chức trách y tế Trung Quốc áp dụng nguyên tắc "4 tập trung" gồm: Tập trung các bệnh nhân, tập trung các chuyên gia y tế, tập trung các nguồn lực và tập trung điều trị trong các cơ sở y tế đặc biệt.

Biện pháp quan trọng tiếp theo là công tác điều tra dịch tễ và quản lý tiếp xúc gần. Giải pháp hạn chế tụ họp đông người, kiểm dịch nghiêm ngặt ở nơi công cộng cũng được áp dụng quyết liệt với quy mô quốc gia. Các doanh nghiệp và tổ chức trì hoãn thời gian làm việc trở lại, hoặc tổ chức làm việc trực tuyến.

Và không thể không nhắc đến biện pháp huy động sức mạnh của cộng đồng trong công tác điều trị, chăm sóc y tế.

Áo tăng cường hạn chế việc di chuyển. Trong ảnh: Cảnh sát chặn đường một chiếc xe buýt khi tài xế định lái ra khỏi Paznauntal khi thị trấn của St. Anton am Arlberg ở Paznauntal bị cách ly. Ảnh: CNN/ AP
Áo tăng cường hạn chế việc di chuyển. Trong ảnh: Cảnh sát chặn đường một chiếc xe buýt khi tài xế định lái ra khỏi Paznauntal khi thị trấn của St. Anton am Arlberg ở Paznauntal bị cách ly. Ảnh: CNN/ AP

Nay, các bộ ngành, địa phương của Trung Quốc vừa thông qua nhiều quy định mới nhằm ngăn ngừa dịch COVID-19 lây ngược từ các ổ dịch trên thế giới. Số vụ giấu giếm hoặc khai sai thông tin đi ra nước ngoài và bị mắc bệnh COVID-19 ngày càng gia tăng buộc 5 bộ ngành của Trung Quốc phải thông qua một văn bản liên bộ về việc tăng cường kiểm dịch nhập cảnh và nghiêm trị các hình thức phạm tội liên quan đến kiểm dịch y tế. Đáng chú ý, trong số 6 tội danh được liệt kê có việc từ chối yêu cầu của hải quan về điền thông tin sức khỏe và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, như đo thân nhiệt, lấy mẫu, cách ly, điền thông tin sai sự thật để giấu dịch... Hiện Trung Quốc cũng đã khuyến cáo người dân hạn chế ra ngước ngoài, đặc biệt là những quốc gia có dịch bùng phát mạnh trên thế giới.

Chú trọng minh bạch thông tin, sự hợp tác của cộng đồng

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chỉ định thành phố Daegu và khu vực xung quanh tỉnh Gyeongsang là "khu vực thảm họa đặc biệt". Trong tuyên bố này, tổng thống cho phép chính phủ cung cấp hỗ trợ hành chính, tài chính và y tế để tiến hành các biện pháp khẩn cấp, cứu trợ thảm họa và khắc phục thiệt hại do COVID-19 gây ra.

Bên cạnh đó, thay vì phong tỏa diện rộng, Hàn Quốc chú trọng sự minh bạch thông tin và hướng tới sự hợp tác của cộng đồng. Việc thu thập khối lượng dữ liệu lớn cũng giúp nhà chức trách Hàn Quốc có thể xác định nhanh những ổ dịch, từ đó tập trung triển khai công tác cách ly cũng như tẩy trùng hợp lý.

Họ cũng gửi tới người dân các tin nhắn cảnh báo để thông tin kịp thời về các lộ trình di chuyển đã có của những người bệnh đã xác định liên quan khu vực sống của họ.

Chính việc thu thập được thông tin đầy đủ và làm xét nghiệm rộng khắp, chính quyền Hàn Quốc cũng có những dữ liệu đáng tin cậy hơn về tỉ lệ tử vong của bệnh COVID-19. Trong khi ở Italia, tỉ lệ này là 5% thì ở Hàn Quốc chỉ là 0,8%.

Chính quyền Hàn Quốc cũng tập trung áp dụng biện pháp cách ly y tế bắt buộc với những người đã mắc bệnh và những người có tiếp xúc gần với họ. Đồng thời, nhà chức trách khuyến cáo người dân nên ở trong nhà, tránh các sự kiện đông người, đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp giữ vệ sinh cá nhân cần thiết.

Do đó, đến nay, đà lây lan của virus SARS-CoV-2 được ngăn chặn khá hữu hiệu. Mặc dù vẫn còn nhiều điều chưa thể chắc chắn lúc này, song với những hiệu quả trông thấy từ thực tiễn, ngày càng nhiều chuyên gia y tế cộng đồng quốc tế đánh giá cao phương pháp xử lý dịch COVID-19 của Hàn Quốc.

Triển khai những biện pháp cực đoan

Khi dịch bệnh lây lan với tốc độ choáng váng, ví dụ chỉ trong vòng 24 giờ ngày 8.3, đã có thêm 133 người chết và 1.500 ca nhiễm mới, Italia buộc phải triển khai những biện pháp cực đoan hơn. Những biện pháp chống dịch cực đoan giống như những gì chính quyền Trung Quốc từng phải áp dụng với Hồ Bắc và nhiều địa phương khác.

Cụ thể, chính quyền Italia đã áp dụng biện pháp phong tỏa toàn quốc. Một người nào đó trong chính phủ Italia làm rò rỉ tài liệu còn cho thấy các kế hoạch cách ly y tế một nửa đất nước.

"Ngay bây giờ, chúng ta cần thay đổi thói quen của mình" - Thủ tướng Italia Giuseppe Conte phát biểu trong cuộc họp báo bất thường vào tối 9.3. Thủ tướng Conte cho biết, toàn bộ Italia với dân số hơn 60 triệu người sẽ trở thành khu vực được bảo vệ. Theo quyết định này, ở Italia, các trường học sẽ bị đóng cửa trên toàn quốc. Tất cả sự kiện công cộng sẽ bị hủy bỏ. Người dân Italia  không được phép di chuyển mà không có lý do về công việc hoặc y tế cho tới ngày 3.4. Hiện, số ca mắc của Italia cao thứ hai trên toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc đại lục.

Lệnh phong tỏa, cách ly chống dịch của Italia rất nghiêm khắc. Bất cứ ai không tuân thủ quy định cách ly y tế sẽ đối mặt với 3 tháng tù. Các nhà hàng cũng buộc phải đóng cửa sau 18h và không được mở cửa cho tới 6h sáng. Những người đi ăn tối với nhau sẽ không được phép ngồi gần những nhóm người khác ăn cùng địa điểm.

Tất cả sự kiện tụ tập đông người cũng bị hủy. Mọi đám cưới tại miền bắc nước Ý - tâm dịch - cũng không được phép tiến hành cho tới khi có thông báo mới tiếp theo. Nhà chức trách Italia ra lệnh đóng cửa mọi trường học thuộc các tỉnh miền bắc cho tới ít nhất ngày 15.3.

Hạn chế đi lại

Vương quốc Anh và Ireland cùng 26 quốc gia Châu Âu đã ban hành lệnh cấm du lịch, có hiệu lực từ nửa đêm 13.3.

Hàng chục tiểu bang của Mỹ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Theo đó, nhiều thành phố, các địa phận hạt riêng lẻ cũng ban hành lệnh giới nghiêm bắt đầu từ sau 10 giờ đêm như tại Hoboken - một thành phố ở hạt Hudson, New Jersey, Mỹ.

Người dân Tây Ban Nha hiện cũng bị hạn chế rời khỏi nhà. Họ chỉ có thể đi làm, đi chợ hay đi cấp cứu, nhập viện và chăm sóc các thành viên trong gia đình.

Khu vực Metro Manila - vùng đô thị Manila của Philippines - đang bị cách ly một phần, nghĩa là hạn chế di chuyển, kiểm tra thân nhiệt tại các chốt biên giới, nhân viên làm việc tại nhà và tăng cường những biện pháp kiểm dịch cộng đồng.

Sống chậm lại

Chính phủ Tây Ban Nha cũng ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc kể từ ngày 14.3. Như vậy, Tây Ban Nha trở thành quốc gia thứ hai ở Châu Âu thực hiện lệnh phong tỏa toàn quốc sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp trong 15 ngày.

Theo đó, tất cả trường học, nhà hàng, quán bar và cửa hàng không thiết yếu phải đóng cửa. Khoảng 46 triệu dân Tây Ban Nha phải ở nhà ngoại trừ đi làm, mua thức ăn, đến hiệu thuốc, bệnh viện hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.

Thậm chí, chính quyền thủ đô Madrid còn thông báo rằng, tất cả nghi lễ đám cưới phải được tổ chức đằng sau cánh cửa đóng kín, hạn chế khách đến dự để phòng sự lây lan dịch bệnh.

Với các biện pháp quyết liệt như vậy, người dân Tây Ban Nha đồng tình và còn dành thời gian bày tỏ lòng biết ơn đến nhân viên y tế của đất nước đang căng mình chống dịch. Vào hôm 14.3, người dân Madrid đã đồng loạt bước ra ban công và cùng nhau vỗ tay bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn của mình.

Yêu cầu người cao tuổi tự cách ly

Vương quốc Anh có thể sẽ yêu cầu người cao tuổi và những người dễ bị tổn thương tự cách ly. Bộ trưởng Y tế Vương quốc Anh Matt Hancock hôm 15.3 cho biết, đại dịch COVID-19 là "tình trạng khẩn cấp nhất, trên diện rộng nhất về sức khỏe cộng đồng trong một thế hệ". Do đó, ông Hancock kêu gọi "hành động quyết liệt, cả trong và ngoài nước, "chống dịch như chống giặc" trong thời bình", theo Sunday Telegraph.

Trao đổi với Sky News sau đó, ngoài các tình huống xấu nhất đặt ra trong kịch bản của mình, ông Hancock bổ sung thêm chi tiết là những người trên 70 tuổi sẽ được yêu cầu tự cách ly "trong những tuần tới" và có khả năng kéo dài nhiều tháng.

Tuy nhiên, cho đến nay, Chính phủ Anh vẫn chưa cấm tụ họp đông người hay đóng cửa trường học. Họ không tin rằng các biện pháp đó sẽ ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh. Có thể trong tuần này, Chính phủ Anh sẽ công bố một dự luật khẩn cấp "để giúp mọi người vượt qua dịch bệnh này".

Cách ly xã hội

Cuộc sống hàng ngày ở Pháp bị hạn chế nghiêm trọng khi các quán cà phê, khu nghỉ dưỡng trượt tuyết phải đóng cửa.

Thủ tướng Pháp Édouard Philippe hôm 14.3 tuyên bố rằng, Pháp sẽ tăng cường biện pháp cách ly xã hội để chống lại sự lây lan của đại dịch COVID-19. Từ đêm 14.3, tất cả những nơi không thiết yếu cho cuộc sống bao gồm nhà hàng, quán cà phê, rạp chiếu phim và câu lạc bộ sẽ bị đóng cửa. Các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết thì phải đóng cửa từ ngày 15.3.

Lệnh đóng cửa áp dụng cho tất cả doanh nghiệp, trừ những doanh nghiệp rất cần thiết. Chợ, các cửa hàng thực phẩm, nhà thuốc, trạm xăng, ngân hàng, báo chí và cửa hàng thuốc lá vẫn sẽ được phép hoạt động, Thủ tướng Pháp cho hay. "Các nhà thờ vẫn mở cửa, nhưng các nghi lễ tôn giáo và các cuộc tụ họp sẽ bị hoãn lại" - Thủ tướng Philippe nói.

Ông Édouard Philippe thừa nhận, người Pháp đang "khám phá" khái niệm "cách ly xã hội". Bởi dân tộc Pháp vốn thích tụ tập vui vẻ cùng nhau. "Chúng tôi thấy có quá nhiều người trong các quán cà phê, nhà hàng. Bình thường, điều này sẽ khiến tôi hạnh phúc. Nhưng trong thời gian sắp tới, đây không phải là điều chúng ta nên làm" - ông Philippe nhấn mạnh.

Míttinh trên khắp đất nước!

Trong khi các quốc gia trên toàn cầu tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp chưa từng có và cấm những cuộc tụ họp đông người nơi công cộng để ngăn chặn sự lây lan của SARS-CoV-2, thì chính phủ Nicaragua đã... làm điều ngược lại!

Để động viên tinh thần những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19, chính phủ Nicaragua đã tổ chức míttinh lớn tại nơi công cộng trên khắp đất nước với khẩu hiệu "Love walk in the time of COVID-19" ("Diễu hành yêu thương thời COVID-19") lấy ý tưởng từ tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Gabriel Garcia Marquez "Tình yêu thời thổ tả".

Dưới sự kêu gọi của Tổng thống Daniel Ortega và phu nhân - Phó Tổng thống Rosario Murillo, hàng nghìn người dân tại thủ đô Managua và các thành phố khác trên khắp Nicaragua đã cùng nhau xuống đường với những lá cờ đỏ - đen của đảng FSLN cầm quyền, cùng những tấm áp-phích về nội dung bảo vệ sức khỏe, rửa tay đúng cách để bày tỏ sự động viên cũng như tinh thần đoàn kết với các quốc gia bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Ngoài ra, Nicaragua hiện vẫn chưa thực hiện cách ly bắt buộc đối với công dân đến từ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi đại dịch, hay ban hành lệnh cấm nhập cảnh. Bên cạnh đó, Đệ nhất Phu nhân còn khẳng định, Nicaragua sẽ không áp dụng cách ly dưới bất cứ hình thức nào đối với du khách.

Với cách thức trên của đảng cầm quyền, phe đối lập đã chỉ trích gay gắt vì lo ngại các rủi ro sức khoẻ cho những người tham gia diễu hành.

Tính đến thời điểm của cuộc diễu hành, Bộ Y tế Nicaragua vẫn chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào dương tính với SARS-CoV-2 tại nước này. Bộ Y tế nước này cho hay, đã thực hiện giám sát dịch tễ tại các cảng hàng không và biên giới, cũng như cung cấp trang thiết bị cụ thể tới 19 bệnh viện để điều trị cho các bệnh nhân có triệu chứng mắc COVID-19.

Còn nhiều quốc gia áp dụng các biện pháp phòng chống dịch khác nhau. Ví như, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Arab Saudi, Ai Cập rót 46 tỉ USD để chống lại ảnh hưởng của COVID-19 tới kinh tế. Vatican không mở cửa vào Lễ Phục sinh, lễ kỷ niệm Tuần thánh cũng như các bảo tàng, không gian công cộng như Quảng trường Saint Peter. Chính phủ Mexico kêu gọi công dân tránh đi du lịch, nhất là du lịch nước ngoài; tổ chức chữa bệnh từ xa...

Gia Minh
TIN LIÊN QUAN

5G vẫn giữ nhịp và tăng tốc trong đại dịch COVID-19

thế lâm |

Trong đại dịch COVID-19 hiện nay, nhiều lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng dịch phải đình trệ. Nhưng với công nghệ 5G, không những không dừng lại mà còn giữ được nhịp, thậm chí tăng tốc. Một thế giới không xảy ra đại dịch đã rất cần 5G, trong bối cảnh dịch bệnh 5G càng cho thấy sự cần thiết hơn lúc nào hết.

Câu chuyện thoát khỏi tử thần của bệnh nhân Trung Quốc mắc COVID-19

Lê Thanh Hà |

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CGTN) đã chia sẻ câu chuyện thoát khỏi "lưỡi hái tử thần" của 2 bệnh nhân nguy kịch mắc COVID-19.

Dịch COVID-19 - biến thách thức thành cơ hội: Khẳng định năng lực y tế, cơ hội để đổi mới giáo dục

Đặng Chung - Thùy Linh |

Dịch bệnh COVID-19 dù gây ra những thách thức không nhỏ với nền kinh tế, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nhưng đây cũng là cơ hội để khẳng định sự đoàn kết toàn dân tộc, năng lực, sự sáng tạo của con người Việt Nam. Đặc biệt với y tế và giáo dục, lực cản mang tên COVID-19 đã được đội ngũ cán bộ y tế, hàng triệu giáo viên và học sinh trên cả nước biến thành động lực để nhìn lại mình, tận dụng thời cơ để thay đổi và phát triển.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

5G vẫn giữ nhịp và tăng tốc trong đại dịch COVID-19

thế lâm |

Trong đại dịch COVID-19 hiện nay, nhiều lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng dịch phải đình trệ. Nhưng với công nghệ 5G, không những không dừng lại mà còn giữ được nhịp, thậm chí tăng tốc. Một thế giới không xảy ra đại dịch đã rất cần 5G, trong bối cảnh dịch bệnh 5G càng cho thấy sự cần thiết hơn lúc nào hết.

Câu chuyện thoát khỏi tử thần của bệnh nhân Trung Quốc mắc COVID-19

Lê Thanh Hà |

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CGTN) đã chia sẻ câu chuyện thoát khỏi "lưỡi hái tử thần" của 2 bệnh nhân nguy kịch mắc COVID-19.

Dịch COVID-19 - biến thách thức thành cơ hội: Khẳng định năng lực y tế, cơ hội để đổi mới giáo dục

Đặng Chung - Thùy Linh |

Dịch bệnh COVID-19 dù gây ra những thách thức không nhỏ với nền kinh tế, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nhưng đây cũng là cơ hội để khẳng định sự đoàn kết toàn dân tộc, năng lực, sự sáng tạo của con người Việt Nam. Đặc biệt với y tế và giáo dục, lực cản mang tên COVID-19 đã được đội ngũ cán bộ y tế, hàng triệu giáo viên và học sinh trên cả nước biến thành động lực để nhìn lại mình, tận dụng thời cơ để thay đổi và phát triển.