100 năm ngày sinh nhạc sĩ Lưu Hữu Phước: Âm nhạc là vũ khí bất ly thân

Nguyễn Bắc Sơn |

Thế hệ những người Việt Nam như chúng tôi đều biết những ca khúc của ông: “Ải Chi Lăng”, “Bạch Đằng giang”, “Hội nghị Diên Hồng”, “Xếp bút nghiên”, “Lên đàng”...

Tất cả sáng tác của nhạc sĩ Lưu Hữu PHước đều là những hành khúc thấm đẫm lòng yêu nước, cách mạng, kháng chiến, trừ...

Học sinh, sinh viên những năm 40 thế kỷ trước, đã đi hội trại hướng đạo sinh, hay đơn giản chỉ tập hợp nhau lại là phải căng lồng ngực hát những ca khúc cổ vũ lòng yêu nước ấy: “Nào anh em ta, cùng nhau xông pha lên đàng/ Kiếm nguồn tươi sáng/ Ta nguyền đồng lòng, điểm tô non sông/ Từ nay ra sức anh tài, Đoàn ta chen vai, nề chi chông gai...”. Có lẽ ông là một trong những người đầu tiên dùng hành khúc với nhịp 2/4 mạnh mẽ, rất phù hợp để cổ vũ, động viên thanh niên mang sức trả ra cứu nước. Trong kháng chiến, ông viết “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” (lời Nguyễn Đình Thi); “Reo vang bình minh” (nhạc hiệu cho chương trình dành cho thiếu nhi của Đài PTTH Hà Nội bây giờ). Đồng cảm với nước bạn Triều Tiên trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ và đồng minh: “Em bé Triều Tiên ơi, mẹ của em đâu rồi?/ Tìm đâu mẹ của em?/ Có ai đây mà hỏi, giặc bốn bề lửa khói...” “Đây sức mạnh chiến đấu cho hòa bình chung nay mai/ Là người anh Liên Xô/ Là Trung Hoa/ Là bàn tay nhân dân thế giới/ Là máu nhân dân Triều Tiên/ Là cây súng kháng chiến của ngàn triệu thanh niên Hồ Chí Minh/ Là lòng yêu hòa bình...”.

Năm 1952, dẫn đầu Đoàn thanh niên Việt Nam sang dự Liên hoan thanh niên sinh viên thế giới ở Beclanh, ông có ca khúc: “...Vàng, đen, trắng, nước da không ngăn tấm lòng/ Biên giới sâu kết chặt mối dây thâm tình/ Loài giặc kia không ngăn tình yêu chứa chan/ Có đoàn thiếu niên, chỉ mong yên vui thái bình/ Vui liên hoan thiếu nhi thế giới...”.

Bầu máu nòng của nhạc sĩ tài năng xuất chúng dường như chỉ dành cho đất nước, đồng bào trừ mấy phút... xao lòng. Ấy là khi chàng trai Tư Phước trên đường từ Sài Gòn ra Hà Nội, có ghé lại Huế tìm một người đẹp Thu Hương. Trước đó người đẹp đã thư từ (bằng tiếng Pháp), còn mình thì trả lời bằng tiếng Việt, tuy thừa sức viết bằng tiếng Pháp vì đã đậu tú tài rồi. Người đẹp giải thích rằng dùng tiếng Pháp để người nhận thư hiểu “vous” là anh, ông, ngài đều được. Đến địa chỉ trong thư thì được một người đẹp tên Lan bảo là Thu Hương chỉ mượn địa chỉ này thôi, chứ không ở đây. Nhưng Lan sẵn sàng đưa anh đi thăm núi Ngự, chùa Thiên Mụ, thành Nội, và tất nhiên có đi thuyền đêm trên sông Hương. Không tìm thấy người trong mộng, nhưng người thực ở bên cạnh cũng quyến rũ lắm nhưng... tính cách, nhân cách của người nhạc sĩ đa tài, đa tình không cho anh làm thế. Mà người hiểu biết, thông minh này lại kém hiểu biết thông minh trong tình yêu lại không đoán ra, không gạn hỏi nên không hề biết rằng Lan chính là Thu Hương. Ông viết tặng Thu Hương “Hương giang dạ khúc”, đề “Thương về Thu Hương”. Rồi chia tay. Đấy là lần gặp đầu tiên, cũng là lần gặp cuối cùng! Sau này, Thu Hương chỉ có thể trách sự rụt rè, e lệ nhút nhát của mình, mà vì nó, chị đã để tuột khỏi tay người mình yêu, mình ngưỡng mộ. Lẽ ra có thể trao thân gửi phận mà lại để rơi mất.

Năm 1961, GS Trần Văn Khê có chuyến công cán sang Mỹ. Một người phụ nữ tìm gặp, hỏi:

- Chắc giáo sư có biết “Hương giang dạ khúc”.

- Biết chớ, tác giả tặng tôi ở Bạc Liêu trước khi ra Bắc bằng đường biển cùng đoàn với bác Tôn Đức Thắng mà! Sao chị có bài này?

- Anh Phước tặng tôi ạ!

- Hèn nào ổng (ông ấy) bảo, chỉ hát một mình khi nhớ nhau thôi. Không phổ biến cho ai! Thế, chị có muốn nghe tôi hát thay tác giả không?

- Biết ơn lắm ạ!

Mới chỉ nghe đoạn dạo đầu, vừa đến câu “...Hương Thu... ơ hò khoan...” thiếu phụ đã hai tay bưng mặt, vai rung lên trong tiếng khóc nấc lên.

Phút xao lòng thứ hai là... Năm 1989, GS Lưu Hữu Phước tổ chức liên hoan hát ru tại TP.Hồ Chí Minh. Có một phụ nữ từ nước ngoài về tham gia. Nàng đẹp như một cánh thiên nga bồng bềnh trên nước biếc. Mà ông thì đã có vợ con. Thời còn trai trẻ đã không đi xa hơn khi gặp Lan, chỉ để lại “Hương giang dạ khúc”. Bây giờ... đã là giáo sư, viện sĩ, chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội, viện trưởng Viện Âm nhạc & múa, Chủ tịch Hội đồng Âm nhạc Quốc gia. Ông chỉ còn biết gửi gắm tình cảm riêng trong ca khúc trữ tình thứ hai, cũng là cuối cùng: “Tiếng hát chim thiên nga”. Không biết có tặng người đẹp như cánh Thiên Nga không hay chỉ tặng GS Trần Văn Khê?

Tính tò mò, hiếu kì của người viết này, cũng như tất cả những ai từng biết, từng thuộc những ca khúc hành tiến của ông đều muốn được nghe hai giai phẩm trữ tình ấy. Nhưng chắc bạn đọc cũng như người viết đều đồng thuận: Hãy tôn trọng tính cách và nhân cách ông. Ông chỉ tặng GS Trần Văn Khê với lời dặn... là để không làm tổn thương ai. Dù bây giờ hai người bạn chí cốt ấy đều đã đi xa. Thu Hương cũng đã đi xa sau một tai nạn xe hơi 5 năm sau khi nghe hát. Vợ ông cũng đã đi xa, thì ta hãy để nó tồn tại trong... im lặng là đẹp nhất!

Thành lập đoàn nghệ thuật đầu tiên

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Lưu Hữu Phước được bổ nhiệm là Trưởng phòng Thiếu nhi (nha Thể dục, Bộ Thanh niên). Đầu năm 1946, Tổng bộ Việt Minh cử ông Hoàng Quốc Việt làm việc với ông Nguyễn Khánh Toàn (Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục), thống nhất cử Lưu Hữu Phước thành lập Trung ương Nhạc viện. Nhưng người Pháp gây hấn, cố tình chiếm lại nước ta một lần nữa. Dự kiến ấy không thành. Kháng chiến toàn quốc nổ ra. Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến. Lại nhớ lời Bác: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình...” Ông bàn với nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Lê Yên, Lê Lôi, Văn Chung, Tống Ngọc Hạp... thành lập đoàn nghệ thuật đầu tiên của nước ta. Đoàn nhạc binh Trung ương mà nhạc trưởng là Quản Liên (nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên) vốn là đoàn nhạc quân đội của chế độ cũ để lại. Đầu năm 1947, đoàn “Nhạc kịnh thiếu nhi kháng chiến” ra đời. Chủ yếu là tự biên tự diễn và sử dụng những ca khúc yêu nước vốn có (Khỏe vì nước, Cùng nhau đi hồng binh, Reo vang bình minh...), được sân khấu hóa thành điệu nhảy nhờ biên đạo múa tài hoa Tống Ngọc Hạp. “Dàn nhạc” do Nguyễn Xuân Khoát chỉ huy chỉ có 1 trống, mấy cây mandolin, anto, banzo, sáo. Tự cung tự cấp hoàn toàn, nhờ giấy giới thiệu của Bộ Nội vụ - “Đề nghị chính quyền địa phương tạo điều kiện cho đoàn ăn ở để phục vụ kháng chiến”. Anh Phước phụ tránh chung và về âm nhạc. Anh Nguyễn Mộng Ngọc, kém anh Phước 3 tuổi, phụ trách nội vụ, hành chính và dạy văn hóa. Anh Tống Ngọc Hạp phụ trách đạo diễn và biên đạo múa. Anh Nguyễn Văn Phú phụ trách cơ sở vật chất. Anh Tân giữ tay hòm chìa khóa.

Vậy mà đoàn đi khắp ATK (an toàn khu: Cao - Bắc - Lạng, Hà - Tuyên - Thái) phục vụ. Lên cả Bắc Kạn phục vụ Chính phủ. Sáng 7.10.1947, quân Pháp nhảy dù, hòng vồ cơ quan đầu não kháng chiến. Nhờ sương mù và “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” (Tố Hữu) mà chỉ mỗi cụ Nguyễn Văn Tố (Trưởng ban thường trực Quốc hội) bị giặc bắt, giết hại. Đoàn cũng may mắn không bị sứt mẻ gì, chạy thoát về Phú Thọ, giờ là trại, trường nhạc kịch thiếu nhi kháng chiến. Đầu năm 1950, Đoàn được lệnh đi phục vụ Đại hội phụ nữ toàn quốc lần 1. Bác đến dự và cùng chụp ảnh với đoàn. Trước đó các hoạt động được báo cáo lên, Bác gửi tặng 1 tấm ảnh (9x12cm) đề “Gỡi các cháu nhi đồng nghệ thuật”. Anh Phước gửi thư lên (qua ông Nguyễn Khánh Toàn) xin phép thay từ “nhi đồng” bằng từ “thiếu nhi”. Từ đó mới có tên “Đoàn Thiếu nhi nghệ thuật”.

Dịp 19.5.1950, được gọi lên Tuyên Quang phục vụ, Lưu Hữu Phước sáng tác vở nhạc kịch “Lục tuần đại khánh” mừng thọ Bác 60 tuổi. Giờ vẫn còn hai tấm ảnh lịch sử Bác Hồ chụp với đoàn và đoàn nhạc sinh quân (nhạc sĩ Đỗ Nhuận phụ trách) và tấm ảnh đoàn chụp riêng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (xem “Đoàn Thiếu nhi Nghệ thuật do Bác Hồ đặt tên”, Nxb Quân đội Nhân dân, 2020 của Nguyễn Bắc Sơn).

Do quá khó khăn, sau khi biểu diễn cho Bác và Đại tướng xem, Đoàn phải giải thể. Anh Phước lên Trung ương Đoàn công tác. Mấy tháng sau lại có lệnh thành lập lại nên tác giả mới tham gia cho đến khi Đoàn giải thể hẳn sang Trung quốc học (cuối 1951).

Duy nhất thế giới: Hai bên chiến tuyến cùng dùng một nhạc phẩm

Trong những sáng tác đầu cách mạng của Lưu Hữu Phước có “Tiếng gọi thanh niên”: “Này anh em ơi!/ Tiến lên đến ngày giải phóng/ Đồng lòng cùng nhau ta đi sá gì thân sống/ Nhìn non sông nát tan thì nung tâm chí cao/ Nhìn muôn dân khóc than, hờn sôi trong máu đào/ Liều thân xông pha ta tranh đấu/ Cờ nghĩa phấp phới vàng pha máu...”.

Sau 1954, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, dù bị tác giả phản đối vẫn dùng nó làm “Quốc ca” cho mình.

Chưa hết. Trong những sáng tác giầu lòng yêu nước, tự hào dân tộc trước cách mạng của ông có một giai phẩm đặc biệt: “Hát Giang trường hận”. Đó là nỗi tiếc thương sầu hận bi tráng khôn cùng trước tấm gương tuẫn tiết của Hai Bà khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43, sau công nguyên) thất bại. Nỗi buồn sâu lắng làm rung động con tim mọi người dân đất Việt. Vì thế, trong kháng chiến chống Pháp ta đặt tên mới cho ca khúc là “Hồn tử sĩ” để mặc niệm những người đã hy sinh vì Tổ quốc. Khi đó chưa có danh từ Liệt sĩ nên gọi là Tử sĩ. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng nhận ra giá trị nhân loại, nhân văn của nhạc phẩm này nên cũng dùng nó để tiễn biệt những người ngã xuống trong chiến tranh. Cho đến nay và mãi mãi về sau nó vẫn là nhạc buồn tiễn biệt mọi người về cõi vĩnh hằng, kể cả Quốc tang đến những công dân bình thường nhất. Ông mất đúng ngày Tết Đoan ngọ, năm Kỷ Tỵ (1989). Ngày tiễn biệt ông, nhạc buồn của muôn đời của chính ông đã đưa ông về yên nghỉ ở quê hương bản quán. Công viên lớn nhất ở TP.Cần Thơ mang tên ông giờ sừng sững tượng đài ông. Tay phải xuôi xuống với cây đàn ghita như nói với đồng bào quê hương gạo trắng nước trong: Âm nhạc là vũ khí bất li thân, đồng hành cùng ông muôn đời. Và, bất kỳ ai rời cuộc sống đều được ru bằng nhạc buồn của ông - nghĩa là ông bất tử!

Ông là một trong những người đầu tiên có mặt ở Tây Ninh - địa bàn của Trung ương cục miền Nam phụ trách Tiểu ban Văn nghệ. Mặt trận Dân tộc giải phóng, sau đó là chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời. Ông là người sáng tác bài hát chính thức của Chính phủ (lấy bút danh Huỳnh Minh Siêng): Giải phóng miền Nam, Chúng ta cùng quyết tiến bước/ Diệt Đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước...” và kết bằng một giai điệu lạc quan tươi sáng: “...vận nước đã đến rồi, bình minh chiếu khắp nơi/ Dựng xây non nước sáng tươi muôn đời!”.

Chuẩn bị cho chiến dịch Mậu Thân (1968) ông có “Bài ca xuống đường”. Bác đi gặp các vị cách mạng đàn anh khác, ông (với Diệp Minh Tuyền) viết “Tình bác sáng đời ta!”. Ông viết hành khúc hào hùng “Tiến về Sài Gòn”: “...Tiến về Sài Gòn ta quét diệt giặc thù... Hướng về Sài Gòn giải phóng thành đô!”

Cả cuộc đời Lưu Hữu Phước là âm nhạc, là những ca khúc cổ vũ lòng yêu nước, là nhịp hành tiến bất tận giục giã trước hết là thanh niên mang bầu máu nóng tuổi trẻ cứu nước, cứu nhà, giết giặc lập công.

Hai hiện tượng âm nhạc

Việt Nam song hành cùng đất nước

Lưu Hữu Phước (1921 - 1989) quê ở Hậu Giang. Trần Văn Khê (1921 - 2015) quê ở Tiền Giang. Không cùng quê nhưng 6 cùng: Cùng sinh năm 1921. Cùng được học dân ca và nhạc cụ dân tộc từ bé. Cùng lên Sài Gòn học trường Trương Vĩnh Ký. Cùng được cha mẹ hướng nghiệp ra Hà Nội học đại học Y Dược. Cùng say mê âm nhạc nên cùng phá ngang gắn cả đời với âm nhạc.

Đã 6 cùng như vậy thế tất họ trở nên tri kỷ.

...Sân khấu Đông Dương học xá (Sân vận động Đại học Bách Khoa Hà Nội giờ). Mấy nghìn sinh viên, học sinh tụ hội chờ biểu diễn. Tiết mục mở màn của Lưu Hữu Phước. Trên sân khấu: Dàn hợp xướng: Dàn nam (sau) áo sơ mi trắng cổ bẻ, quần sẫm màu. Hàng nữ (trước) quần trắng áo dài trắng - những tiên nữ giáng trần. Chỉ huy Trần Văn Khê. Tất cả đều sẵn sàng. Bỗng một người mặc cảnh phục đi thẳng đến đưa cho nhạc trưởng chiếc phong bì của Sở cảnh sát Đông Dương. Sân khấu chết lặng. Mấy ngàn người trên sân vận động chết lặng trong chờ đợi căng thẳng, hồi hộp.

- Lệnh của Sở Cảnh sát là... cấm hát “Người xưa đâu tá”. Tôi phải chấp hành! Nhưng... (cả sân vẫn động căng lên hồi hộp, lo lắng). Cấm hát, chứ không cấm chơi nhạc! Cả sân vận động vỡ òa ra trong tiếng vỗ tay, reo hò trong khi chiếc đũa chỉ huy vung lên. Dàn hợp xướng không hát nhưng vẫn cao giọng “ha ha” theo bè... phù họa cho dàn nhạc chơi!

Hôm sau Sở Cảnh sát triệu Trần Văn Khê lên cảnh cáo. Anh bàn với bạn đổi tên “Người xưa đâu tá” thành “Cầu nguyện Hai Bà” và  nhờ người ở Sở Kiểm duyệt ủng hộ, đổi thành “Kinh cầu nguyện”.

Cách mạng nổ ra, đang học dang dở Y họ càng có cớ để bỏ. Hai người về Sài Gòn. Lưu Hữu Phước cùng nhạc sĩ Nguyễn Mỹ Ca làm lựu đạn tự tạo. Trần Văn Khê được cử chỉ huy dàn nhạc binh Nam Bộ. Nhưng dàn nhạc của ông, ngoài nhiệm vụ chính lại chơi cho các dàn đồng ca, hợp xướng của thanh niên, học sinh sinh viên hát các ca khúc Lưu Hữu Phước!

Kháng chiến toàn quốc nổ ra. Vì hoàn cảnh gia đình, Trần Văn Khê không theo được kháng chiến. Ông sang Pháp chỉ chuyên tâm vào âm nhạc, đặc biệt nghiên cứu phổ biến các nhạc cụ dân tộc và âm nhạc dân gian Việt Nam. Bảo vệ luận án Tiến sĩ: “Âm nhạc truyền thống Việt Nam” tại Đại học Sorbonne (Pháp), rồi được phong học hàm giáo sư âm nhạc đại học này.

Dù thời trẻ đã có những rung động trước Thu Hương. Say này đã có vợ con, vẫn có phút xao lòng trước thiên nga nhưng Lưu Hữu Phước là con người của nghị lực, ý chí. Khi còn đang học ở trường Trương Vĩnh Ký đã viết trong nhật ký: “Tình yêu là một nguồn hạnh phúc. Song chẳng phải là nguồn duy nhất. Nguồn hạnh phúc mà ít người biết đến là đức hy sinh. Yêu là cho chứ không phải là xin”. Suốt 9 năm Kháng chiến trường kỳ gian khổ, có đận ốm tưởng không qua khỏi, Bạn bè và các em đoàn Thiếu nhi Nghệ thuật phải hòa đường phèn (để làm nhân bánh trôi) vào nước ấm. Không thể tự uống được, phải lấy một đoạn rau muống, dùng tăm chọc thủng vách ngăn làm thành ống hút, uốn cong, đặt vào miệng, mới uống được. Hai lần biểu diễn để Bác xem. Cả ba bức anh chụp với Người, và chụp với Đại tướng đều không có anh. Nhưng trong đời anh đã có hai nhạc phẩm viết về Bác.

Mãi hòa bình lập lại, anh mới kết hôn với chị Trịnh Kim Vinh, người Bắc, sinh được ba con trai. Chân dung chồng đăng trong bài là bức sơn dầu của chị. Chị nghỉ hưu trên cương vị Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh, và cũng đã đi theo chồng mấy năm trước.

Sau ngày thống nhất, hai người bạn cố trí gặp nhau ở thành phố mang tên Bác. GS Trần thì không còn chỉ huy. GS Lưu thì không còn sáng tác. Hai vị lại cùng một hướng đi: Tập trung vào nghiên cứu, phổ biến âm nhạc, nhất là nhạc dân tộc cho các thế hệ sau.

GS Lưu thử nghiệm dạy nhạc cụ dân tộc cho các em từ mẫu giáo đến trung học. Ông lập ra chương trình SKPVAT (Sưu tầm, khai thác phát huy vốn âm nhạc truyền thống). Với tầm ảnh hưởng quốc tế của mình, trong UNESCO mà GS Trần tham gia và đã giới thiệu thành công Hát xoan, Quan họ, Đờn ca tài tử được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới. Cả hai giáo sư đều có chỗ đứng xứng đáng. GS Lưu là viện sĩ Viện Hàn lâm Âm nhạc Đức. GS Trần là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học, Văn chương, Nghệ thuật Châu Âu.

Hai vị, tuy lục đồng (6 cùng), nhưng người theo kháng chiến, người ra nước ngoài, như hai đường thẳng song song, cuối cùng lại gặp nhau ở một điểm đất nước, Tổ quốc con người và âm nhạc Việt Nam. Rất tiếc, một điểm không cùng: GS Trần thọ 94, GS Lưu đi sớm quá, chỉ thọ 66 tuổi!

Nguyễn Bắc Sơn
TIN LIÊN QUAN

Phương Dung tiết lộ điều ít biết về nhạc sĩ Văn Cao - cha đẻ "Tiến quân ca"

ĐÔNG DU |

Tại "Chân dung cuộc tình", câu chuyện của nhạc sĩ Văn Cao với những tác phẩm âm nhạc bất hủ và những điều ít biết về cuộc đời của ông được kể từ danh ca Phương Dung và đạo diễn Huỳnh Phúc Thanh Nhân.

Ngọc Ánh, Đông Đào bật khóc kể lại hồi ức về nhạc sĩ "Thuyền và biển"

ĐÔNG DU |

Ở "Chân dung cuộc tình" là câu chuyện về người nhạc sĩ tài hoa với những bản tình ca đi qua năm tháng: nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Cuộc đời ông được kể qua ca sĩ Ngọc Ánh cùng với ca sĩ Đông Đào.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác vì thất tình và bước ngoặt gặp Nguyên Vũ

DI PY |

Nguyễn Văn Chung là một nhạc sĩ nổi tiếng với nhiều bản hit hay. Tuy nhiên, thành công đến với anh không dễ dàng. Nhạc sĩ từng đạp xe đến nhà Nguyên Vũ để mong nam ca sĩ hát sáng tác của mình.

Ánh Tuyết, danh ca Phương Dung kể về bí mật nhạc sĩ "Bông hồng cài áo"

ĐÔNG DU |

Tại "Chân dung cuộc tình" với chủ đề nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ cùng tuyệt phẩm kinh điển về tình mẫu tử “Bông hồng cài áo”, những câu chuyện âm nhạc, lẫn cuộc đời của ông được danh ca Phương Dung, ca sĩ Ánh Tuyết kể lại.

Nhạc sĩ Đỗ Phương ra mắt MV cổ vũ người dân Bắc Ninh chống dịch

Thanh Hương |

Nhạc sĩ Đỗ Phương thực hiện MV “Về Kinh Bắc quê Anh” nhằm cổ vũ người dân Bắc Ninh chống dịch COVID-19.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Phương Dung tiết lộ điều ít biết về nhạc sĩ Văn Cao - cha đẻ "Tiến quân ca"

ĐÔNG DU |

Tại "Chân dung cuộc tình", câu chuyện của nhạc sĩ Văn Cao với những tác phẩm âm nhạc bất hủ và những điều ít biết về cuộc đời của ông được kể từ danh ca Phương Dung và đạo diễn Huỳnh Phúc Thanh Nhân.

Ngọc Ánh, Đông Đào bật khóc kể lại hồi ức về nhạc sĩ "Thuyền và biển"

ĐÔNG DU |

Ở "Chân dung cuộc tình" là câu chuyện về người nhạc sĩ tài hoa với những bản tình ca đi qua năm tháng: nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Cuộc đời ông được kể qua ca sĩ Ngọc Ánh cùng với ca sĩ Đông Đào.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác vì thất tình và bước ngoặt gặp Nguyên Vũ

DI PY |

Nguyễn Văn Chung là một nhạc sĩ nổi tiếng với nhiều bản hit hay. Tuy nhiên, thành công đến với anh không dễ dàng. Nhạc sĩ từng đạp xe đến nhà Nguyên Vũ để mong nam ca sĩ hát sáng tác của mình.

Ánh Tuyết, danh ca Phương Dung kể về bí mật nhạc sĩ "Bông hồng cài áo"

ĐÔNG DU |

Tại "Chân dung cuộc tình" với chủ đề nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ cùng tuyệt phẩm kinh điển về tình mẫu tử “Bông hồng cài áo”, những câu chuyện âm nhạc, lẫn cuộc đời của ông được danh ca Phương Dung, ca sĩ Ánh Tuyết kể lại.

Nhạc sĩ Đỗ Phương ra mắt MV cổ vũ người dân Bắc Ninh chống dịch

Thanh Hương |

Nhạc sĩ Đỗ Phương thực hiện MV “Về Kinh Bắc quê Anh” nhằm cổ vũ người dân Bắc Ninh chống dịch COVID-19.