Nhiều ca tai biến, tử vong do làm đẹp: Nhập nhèm hoạt động, lỏng lẻo quản lý

HƯƠNG GIANG |

Chưa đầy 1 tháng qua, chỉ trong tháng 10, đã có đến 5 ca tai biến nghiêm trọng bắt nguồn từ nhiều hình thức làm đẹp tại các thẩm mỹ viện, bệnh viện thẩm mỹ tại TP.Hồ Chí Minh, thậm chí đã có 3 người tử vong.

Tại Hà Nội, liên tiếp bệnh nhân cũng nhập viện cấp cứu do tai biến sau khi làm đẹp. Trong khi đó, công tác quản lý các cơ sở thẩm mỹ còn nhập nhèm, chưa phân cấp quản lý rõ ràng.

Một tiết lộ gây sốc của Bệnh viện Da liễu Trung ương: Đó là hầu như ngày nào bệnh viện cũng tiếp nhận các bệnh nhân biến chứng sau làm đẹp như tiêm filler, botox, hút mỡ... PGS-TS Nguyễn Hữu Sáu - PGĐ phụ trách chuyên môn, Bệnh viện Da liễu Trung ương - chia sẻ: Chúng tôi thường xuyên tiếp nhận và điều trị cho các ca biến chứng làm đẹp tại các thẩm mỹ viện. Đơn cử như tiêm chất làm đầy (filler) là một thủ thuật thẩm mỹ bắt buộc phải được thực hiện bởi các bác sĩ phải được đào tạo chuyên sâu.

Theo các chuyên gia da liễu, hiện nay, vì lợi nhuận mà không ít thẩm mỹ viện chỉ có chức năng chăm sóc da, tóc, trang điểm, làm đẹp da… cũng “lấn sân” sang lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ. Chính sự nhập nhèm giữa phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ và cơ sở chăm sóc sắc đẹp đã tạo điều kiện cho những ca phẫu thuật “chui” và các cơ sở chăm sóc sắc đẹp tìm cách lách luật, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Theo quy định, các phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ - do Sở Y tế cấp phép, đồng thời quản lý trực tiếp, còn các cơ sở chăm sóc sắc đẹp, bao gồm: Các thẩm mỹ viện, spa, cơ sở chăm sóc da, cơ sở massage... do UBND các quận, huyện cấp phép kinh doanh và quản lý. Các phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ chỉ được làm các tiểu phẫu như: Cắt mí mắt, nâng mũi, làm cằm chẻ, làm lúm đồng tiền... Không được làm các phẫu thuật lớn như căng da mặt, hút mỡ, nâng ngực…

Ngoài ra, đối với hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ có gây mê đều bắt buộc phải làm ở bệnh viện. Và ngay cả phẫu thuật thẩm mỹ ở bệnh viện cũng chỉ được làm những kỹ thuật trong danh mục được Sở Y tế thẩm định, cho phép. Còn những cơ sở làm đẹp chỉ được phép làm các dịch vụ ngoài da, không được thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật xâm lấn, gây chảy máu như: Xăm mắt, xăm lông mày, xăm môi. Tuy nhiên, không ít cơ sở thẩm mỹ vẫn hoạt động “vượt phép”, thậm chí thực hiện các hoạt động dịch vụ chưa được Bộ Y tế cấp phép, cho hoạt động, như truyền trắng, tiêm filler…

Để cấp phép cho hoạt động của bệnh viện thì thẩm quyền thuộc về Bộ Y tế; cấp phép cho các phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa và cơ sở nhỏ thẩm quyền thuộc về sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, nội dung giấy phép phải thể hiện rất rõ, phạm vi chuyên môn hoạt động của phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ (các cơ sở làm dịch vụ thẩm mỹ/thẩm mỹ viện) chỉ được phép làm các dịch vụ, như: Tạo má lúm đồng tiền, xóa xăm cung lông mày, nâng cung lông mày, tạo hình gò má, tạo hình cằm chẻ, cằm lẹm, sửa da ở vùng mặt, vùng cổ; tạo hình mí mắt, mũi, môi, tai. Trên giấy phép còn thể hiện, đơn vị được cấp phép “không được phẫu thuật tạo hình như: Nâng ngực; nâng vú; thu nhỏ quầng vú, núm vú; thu gọn thành bụng, mông, đùi; căng da mặt, mông, đùi; lấy mỡ cơ thể”.

Việc các Spa chăm sóc sắc da đơn thuần chỉ cần có giấy phép kinh doanh do UBND quận cấp và chỉ cần giấy thông báo đăng ký hoạt động cơ sở thẩm mỹ với Sở Y tế là có thể hoạt động. Còn phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ thì do Sở Y tế cấp phép. Việc đăng ký hoạt động Spa quá đơn giản và giảm chi phí đầu tư cho các cơ sở thẩm mỹ, nên nhiều thẩm mỹ viện vẫn bất chấp vi phạm. Về nguyên tắc, cơ quan nào cấp phép thì phải quản lý, chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, việc quản lý các cơ sở làm đẹp trên thực tế lại chưa có sự phân định rõ ràng.

UBND các quận, huyện là đơn vị cấp phép kinh doanh, nhưng công tác hậu kiểm chỉ dừng lại ở việc kiểm tra cơ sở đó có giấy phép kinh doanh hay không, vì dịch vụ thẩm mỹ là loại hình kinh doanh có điều kiện, mang tính đặc thù, các danh mục kinh doanh, lĩnh vực hoạt động của cơ sở mang tính chuyên môn thì cấp quận, huyện lại không đủ năng lực, không có thẩm quyền kiểm tra mà thuộc ngành Y tế.

Trong khi đó, ngành Y tế cấp sở lại cho rằng, việc quản lý này thuộc về UBND các quận, huyện vì các đơn vị này cấp phép thì phải quản lý. Còn cấp sở chỉ quản lý chuyên môn các cơ sở thẩm mỹ là phòng khám chuyên khoa hoạt động có xâm lấn. Chính việc phân cấp quản lý không rõ ràng này đã tạo ra nhiều lỗ hổng để các cơ sở thẩm mỹ “lách luật”, kiếm chác, thu lợi nhuận từ nhu cầu làm đẹp chính đáng của chị em phụ nữ.

HƯƠNG GIANG
TIN LIÊN QUAN

Nóng nhất 24h: Nguyên nhân 2 ca tử vong sau khi phẫu thuật thẩm mỹ

HOÀI ANH |

Sở Y tế kết luận chính thức về 2 ca tử vong sau khi phẫu thuật thẩm mỹ; Đạt 350 điểm, nữ sinh Ninh Bình có điểm số cao nhất lịch sử 20 năm Olympia; "Tuyển Việt Nam cần dè chừng Messi Thái Chanathip Songkrasin"... là những tin tức đáng chú ý nhất trong 24h qua.

Sở Y tế kết luận chính thức về 2 ca tử vong sau khi phẫu thuật thẩm mỹ

Đình Trường |

Chiều 3.11, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh phát đi thông báo kết luận chính thức về 2 trường hợp tử vong sau khi tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện Kangnam (quận 3) và bệnh viện Emcas (quận 10).

Tử vong sau khi xăm chân mày ở thẩm mỹ viện

TUỆ NHI |

Sau khi xăm chân mày tại thẩm mỹ viện ở TP. Hồ Chí Minh, một phụ nữ đã bị hôn mê, nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy hô hấp. Đến ngày 29.10, người này đã tử vong.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Nóng nhất 24h: Nguyên nhân 2 ca tử vong sau khi phẫu thuật thẩm mỹ

HOÀI ANH |

Sở Y tế kết luận chính thức về 2 ca tử vong sau khi phẫu thuật thẩm mỹ; Đạt 350 điểm, nữ sinh Ninh Bình có điểm số cao nhất lịch sử 20 năm Olympia; "Tuyển Việt Nam cần dè chừng Messi Thái Chanathip Songkrasin"... là những tin tức đáng chú ý nhất trong 24h qua.

Sở Y tế kết luận chính thức về 2 ca tử vong sau khi phẫu thuật thẩm mỹ

Đình Trường |

Chiều 3.11, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh phát đi thông báo kết luận chính thức về 2 trường hợp tử vong sau khi tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện Kangnam (quận 3) và bệnh viện Emcas (quận 10).

Tử vong sau khi xăm chân mày ở thẩm mỹ viện

TUỆ NHI |

Sau khi xăm chân mày tại thẩm mỹ viện ở TP. Hồ Chí Minh, một phụ nữ đã bị hôn mê, nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy hô hấp. Đến ngày 29.10, người này đã tử vong.