Cựu nữ sinh Hà Thành khởi nghiệp bằng vẽ tranh trên mẹt

Trường Hùng |

Đó là ý tưởng khởi nghiệp của bạn Nguyễn Ngọc Diệp, một cô gái Hà Thành có tuổi đời 25, tốt nghiệp ngành Kinh tế, trường Đại học Kinh tế (ĐHQG HN).

Điều đặc biệt là, tất cả bức tranh đều được vẽ trên chất liệu mẹt, một thứ vốn được dùng trong sinh hoạt hàng ngày của người nông dân Bắc Bộ xưa (phơi, bày…), nhưng nay lại được dùng để trưng lên cái đẹp của nghệ thuật, ấy là hội họa. 

Bộ Tố Nữ gồm bốn bức: Tố Nữ cầm sênh tiền, Tố Nữ cầm quạt, Tố Nữ thổi sáo, Tố Nữ gảy đàn nguyệt, được Diệp cách tân bằng việc viền nhung xung quanh áo dài
Bộ tranh mẹt Tố Nữ

“Rẽ trái” để vào nghề

Diệp vốn từ nhỏ đã biết vẽ, thích vẽ vô cùng, lại có cha mẹ học vẽ. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình không cho phép, nên khi tốt nghiệp cấp ba, Diệp chỉ có lựa chọn là phải vào một ngôi trường mà kinh phí học ở mức trung.

Sau khi ra trường vào năm 2015, cũng như bao bạn bè, Diệp có làm qua một số công việc, nhưng vì cảm thấy không phù hợp nên cuối cùng cũng xin nghỉ.

Trong một lần vào dịp Tết Đinh Dậu 2017, biết Diệp vốn có hoa tay, nên bạn trai có nhờ cô vẽ cho đôi gà Đông Hồ lên đôi mẹt treo cho ngày đoàn viên đang tề tựu dần. Diệp thử thức vẽ, đôi mẹt to đến 80cm, Diệp mất 5 ngày để hoàn thành. Vẽ xong, cô bạn tự thưởng cho mình, bằng cách khoe chiến công lên Facebook, thấy đẹp nhiều người vào khen, người ủng hộ Diệp vẽ đi và có những người đã đặt mua sản phẩm đầu tiên.

Đôi Gà trống Đông Hồ mà Diệp vẽ trong dịp Tết Đinh Dậu 2017, được Diệp vẽ trong vòng 5 ngày - Ảnh nhân vật cung cấp
Bộ tranh Gà Trống

Diệp vừa vui, vừa mừng, cũng phân vân: “Hay là mình theo đuổi theo nghề này, tuy ban đầu có vất vả nhưng mình lại có sở trường, hơn hết là mình rất đam mê”. Suốt một đêm, trong tâm trạng bứt dứt ấy, cô lướt các website để tìm hiểu về sản phẩm, nhu cầu của nó ra sao, mẫu mã có của nó thế nào, nếu theo đuổi thì có thể đi theo hướng nào,…

Diệp thấy, “mặt nạ mẹt tuy có nhiều nhưng nét vẽ còn thô quá, tranh mẹt thì chưa đa dạng, lại chỉ được in lên chứ ít thấy ai dành công sức vẽ chỉn chu”. Thực tế đó đã chứng minh miếng đất này còn đang bỏ ngỏ, Diệp hồ hởi nghĩ thầm, hướng đi của mình là đây.

Thổi hồn dân tộc lên những nan tre

Mới đầu vào nghề tuy còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng Diệp cũng đã sớm hình thành hướng đi riêng của mình. Cô bạn tập trung vào dòng tranh giân dan (Đông Hồ, Hàng Trống,…): Mục đồng thổi tháo, Cá chép, Hứng dừa,… vì nó gần gũi với người Việt Nam, thêm nữa lại phù hợp với chất liệu cũng dân gian là tre, nên khi vẽ vào tranh rất phù hợp và rất đẹp. Hơn nữa, đó đều là những dòng tranh đơn giản, nét vẽ không cần quá cầu kỳ, màu cũng không cần quá nhiều, chủ yếu là những màu cơ bản: xanh, đỏ, vàng, đen, trắng,… là có thể phối để vẽ cho nhiều loại đề tài tranh. 

Bức Hội làng được Diệp vẽ trong hai ngày - Ảnh nhân vật cung cấp
Bức Hội làng được Diệp vẽ trong hai ngày

Tuy nhiên, cái càng đơn giản thì lại càng khó thể hiện sao cho đẹp nhất. Bởi vậy để tạo sự tinh tế cho từng bức tranh, Diệp dành công sức và tỉ mỉ trong từng công đoạn của sự sáng tạo. Về việc chọn chất liệu, mẹt phải do những người thật khéo tay làm, các nan đan phải khít với nhau thì khi vẽ bức tranh không bị gồ ghề, các nét vẽ không bị lệch.

Để các nét vẽ được tươi tắn, Diệp chọn màu acrylic, loại màu thường sử dụng trong các tác phẩm hội họa, tuy đắt một chút nhưng các bức tranh sẽ đẹp hơn. Bên cạnh đó, để bức tranh có điểm nhấn, Diệp cách tân bằng việc tô nhũ ở viền xung quanh chủ thể, nhờ đó mà bức tranh trở nên sống động và có hồn. Hơn nữa, để bức tranh có thể giữ được lâu, Diệp dùng dầu bóng, quét lên tranh sau khi thành phẩm, do đó mà các bức tranh không những bền, dù có bụi, hay phải dùng vải ướt lau tranh thì tranh cũng không bị mất màu.

Đó đều là những cách Diệp tạo nên chữ tín và thương hiệu của riêng mình - “Songhabamboo”. Bởi cô quan niệm, “tuy vẽ tranh để bán nhưng không phải vì thế mà có thể làm ẩu, bán tranh là phương tiện để mang cái đẹp của nghệ thuật, của dân tộc đến gần hơn với mọi người”.

Quán tranh của Diệp qua thời gian, ngày càng có nhiều người biết đến hơn, khách hàng của cô bạn chủ yếu là các nhà hàng, các trung tâm hội nghị hoặc cá nhân yêu nghệ thuật,… Thậm chí, có những người đang du học ở nước ngoài còn ngỏ ý muốn mua tranh của Diệp và muốn giúp cô bạn xuất khẩu sản phẩm tranh mẹt ra nước ngoài, vì theo họ nói, các sản phẩm của Diệp được người nước ngoài hoặc người Việt xa xứ rất yêu chuộng.

Diệp đang trang trí râu cho mặt nạ mẹt - Ảnh nhân vật cung cấp
Diệp đang trang trí râu cho mặt nạ mẹt - Ảnh nhân vật cung cấp

Cùng với uy tín của mình, lượng tranh Diệp bán ra ngày càng tăng, công việc cũng dần ổn định hơn, từ chỉ vài chục chiếc/tháng, thu nhập chỉ tử 1-2 triệu đồng, thì nay đã lên tới hơn trăm chiếc/tháng, thu nhập mỗi tháng từ 6-7 triệu.

Hiện nay, Diệp chủ yếu là bán các sản phẩm của mình qua mạng, mỗi bức tranh của cô bạn tuỳ thuộc vào kích cỡ (đường kính 18cm đến 80cm), có giá dao động từ 50.000đ cho tới 300.000đ. Tuy nhiên, ở những bức có nhiều chi tiết hoặc những bức tranh mà khách hàng yêu cầu cao thì giá sẽ đắt hơn.

Trường Hùng
TIN LIÊN QUAN

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.