Xung đột Nga–Ukraina có thể khiến thực phẩm trên thế giới tăng giá mạnh

Vũ Long |

Xung đột Nga - Ukraina sẽ làm ảnh hưởng đến thương mại thịt toàn cầu khiến giá thực phẩm, trong đó có giá thịt lợn có thể sẽ tăng cao.

Dự báo giá thịt lợn và nhiều loại thực phẩm trên toàn cầu tăng

Trong bản tin Thị trường nông, lâm thủy sản mới nhất, Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công thương) vừa đưa ra nhận định: Bất ổn Nga - Ukraina sẽ làm ảnh hưởng lớn đến thương mại thịt toàn cầu, giá thực phẩm, trong đó có giá thịt lợn có thể sẽ tăng cao hơn.

Phân tích về điều này, Cục Xuất Nhập khẩu nhấn mạnh: Nga và Ukraina cùng là những thị trường cung cấp lúa mì, ngô và dầu hướng dương lớn trên thế giới, bất ổn chính trị giữa 2 quốc gia này khiến các nước nhập khẩu từ Châu Á, Châu Phi và Trung Đông gặp khó khăn nếu nguồn cung gián đoạn khiến giá thực phẩm tăng cao, trong đó đặc biệt là giá bánh mì và thịt.

Thực tế là hiện nay, Nga vẫn chưa thể tự túc về thịt các loại nên Nga đã ký thỏa thuận thương mại tự do với Brazil cho phép nhập khẩu 200.000 tấn thịt bò và 100.000 thịt lợn vào thị trường Nga mà không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào.

Khi nguồn cung thiếu hụt, Nga có thể sẽ cấm xuất khẩu thịt bò và thịt lợn trong tương lai, khiến các nước đang có thương mại xuất nhập khẩu với Nga thiếu hụt nguồn hàng, đặc biệt là không thể nhập khẩu thịt lợn và thịt bò từ quốc gia này.

Đối với mặt hàng thịt gà, sản lượng thịt năm 2021 của Nga đã giảm 2% xuống 6,2 triệu tấn, trong đó Tập đoàn Cherkizovo đứng đầu về sản lượng với 813.000 tấn, đã xuất khẩu 62.000 tấn, chủ yếu sang Trung Quốc.

Xung đột chính trị sẽ khiến Nga tăng dự trữ thực phẩm, sản lượng thịt gà trong tương lai cũng có thể được giữ lại để tiêu thụ tại thị trường nội địa, đảm bảo nguồn cung trong và ứng phó với trường hợp các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể sẽ được áp dụng đối với các bên thứ ba có liên quan đến thương mại với Nga.

Ukraina là một trong những nước sản xuất thịt gà hàng đầu trên thế giới cũng dự kiến sẽ giữ nguồn cung cấp thịt cho thị trường trong nước để đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho quân đội và người dân trong giai đoạn bất ổn chính trị hiện nay.

Nguồn thịt trong nước có thiếu hụt và tăng giá khi Nga giảm xuất khẩu?

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành chăn nuôi Việt Nam đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và còn dư để xuất khẩu. Đến tháng 2.2022, tổng chăn nuôi lợn tăng 2,9%, chăn nuôi bò tăng 0,9%, chăn nuôi gia cầm tăng 2%. Hiện nay, tổng đàn lợn cả nước đạt trên 28 triệu con,  tổng đàn gia cầm khoảng 523 triệu con, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Theo Tổng cục Hải quan, bước sang năm 2022, Nga không còn là thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt lợn lớn nhất của Việt Nam.

Tháng 1.2022, Việt Nam nhập khẩu 53.700 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 114,13 triệu USD, tăng 4,3% về lượng và tăng 17,9% về trị giá so với tháng 12.2021. So với tháng 1.2021, nhập khẩu thịt giảm 2,8% về lượng nhưng tăng 6,2% về trị giá.

Ấn Độ là thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam. Tháng 1.2022, nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ Ấn Độ đạt 13.890 tấn, trị giá 42,95 triệu USD, tăng 150,9% về lượng và tăng 166,1% về trị giá so với tháng 12.2021.

Từ thông tin này có thể cho thấy, xung đột Nga - Ukraina sẽ tác động lên giá thịt các loại trên nhiều nước, nhưng không làm giảm nguồn cung thịt các loại của Việt Nam, bởi hiện nay ngành chăn nuôi Việt Nam đủ khả năng cung ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã chuyển sang nhập khẩu thịt từ Ấn Độ, giảm nhập khẩu từ Nga.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Giá xăng tăng cao nhất từ trước tới nay: Giá thực phẩm cũng tăng dựng đứng

Thuý Nga - Cường Ngô |

Người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp bày tỏ lo ngại khi giá các mặt hàng thiết yếu lẫn nguyên vật liệu đều lần lượt tăng mạnh  theo giá xăng dầu trong thời gian gần đây.

Cảnh giác với thông tin sai về "thực phẩm diệt virus SARS-CoV-2" trên mạng

Hà Lê |

Khi trẻ mắc COVID-19, để hạn chế diễn biến nặng, nguy kịch, trẻ cần được theo dõi thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Bởi dinh dưỡng hỗ trợ và cải thiện "hàng rào" bảo vệ cơ thể, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng phục hồi, đề phòng cơ thể suy kiệt dẫn tới suy dinh dưỡng và hạn chế những biến chứng nặng hậu COVID-19.

Xăng, thực phẩm tăng giá, công nhân thêm nặng gánh chi tiêu

Quế Chi - Minh Hương |

Lương vốn “ráo mồ hôi là hết tiền”, khi giá xăng dầu cùng các mặt hàng nhu yếu phẩm như rau, củ quả tăng chóng mặt thì áp lực chi tiêu càng đè nặng lên vai công nhân.

Dự báo diễn biến không khí lạnh và nắng nóng trong một tháng tới

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh trong thời kỳ cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm nay khả năng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kì.

Ủng hộ đưa lịch sử là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau thông tin môn lịch sử dự kiến là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở Hà Tĩnh đã bày tỏ ủng hộ và sẵn sàng tâm thế nếu điều này được thực hiện.

Hà Nội chốt ba môn thi vào lớp 10 năm học 2023-2024

Vân Trang |

Năm nay, Hà Nội sẽ thi tuyển 3 môn: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập.

Phú Thọ: Dân khốn khổ vì dự án đường cao hơn nền nhà cả mét

Tô Công - Minh Nguyễn |

Người dân sống tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao bức xúc vì dự án đường nâng nền lên quá cao, gây phiền toái thậm chí là thiệt hại cho nhiều hộ gia đình.

Muôn kiểu tranh chấp chung cư: Khi khu đô thị đáng sống không còn đáng sống

Khương Duy |

Thời gian qua, việc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư chung cư ngày càng tăng. Không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, tình trạng này còn xảy ra ở nhiều địa phương. Tranh chấp kéo dài không tìm được lời giải khiến việc ở chung cư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Giá xăng tăng cao nhất từ trước tới nay: Giá thực phẩm cũng tăng dựng đứng

Thuý Nga - Cường Ngô |

Người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp bày tỏ lo ngại khi giá các mặt hàng thiết yếu lẫn nguyên vật liệu đều lần lượt tăng mạnh  theo giá xăng dầu trong thời gian gần đây.

Cảnh giác với thông tin sai về "thực phẩm diệt virus SARS-CoV-2" trên mạng

Hà Lê |

Khi trẻ mắc COVID-19, để hạn chế diễn biến nặng, nguy kịch, trẻ cần được theo dõi thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Bởi dinh dưỡng hỗ trợ và cải thiện "hàng rào" bảo vệ cơ thể, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng phục hồi, đề phòng cơ thể suy kiệt dẫn tới suy dinh dưỡng và hạn chế những biến chứng nặng hậu COVID-19.

Xăng, thực phẩm tăng giá, công nhân thêm nặng gánh chi tiêu

Quế Chi - Minh Hương |

Lương vốn “ráo mồ hôi là hết tiền”, khi giá xăng dầu cùng các mặt hàng nhu yếu phẩm như rau, củ quả tăng chóng mặt thì áp lực chi tiêu càng đè nặng lên vai công nhân.