Xuất siêu 2 tháng đạt 1,29 tỉ USD, dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp

Vũ Long |

Ước tính xuất siêu trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt 1,29 tỉ USD, trong đó, xuất khẩu đạt 48,55 tỉ USD, nhập khẩu đạt 47,26 tỉ USD.

Theo Tổng cục Thống kê, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 2 tháng đầu năm nay đạt mức tăng cao, dù dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Đặc biệt, trong 2 tháng đầu năm, xuất siêu tiếp tục ghi dấu ấn.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm nay ước tính đạt 95,81 tỉ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 48,55 tỉ USD, tăng 23,2%; nhập khẩu đạt 47,26 tỉ USD, tăng 25,9%. Chỉ tính riêng tháng 2.2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 20 tỉ USD.

Cán cân thương mại hàng hóa 2 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 1,29 tỉ USD.

Trong tổng số 48,55 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm con số áp đảo tới 76,4%. Tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực này (kể cả dầu thô) đạt 37,07 tỉ USD, tăng 30,5%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước dù thấp hơn nhiều, chỉ đạt 11,48 tỉ USD nhưng cũng tăng 4,4%. Trong 2 tháng có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 73,8% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, trong 2 tháng đầu năm 2021 nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 26,6 tỉ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 17,3 tỉ USD, tăng 18,6%. Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 3,6 tỉ USD, tăng 22,2%. Nhóm hàng thủy sản đạt 1 tỉ USD, tăng 0,7%.

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến là Trung Quốc, Châu Âu, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản… Dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng trong 2 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu và tất cả các thị trường này đều đạt tăng trưởng dương.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa tháng 2.2021 đạt 20,8 tỉ USD, giảm 21,4% so với tháng trước và tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước.

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2021, nhóm hàng tư liệu sản xuất tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,7% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 2,96 tỉ USD, tăng 18,4% và chiếm 6,3%.

Trong 2 tháng qua, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiếp đó là Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Châu Âu, Hoa Kỳ…

Theo PGS.TS Nguyễn Trí Hiếu, xuất siêu tăng một phần vì nhập khẩu giảm. Nếu nhập khẩu tiếp tục giảm sẽ tạo ra thiếu hụt các nguyên vật liệu đầu vào cho nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, thống kế 2 tháng đầu năm cho thấy, nhập khẩu hàng hóa đã tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm hàng tư liệu sản xuất tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,7% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 2,96 tỉ USD, tăng 18,4% và chiếm 6,3%. Điều này cho thấy, hoạt động sản xuất, kinh doanh đang tăng trong bối cảnh COVID-19 phức tạp.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Cả nước tiếp tục xuất siêu nhờ khu vực FDI

Văn Nguyễn |

Dù tổng vốn đăng ký của các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) có mức giảm so với cùng kỳ 2020, số vốn thực hiện vẫn duy trì mức tăng trưởng dương đáng khích lệ và FDI tiếp tục là khu vực đóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu, bù đắp cho phần nhập siêu và giúp cả nước xuất siêu trong 2 tháng đầu năm nay.

Xuất siêu đạt 1,3 tỉ USD ngay tháng đầu năm: Kịch bản nào cho xuất khẩu Việt Nam năm 2021?

Mi Vân |

Tin vui đến ngay từ đầu năm 2021 khi cán cân thương mại thặng dư của Việt Nam đạt 1,3 tỉ USD. Mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, số liệu xuất siêu tăng trưởng rất lạc quan, tạo điểm tựa để xuất khẩu nông sản có thêm đà bứt tốc trong các tháng tiếp theo của năm 2021.

Xuất siêu 1,3 tỉ USD ngay từ đầu năm: Tạo đà bứt phá tăng trưởng, bất chấp COVID-19

Nguyễn Nam Phong |

Tháng 1.2021, cán cân thương mại thặng dư của Việt Nam đạt 1,3 tỉ USD. Với số xuất siêu 1,3 tỉ USD ngay từ đầu năm, cùng với sự hỗ trợ của các Hiệp định Thương mại tự do (AFTA), thực hiện triệt để “mục tiêu kép” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam có thể đạt con số xuất khẩu lạc quan trong năm 2021.

Nghệ An: Vì sao thu ngân sách hơn 20 nghìn tỉ nhưng không đủ chi?

QUANG ĐẠI |

Tính đến hết năm 2022, thu ngân sách của tỉnh Nghệ An đạt 21.152 tỉ đồng, tăng 40,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Vợ chồng trẻ đau đầu chuyện biếu Tết nội, ngoại

Phương Trang |

Biếu quà Tết nhà nội, nhà ngoại bao nhiêu là đủ, biếu quà làm sao để không làm mất lòng ai,... luôn là nỗi niềm đau đáu của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Cả nước tiếp tục xuất siêu nhờ khu vực FDI

Văn Nguyễn |

Dù tổng vốn đăng ký của các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) có mức giảm so với cùng kỳ 2020, số vốn thực hiện vẫn duy trì mức tăng trưởng dương đáng khích lệ và FDI tiếp tục là khu vực đóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu, bù đắp cho phần nhập siêu và giúp cả nước xuất siêu trong 2 tháng đầu năm nay.

Xuất siêu đạt 1,3 tỉ USD ngay tháng đầu năm: Kịch bản nào cho xuất khẩu Việt Nam năm 2021?

Mi Vân |

Tin vui đến ngay từ đầu năm 2021 khi cán cân thương mại thặng dư của Việt Nam đạt 1,3 tỉ USD. Mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, số liệu xuất siêu tăng trưởng rất lạc quan, tạo điểm tựa để xuất khẩu nông sản có thêm đà bứt tốc trong các tháng tiếp theo của năm 2021.

Xuất siêu 1,3 tỉ USD ngay từ đầu năm: Tạo đà bứt phá tăng trưởng, bất chấp COVID-19

Nguyễn Nam Phong |

Tháng 1.2021, cán cân thương mại thặng dư của Việt Nam đạt 1,3 tỉ USD. Với số xuất siêu 1,3 tỉ USD ngay từ đầu năm, cùng với sự hỗ trợ của các Hiệp định Thương mại tự do (AFTA), thực hiện triệt để “mục tiêu kép” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam có thể đạt con số xuất khẩu lạc quan trong năm 2021.