Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu ở Lạng Sơn: Thích ứng để hàng hóa không ùn ứ

Trần Tuấn |

Mỗi ngày, có hàng nghìn phương tiện chở hàng hóa xuất nhập khẩu lưu thông qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn với số lượng lái xe, phụ xe trung bình từ 3.000-4.000 người. Từ ngày 19.7 - 1.11, riêng với mặt hàng thanh long, các cửa khẩu ở Lạng Sơn đã thông quan 11.960 xe container, đạt 239.200 tấn. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua tỉnh Lạng Sơn đạt 3 tỉ USD trong 9 tháng năm 2021.Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 128 của Chính phủ, tỉnh Lạng Sơn đã và đang tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động thông quan hàng hóa qua cửa khẩu diễn ra an toàn, nhanh chóng, đảm bảo thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa phục hồi phát triển kinh tế.

Xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh khi có Nghị quyết 128

Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) một ngày đầu tháng 11, ngoài trời sầm sập mưa phùn. Một nhóm tài xế chở nông sản từ phía Nam ra ngồi trò chuyện ở bãi phụ gần cửa khẩu chờ giờ xuất hàng. Hoà lẫn tiếng mưa rơi là tiếng cười vui của những tài xế đường dài.

Đoàn Thanh Vĩnh (25 tuổi, Quảng Nam), tài xế chở thanh long cho một công ty ở Bình Thuận ra cửa khẩu Tân Thanh cho biết, không khí này khác xa sự ảm đảm cách đây 1 tháng.

Vĩnh kể, trước khi có Nghị quyết 128 (Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.), anh em tài xế chở nông sản xuất khẩu “vô cùng đau khổ”, nhiều người thậm chí phải bỏ nghề bởi phải test COVID-19 liên tục.

“Cứ nói 3 ngày test 1 lần nhưng thật ra là 2 ngày phải test 1 lần để có kết quả gối đầu. Nếu không kết quả xét nghiệm hết hạn sẽ bị các chốt kiểm soát dịch ở các địa phương xử phạt. Liên tục qua mấy tháng, tôi đã ngoáy mũi không biết bao nhiêu lần khiến mũi bị viêm, chảy máu và nhức đầu”, Vĩnh kể.

Anh Nguyễn Minh Long, một tài xế chở container mít từ Cần Thơ ra, chia sẻ thêm, trước khi có Nghị quyết 128, một số địa phương áp dụng các chính sách kiểm soát dịch bệnh khác nhau nên cánh tài xế phải chịu rất nhiều áp lực. Dù đã thực hiện xét nghiệm 3 ngày/lần nhưng có khi đến một tỉnh thành nào đó lại không được chấp nhận.

Cánh tài xế cho biết, mọi thứ thay đổi từ khi có Nghị quyết 128. Theo đó, thời điểm này, với một xe hàng từ phía Nam ra đến các cửa khẩu ở Lạng Sơn đã nhanh hơn rất nhiều do không phải dừng đỗ, xét nghiệm dọc đường nhiều như trước. Với các tỉnh vùng xanh thì chỉ phải test COVID 1 lần, khi vào đến tỉnh Lạng Sơn thì chỉ cần cung cấp giấy xét nghiệm âm tính trong 72 giờ và khai báo y tế là được đi thẳng đến cửa khẩu.

“Chúng tôi không còn bị gây khó dễ bởi các trạm kiểm soát dịch ở địa phương khác, từ đó cũng tiết kiệm được thời gian và tài chính cho doanh nghiệp trong việc xuất khẩu hàng hóa”, tài xế Nguyễn Minh Long cho biết.

Các tài xế chia sẻ thêm, khi vào đến địa bàn Lạng Sơn, họ cũng thường xuyên được tuyên truyền và nhắc nhở về việc đảm bảo chống dịch, chỉ tập trung ở khu vực xe của mình, không di chuyển qua các địa điểm khác.

Hiện, mỗi ngày, có hàng nghìn phương tiện chở hàng hóa xuất nhập khẩu lưu thông qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn với số lượng lái xe, phụ xe trung bình từ 3.000-4.000 người.

Thích ứng linh hoạt

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Phó Giám đốc Sở Công thương Lạng Sơn Liễu Anh Minh - cho biết, tỉnh Lạng Sơn vẫn đang cố gắng vừa kiểm soát dịch, vừa tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Minh, hiện tại, ngoài chốt kiểm soát ở tỉnh thì Lạng Sơn duy trì chốt kiểm soát dịch ở 5 cửa khẩu là cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng, cửa khẩu chính Chi Ma, cửa khẩu phụ Tân Thanh, Cốc Nam. Mỗi cửa khẩu một chốt.

“Chốt đầu tỉnh chỉ kiểm soát giấy tờ, đến khu vực cửa khẩu, các trường hợp sau khi đo thân nhiệt, có biểu hiện nghi nhiễm thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành test COVID để đảm bảo an toàn cho hoạt động xuất nhập khẩu”, ông Minh thông tin.

Lý giải về việc có thêm một chốt kiểm dịch tại khu vực cửa khẩu, Phó Giám đốc Sở Công Thương Lạng Sơn cho biết, hiện Trung Quốc vẫn coi Việt Nam là vùng có dịch. Chỉ cần để 1 ca nhiễm theo tài xế qua khu vực cửa khẩu sang nước bạn xuất hàng thì có thể Trung Quốc sẽ đóng lại hoạt động giao thương 2 nước tại khu vực cửa khẩu có ca nhiễm đó.

“Lạng Sơn làm điều này là vì cả nước, bởi nếu Trung Quốc đóng cửa khẩu, hàng hóa, nông sản của ta không xuất sang được thì thiệt hại là rất lớn”, ông Minh nói.

Theo thống kê của Sở Công Thương Lạng Sơn, từ 19.7 - 1.11, riêng với mặt hàng thanh long, các cửa khẩu ở Lạng Sơn đã thông quan 11.960 xe container, đạt 239.200 tấn. Những ngày gần đây, số lượng thanh long xuất khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt từ 1.300 -  gần 2.400 tấn/ngày.

Ông Hồ Tiến Thiệu - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn - cho biết, tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục nâng cao dự báo tình hình, nắm bắt các chính sách, biện pháp áp dụng với hoạt động xuất nhập khẩu của phía Trung Quốc, tăng cường các hoạt động giao lưu, hợp tác với Trung Quốc. Nhất là trao đổi, hội đàm, kịp thời đề ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn, tạo đà đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như sản xuất hàng hóa trong nước, nâng cao năng lực thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh, hạn chế ùn tắc hàng hóa qua các cửa khẩu, đồng thời đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.

“Mục tiêu của Lạng Sơn là đưa kinh tế cửa khẩu trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh, phấn đấu sớm trở thành một trong những trung tâm, đầu mối hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ và kinh tế cửa khẩu trọng điểm của vùng Đông Bắc, là cửa ngõ quan trọng thông thương hàng hóa của các nước ASEAN với thị trường Trung Quốc và các nước khác. Trong đó, xây dựng Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị trở thành “cửa khẩu kiểu mẫu”, Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn nói.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua tỉnh Lạng Sơn đạt 3 tỉ USD trong 9 tháng

Theo thống kê của UBND tỉnh Lạng Sơn, 9 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh đạt hơn 3 tỉ USD, riêng xuất khẩu đạt 980 triệu USD (trong đó hơn một nửa là nông sản từ các địa phương khác).

Trong 2 tháng cuối năm, đơn vị sẽ giải quyết linh hoạt các vấn đề khó khăn, vướng mắc phát sinh (nếu có) để xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục tăng trưởng và hoạt động ổn định.

Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trên 13%

Vũ Long |

10 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 38,8 tỉ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hàng hóa gặp khó khăn tại cửa khẩu Thanh Thủy

Vũ Long |

Từ 4 ngày nay, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc qua cửa khẩu Thanh Thủy gặp nhiều khó khăn.

Tăng trưởng 30%, xuất khẩu gỗ có thể cán đích 14-14,5 tỉ USD

Vũ Long |

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đang nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, hoàn thành các đơn hàng. Mục tiêu xuất khẩu 14-14,5 tỉ USD có thể hoàn thành trong năm 2021.

Giá lúa lại tăng nhờ giá xuất khẩu gạo ổn định ở mức cao

Vũ Long |

Giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang cao hơn của các nước xuất khẩu gạo truyền thống từ 50-75 USD/tấn, giúp kéo giá lúa trong nước tăng.

Dư địa xuất khẩu rau quả lớn, nhưng không dễ cạnh tranh

Nguyễn Duy Nghĩa |

Mỗi năm xuất khẩu được khoảng 3 tỉ USD từ rau quả, dư địa thị trường còn rất lớn nhưng Việt Nam cần nỗ lực để đủ sức cạnh tranh.

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trên 13%

Vũ Long |

10 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 38,8 tỉ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hàng hóa gặp khó khăn tại cửa khẩu Thanh Thủy

Vũ Long |

Từ 4 ngày nay, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc qua cửa khẩu Thanh Thủy gặp nhiều khó khăn.

Tăng trưởng 30%, xuất khẩu gỗ có thể cán đích 14-14,5 tỉ USD

Vũ Long |

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đang nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, hoàn thành các đơn hàng. Mục tiêu xuất khẩu 14-14,5 tỉ USD có thể hoàn thành trong năm 2021.

Giá lúa lại tăng nhờ giá xuất khẩu gạo ổn định ở mức cao

Vũ Long |

Giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang cao hơn của các nước xuất khẩu gạo truyền thống từ 50-75 USD/tấn, giúp kéo giá lúa trong nước tăng.

Dư địa xuất khẩu rau quả lớn, nhưng không dễ cạnh tranh

Nguyễn Duy Nghĩa |

Mỗi năm xuất khẩu được khoảng 3 tỉ USD từ rau quả, dư địa thị trường còn rất lớn nhưng Việt Nam cần nỗ lực để đủ sức cạnh tranh.