Xuất khẩu hoa quả sang Trung Quốc từ ngày 1.4: Đổi mới tư duy để bắt kịp thị trường

KHÁNH VŨ |

Theo Bộ Công Thương, từ 1.4.2018, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu (XK) hoa quả vào thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu nhập khẩu (NK) thuộc địa bàn tỉnh Quảng Tây, hoa quả Việt Nam phải áp dụng yêu cầu truy xuất nguồn gốc: Tên sản phẩm hoa quả; nguồn gốc xuất xứ; tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh.

DN có thể dán thêm nhãn để bổ sung các thông tin kể trên đồng thời có mã vạch, QR code hoặc tem chống hàng giả để có thể kiểm tra bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, phía Việt Nam, cơ quan trực tiếp phải triển khai là Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NNPTNT) đã tỏ ra hết sức bất ngờ vì không nắm được thông tin.

Cục Bảo vệ Thực vật “ngã ngửa” vì bất ngờ

Đó là khẳng định của ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NNPTNT) khi được hỏi về thông tin nêu trên. Ông Trung tỏ ra khá bất ngờ.

“Tôi không hiểu Bộ Công Thương lấy thông tin từ đâu, nhưng chúng tôi là cơ quan chính thống (trực tiếp kiểm dịch thực vật nông sản XNK-PV) chưa nhận được thông tin chính thức gì từ cơ quan kiểm dịch thực vật (KDTV) Trung Quốc.

Về mặt nguyên tắc, Trung Quốc với Việt Nam đều tham gia WTO và đều thống nhất rằng, khi có bất kỳ biện pháp gì thay đổi phải thông báo cho cơ quan chính thức phía bên kia để có biện pháp và thời gian thích ứng để triển khai. Nếu một biện pháp thay đổi quan trọng như vậy sẽ bao trùm trên phạm vi cả nước chứ không riêng gì một tỉnh nào”.

Ông Hoàng Trung cho rằng: “Nếu thông tin mà Bộ Công Thương thông báo là đúng, thì văn bản chính thống của cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc gửi chúng tôi chưa đến. Trường hợp thứ hai là, các thông tin trên là không đúng.

Tại thời điểm này, việc thông thương giữa các cửa khẩu của 2 nước vẫn diễn ra bình thường, cơ quan kiểm dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn triển khai công việc như trước, hàng ngày tiếp xúc công việc với nhau và phía bạn chưa có bất kỳ thông tin nào về việc này.

Tôi không hiểu thông tin này ở đâu ra. Nếu có thật, thì về mặt nguyên tắc, Đại sứ quán Việt Nam tại nước bạn đã có thông tin gửi về. Bộ Công Thương lấy thông tin ở đâu ra, nghe ai, tôi không biết”.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Lê Thanh Hòa - Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS) cho biết: Ông chưa nắm được thông tin trên kênh chính thức về vấn đề này giữa hai cơ quan. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, ông Hòa xác nhận đó là quy định của tỉnh Quảng Tây.

Nông dân và DN “trở tay không kịp”

Theo thông báo của Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi (Bộ Công Thương), từ ngày 1.4.2018, các DN Trung Quốc NK hoa quả từ Việt Nam khi làm thủ tục xin “Giấy phép kiểm dịch động thực vật NK” tại cơ quan quản lý kiểm nghiệm, kiểm dịch NK Quảng Tây cần cung cấp thêm “hình ảnh chụp bao bì chứa thông tin truy xuất nguồn gốc chất lượng sản phẩm”.

Thông tin bao gồm: Tên sản phẩm hoa quả; nguồn gốc xuất xứ; tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh. DN có thể dán thêm nhãn để bổ sung các thông tin kể trên đồng thời có mã vạch, QR code hoặc tem chống hàng giả để có thể kiểm tra bất cứ lúc nào. Theo đó, các DN XK hoa quả của Việt Nam được biết và chủ động phối hợp với DN NK của Trung Quốc trong quá trình làm thủ tục NK tại cửa khẩu của Trung Quốc”.

Ông Lê Thanh Hòa cho biết, theo quy định của tỉnh Quảng Tây, hoa quả Việt Nam XK sang Trung Quốc thì phía Việt Nam phải gửi cho phía kiểm dịch Trung Quốc về địa chỉ vùng trồng, nhà máy đóng gói, mã hàng hóa. Nghĩa là trong hồ sơ xin phép kiểm dịch XK hoa quả sang tỉnh này phải có bản chụp đầy đủ thông tin về bao bì (hoa quả này là loại gì, trồng ở đâu, đóng gói ở địa chỉ nào, ký hiệu mã hàng hóa…) để họ có đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc khi cần hoặc khi phát hiện ra vấn đề mất an toàn thực phẩm hoặc phát hiện có đối tượng kiểm dịch.

“Đây không phải là quy định mới, mà từ năm 2009 khi có ách tắc về XK bột sắn, khi sang làm việc với Trung Quốc hai bên đã thống nhất có 5 loại quả là mặt hàng truyền thống được gửi hồ sơ có vùng trồng, sản lượng để biết được xuất xứ, nhưng hồi đó không có yêu cầu về địa chỉ đóng gói và các yêu cầu kỹ thuật khác”.

Ông Hoàng Trung đặc biệt nhấn mạnh, nếu áp dụng quy định này ngay từ ngày 1.4 (trong khi ngày 28.3, Bộ Công Thương mới thông tin trên trang web của bộ) thì các DN, các hộ trồng cây trái XK sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

“Nếu theo quy định này, sẽ được hiểu là phía bạn sẽ kiểm tra, truy xuất từ từng vùng trồng của mỗi loại nông sản (trái cây - PV) thì ảnh hưởng rất lớn chứ không phải là “có ảnh hưởng hay không”.

Để thực hiện việc này, cần có thời gian, kế hoạch, phương pháp chứ không phải nói làm là làm. Áp dụng biện pháp này sẽ kéo theo rất nhiều rắc rối khác. Ngay các cơ quan kiểm dịch ở các cửa khẩu cũng chưa có bất kỳ phản hồi gì về việc này”.

Thay đổi tư duy để bắt kịp thị trường

Rõ ràng phía tỉnh Quảng Tây đã có thông tin như vậy, nhưng nếu Bộ NNPTNT không nắm được quy định này, là hết sức đáng trách. Bởi, nếu từ 1.4 phía bạn áp dụng quy định nói trên, nhưng nông dân và DN không nắm được, vẫn trồng hoa quả, đóng gói và làm hồ sơ XK theo quy định cũ, khiến hoa quả không thể xuất đi, bị ách tắc lại cửa khẩu, thì thiệt hại là vô cùng lớn. Hiện nay, XK tiểu ngạch bị siết chặt, việc XK hàng hóa sang Trung Quốc đang ngày càng khó hơn.

Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường nông sản thế giới liên tục biến động, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các quốc gia ngày càng nâng cao hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và chất lượng để hạn chế NK. Nông sản Việt Nam XK đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ các yếu tố thị trường và phi thị trường; trong đó rào cản kỹ thuật như quy định chặt chẽ về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và chất lượng đang là vấn đề lớn đối với nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam khi tham gia thị trường XK.

Thị trường Trung Quốc đặt ra những yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi nông sản Việt Nam muốn XK sang thị trường này buộc phải thay đổi, trong đó quan trọng nhất là nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, nguồn gốc.

Mặc dù sẽ gặp một số khó khăn ban đầu, nhưng các hàng rào kỹ thuật của Trung Quốc sẽ bắt buộc nông dân Việt Nam nâng cao quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm, cả nông dân, DN và chính Bộ NNPTNT cần phải thay đổi tư duy để bắt kịp thị trường. Theo đó, ngành NNPTNT cần quy hoạch vùng trồng trái cây, đầu tư công nghệ chế biến, công nghệ sinh học bảo quản.

KHÁNH VŨ
TIN LIÊN QUAN

3 tháng, phát hiện 3 vụ bơm hóa chất vào nông sản quy mô “động trời”

Kh.V |

Sau 1 thời gian lắng chìm, tình trạng bơm hoá chất vào nông sản, thực phẩm lại đang có xu hướng quay trở lại.

Hoa quả Trung Quốc hàng tháng trời không hỏng: Chuyên gia cảnh báo độc hại - cục vẫn bảo... an toàn!

Phong Nguyễn |

Trước thông tin trên mạng xã hội cho rằng, hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc được ngâm, tẩm hóa chất độc hại, người tiêu dùng Việt Nam e ngại không dám sử dụng. Nhiều người tiêu dùng đã mua hoa quả về tự “thí nghiệm” và thấy những quả táo, lê, nho… có thể tươi hàng tháng trời. Thế nhưng, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) - Bộ NNPTNT lại khẳng định: Hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam là an toàn.

100% hoa quả Trung Quốc được kiểm dịch, tại sao dân không dám ăn?

PHONG NGUYỄN |

Mặc dù Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) - Bộ NNPTNT khẳng định: 100% hoa quả Trung Quốc đều được kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu, nhưng người tiêu dùng Việt vẫn rất e ngại, thậm chí không dám ăn. Do bị “tẩy chay”, lượng hoa quả Trung Quốc về chợ đã giảm nhiều và tiêu thụ rất chậm.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

3 tháng, phát hiện 3 vụ bơm hóa chất vào nông sản quy mô “động trời”

Kh.V |

Sau 1 thời gian lắng chìm, tình trạng bơm hoá chất vào nông sản, thực phẩm lại đang có xu hướng quay trở lại.

Hoa quả Trung Quốc hàng tháng trời không hỏng: Chuyên gia cảnh báo độc hại - cục vẫn bảo... an toàn!

Phong Nguyễn |

Trước thông tin trên mạng xã hội cho rằng, hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc được ngâm, tẩm hóa chất độc hại, người tiêu dùng Việt Nam e ngại không dám sử dụng. Nhiều người tiêu dùng đã mua hoa quả về tự “thí nghiệm” và thấy những quả táo, lê, nho… có thể tươi hàng tháng trời. Thế nhưng, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) - Bộ NNPTNT lại khẳng định: Hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam là an toàn.

100% hoa quả Trung Quốc được kiểm dịch, tại sao dân không dám ăn?

PHONG NGUYỄN |

Mặc dù Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) - Bộ NNPTNT khẳng định: 100% hoa quả Trung Quốc đều được kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu, nhưng người tiêu dùng Việt vẫn rất e ngại, thậm chí không dám ăn. Do bị “tẩy chay”, lượng hoa quả Trung Quốc về chợ đã giảm nhiều và tiêu thụ rất chậm.