Xuất khẩu gạo giảm 10,4% giá trị, dự báo còn tiếp tục khó khăn

Khánh Vũ |

Xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2019 ước đạt 837.000 tấn và 364 triệu USD, tăng 1,1% về khối lượng nhưng giảm 10,4% về giá trị.

Nhiều thị trường truyền thống chưa có kế hoạch nhập khẩu

Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Cục Chế biến), khối lượng gạo xuất khẩu tháng 2.2019 ước đạt 399.000 tấn với giá trị đạt 169 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2019 ước đạt 837.000 tấn và 364 triệu USD, tăng 1,1% về khối lượng nhưng giảm 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Lý giải về vấn đề này, Cục Chế biến cho rằng nguyên nhân là do giá gạo xuất khẩu bình quân tháng 1.2019 chỉ ở mức 446 USD/tấn, giảm tới 8,2% so với cùng kỳ năm 2018. Hiện tại, giá gạo thu mua tại ruộng đã giảm sâu bởi một số thị trường truyền thống như Trung Quốc, Philippines chưa lên kế hoạch nhập khẩu gạo cho năm 2019.

 

“Thị trường lớn nhất xuất khẩu gạo của Việt Nam là Trung Quốc hiện nay xuất hiện thách thức mới. Các thị trường truyền thống như Phillipines, Indonesia đều đã nhập khẩu nhiều trong năm ngoái và hiện chưa có nhu cầu nhập khẩu thêm. Malaysia cũng vừa tăng 5% diện tích sản xuất lúa gạo với mong muốn giảm phụ thuộc vào gạo nhập khẩu” - ông Nguyễn Quốc Toản Cục trưởng Cục Chế biến nêu ý kiến và chỉ rõ bức tranh xuất khẩu gạo trong vài tháng tới vẫn còn nhiều điểm xám.

Giá lúa, gạo trong nước giảm sâu

Tại thị trường trong nước, vụ Đông Xuân 2018-2019, giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm mạnh, trong đó giá lúa tại Kiên Giang giảm mạnh nhất: Lúa IR50404 giảm 600đ/kg từ 6.000đ/kg xuống còn 5.400đ/kg; lúa OM 4218 giảm 300đ/kg xuống còn 5.800 – 5.900đ/kg; lúa OM 6976 giảm 300đ/kg xuống 5.700 – 5.800đ/kg; lúa Jasmine giảm 400đ/kg xuống còn 6.300 – 6.500đ/kg.

Tại An Giang, gạo tẻ IR50404 ở mức 9.500đ/kg; gạo chất lượng cao ở mức 13.000đ/kg; gạo thơm đặc sản jasmine ở mức 14.000đ/kg.

Tại Vĩnh Long, lúa tươi IR50404 ở mức 4.500đ/kg, lúa khô ở mức 5.000 đ/kg; gạo IR50404 ở mức 12.000đ/kg; gạo jasmine ở mức 14.000đ/kg.

Tại Bạc Liêu, lúa tươi IR50404 ở mức thấp từ 4.100 – 4.300đ/kg; lúa tươi các giống chất lượng cao giảm từ 5.100 – 5.300đ/kg xuống còn 4.700 – 4.800đ/kg; lúa tài nguyên ở mức 7.000 – 7.300đ/kg.

Trong khi vụ Đông Xuân đang vào vụ rộ, nhưng các thị trường nhập khẩu truyền thống của Việt Nam như Trung Quốc, Philippines chưa mua vào. Các chuyên gia kinh tế cũng đưa ra dự báo, xuất khẩu gạo tháng 3.2019 sẽ tiếp tục gặp khó khăn do các thị trường lớn của Việt Nam như Philippines và Indonesia chưa có kế hoạch nhập khẩu năm 2019.

Trước tình hình này, Bộ NNPTNT đã đề nghị Bộ Tài chính tập trung triển khai mua dự trữ quốc gia năm 2019 với số lượng 80.000 tấn thóc và 200.000 tấn gạo.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo các TCty lương thực thực hiện đúng Nghị định 157, mua dự trữ 5% theo quy định, thực hiện sớm kế hoạch xuất khẩu cho Philippines 200.000 tấn gạo và xuất khẩu 100.000 tấn gạo cho Trung Quốc.

Về loại gạo xuất khẩu, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 64% tổng kim ngạch; gạo Jasmine và gạo thơm chiếm 23%; gạo nếp chiếm 9% và gạo Japonica, gạo giống Nhật chiếm 4%.

Các thị trường xuất khẩu gạo trắng lớn nhất của Việt Nam là Phillipines (68%), Cuba (20%). Với gạo Jasmine và gạo thơm, thị trường xuất khẩu lớn nhất Bờ Biển Ngà (21%), Ghana (14%) và Malaysia (11%).

Hồng Kông là thị trường xuất khẩu gạo nếp lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 54% tổng khối lượng gạo nếp xuất khẩu của Việt Nam, tiếp theo là Trung Quốc (20%) và Phillipines (13%).

Với gạo Japonica và gạo giống Nhật, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Papua Quần đảo Solomon (15%) và Papua New Gunie (9%).

Khánh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Bộ NNPTNT muốn tập trung xuất khẩu gạo thơm, gạo nếp

Kh.V |

Với kế hoạch xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch khoảng 3 tỉ USD, Bộ NNPTNT đặt mục tiêu nâng cao chất lượng, giảm dần số lượng, phấn đấu xuất khẩu gạo thơm, gạo nếp sang các thị trường tiềm năng.

Xuất khẩu gạo Việt Nam "thẳng tiến" tới mốc 6,15 triệu tấn

Kh.V |

Khối lượng xuất khẩu gạo 11 tháng năm 2018 ước đạt 5,7 triệu tấn và 2,9 tỉ USD, tăng 5,6% về khối lượng và tăng 17,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Dù giảm sút, nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam.

Cởi “nút thắt” để xuất khẩu gạo bứt phá

Phong Nguyễn |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu (XK) gạo thay thế Nghị định 109/2010. Theo đó, từ 1.10.2018, khi nghị định này có hiệu lực thi hành, hàng loạt “nút thắt” cản trở doanh nghiệp (DN) trong XK gạo sẽ được cởi bỏ. Nhiều câu hỏi đặt ra, trước tình trạng Trung Quốc dựng thêm hàng rào kỹ thuật, XK gạo có duy trì được đà tăng trưởng như 8 tháng vừa qua?

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Bộ NNPTNT muốn tập trung xuất khẩu gạo thơm, gạo nếp

Kh.V |

Với kế hoạch xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch khoảng 3 tỉ USD, Bộ NNPTNT đặt mục tiêu nâng cao chất lượng, giảm dần số lượng, phấn đấu xuất khẩu gạo thơm, gạo nếp sang các thị trường tiềm năng.

Xuất khẩu gạo Việt Nam "thẳng tiến" tới mốc 6,15 triệu tấn

Kh.V |

Khối lượng xuất khẩu gạo 11 tháng năm 2018 ước đạt 5,7 triệu tấn và 2,9 tỉ USD, tăng 5,6% về khối lượng và tăng 17,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Dù giảm sút, nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam.

Cởi “nút thắt” để xuất khẩu gạo bứt phá

Phong Nguyễn |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu (XK) gạo thay thế Nghị định 109/2010. Theo đó, từ 1.10.2018, khi nghị định này có hiệu lực thi hành, hàng loạt “nút thắt” cản trở doanh nghiệp (DN) trong XK gạo sẽ được cởi bỏ. Nhiều câu hỏi đặt ra, trước tình trạng Trung Quốc dựng thêm hàng rào kỹ thuật, XK gạo có duy trì được đà tăng trưởng như 8 tháng vừa qua?