Xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường “quen” đều tăng

CAO NGUYÊN |

Tính tới hết quý I/2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019.

Thông tin từ Vụ thị trường Châu Á - Châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, tại thị trường Trung Quốc trong Quý I.2020, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 9,3 tỉ USD tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2019; chiếm tỷ trọng 14,8% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường chính sách quản lý chất lượng nông sản thực phẩm nhập khẩu, tăng cường thực thi các chính sách quản lý thương mại biên giới. Đồng thời, Trung Quốc cũng đang thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường nhập khẩu nông sản.

Bên cạnh đó, sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với việc xuất khẩu nhóm hàng này như khó khăn trong lưu thông do các nước áp dụng các biện pháp ngăn chặn và khống chế dịch bệnh, sự suy giảm nhu cầu do hạn chế đi lại và du lịch…

Tại thị trường Hàn Quốc trong quý I.2020, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hàn Quốc đạt 16,5 tỉ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 4,7 tỉ USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong khi đó, tại thị trường Nhật Bản trong quý I.2020, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản đạt 5 tỉ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo đánh giá của Vụ thị trường Châu Á- Châu Phi (Bộ Công Thương), hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc, Nhật Bản được hưởng nhiều ưu đãi giúp tăng sức cạnh tranh.

Đối với các mặt hàng chế biến chế tạo, một thuận lợi khác là Việt Nam nằm trong chuỗi cung ứng của Hàn Quốc, Nhật Bản đặc biệt đối với lĩnh vực ôtô, điện tử, dệt may do hiện có nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản đang đầu tư, kinh doanh lĩnh vực này tại Việt Nam.

Trong thời gian tới, nếu công tác đàm phán mở cửa thị trường nông sản được đẩy mạnh, thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ có thêm nhiều dư địa cho nhóm mặt hàng trái cây tươi của Việt Nam.

Ở một thị trường khác đó là thị trường Đông Nam Á, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang khu vực này đạt 6,3 tỉ USD, tăng 0,99% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 10% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.

Với vai trò của mình, Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác tháo gỡ rào cản thương mại, đàm phán, thúc đẩy nước đối tác mở cửa thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam; trong đó có các sản phẩm nông sản (sữa, hoa quả...) xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á...

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Bộ Công Thương đã quyết liệt chỉ đạo hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tìm nguồn cung ứng nguyên liệu, vật tư thay thế (cho nguồn cung từ Trung Quốc bị gián đoạn), cũng như hỗ trợ kết nối doanh nghiệp để giải quyết khó khăn cho hoạt động xuất khẩu.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Khẩu trang y tế đầy kho: Vì sao doanh nghiệp chưa được phép xuất khẩu?

Cường Ngô - Thuỳ Linh |

Trong cuộc họp bàn các giải pháp triển khai của Bộ Công Thương sau giai đoạn giãn cách xã hội, ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, năng lực sản xuất khẩu trang y tế của các doanh nghiệp hiện khoảng chục triệu chiếc một ngày, nhưng gặp vướng mắc do hoạt động mua dự trữ phục vụ phòng dịch của ngành Y tế, nên gây ách tắc toàn bộ hoạt động xuất khẩu mặt hàng này.  

Bộ Công Thương đề xuất cho phép xuất khẩu gạo bình thường từ tháng 5

Phạm Dung |

Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ cho phép hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường từ ngày 1.5, khi công tác phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam có nhiều dấu hiệu tích cực và cho rằng an ninh lương thực vào thời điểm này không còn là vấn đề đáng lo ngại. 

Xuất khẩu khó khăn, cơ hội để kích cầu thị trường nội địa

Cao Nguyên - Đặng Tiến |

Sau khi kiểm soát được dịch bệnh, Việt Nam bước vào giai đoạn tái khởi động nền kinh tế. Đây là cơ hội cũng như là động lực để các doanh nghiệp tái cấu trúc, phát triển sản xuất kinh doanh và tìm hướng đi riêng cho mình. Đặc biệt là tập trung vào phát triển thị trường nội địa...

Nghệ An: Vì sao thu ngân sách hơn 20 nghìn tỉ nhưng không đủ chi?

QUANG ĐẠI |

Tính đến hết năm 2022, thu ngân sách của tỉnh Nghệ An đạt 21.152 tỉ đồng, tăng 40,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Vợ chồng trẻ đau đầu chuyện biếu Tết nội, ngoại

Phương Trang |

Biếu quà Tết nhà nội, nhà ngoại bao nhiêu là đủ, biếu quà làm sao để không làm mất lòng ai,... luôn là nỗi niềm đau đáu của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Khẩu trang y tế đầy kho: Vì sao doanh nghiệp chưa được phép xuất khẩu?

Cường Ngô - Thuỳ Linh |

Trong cuộc họp bàn các giải pháp triển khai của Bộ Công Thương sau giai đoạn giãn cách xã hội, ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, năng lực sản xuất khẩu trang y tế của các doanh nghiệp hiện khoảng chục triệu chiếc một ngày, nhưng gặp vướng mắc do hoạt động mua dự trữ phục vụ phòng dịch của ngành Y tế, nên gây ách tắc toàn bộ hoạt động xuất khẩu mặt hàng này.  

Bộ Công Thương đề xuất cho phép xuất khẩu gạo bình thường từ tháng 5

Phạm Dung |

Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ cho phép hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường từ ngày 1.5, khi công tác phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam có nhiều dấu hiệu tích cực và cho rằng an ninh lương thực vào thời điểm này không còn là vấn đề đáng lo ngại. 

Xuất khẩu khó khăn, cơ hội để kích cầu thị trường nội địa

Cao Nguyên - Đặng Tiến |

Sau khi kiểm soát được dịch bệnh, Việt Nam bước vào giai đoạn tái khởi động nền kinh tế. Đây là cơ hội cũng như là động lực để các doanh nghiệp tái cấu trúc, phát triển sản xuất kinh doanh và tìm hướng đi riêng cho mình. Đặc biệt là tập trung vào phát triển thị trường nội địa...