Xử lý mặt cầu Thăng Long, sửa nhiều lần vẫn chưa đạt

KH |

Dù ngành giao thông đã triển khai nhiều đợt sửa chữa mặt cầu Thăng Long nhưng theo đánh giá của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, so với kỳ vọng của xã hội thì việc xử lý trên chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đảm bảo êm thuận.

Phát biểu trong cuộc họp bàn về cách xử lý triệt để các vấn đề mặt cầu Thăng Long ngày 6.9, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, việc tổ chức nghiên cứu dự án sửa chữa tổng thể cầu Thăng Long là yêu cầu bắt buộc đối với ngành Giao thông vận tải và việc sửa chữa lần này phải bền vững ít nhất từ 10 năm trở lên. Các đơn vị tham gia phải chịu trách nhiệm về chất lượng cầu.

"Cầu Thăng Long không sửa được thì cả ngành giao thông mắc cỡ với dân. Chúng ta có bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư ở các viện, đơn vị, mà mặt cầu Thăng Long sửa chữa không xong", ông Thể nói. 

Theo ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, bêtông nhựa mặt cầu Thăng Long đang bị trượt trên bản thép gây xô dồn, nứt ngang mặt cầu. Trước đây, Liên Xô làm lớp chống thấm và dính bám bằng keo đặc biệt phun lên bản thép, sau đó rải đá dăm tạo nhám gắn vào lớn keo này và thảm bêtông nhựa lên; trong đợt sửa chữa năm 2009, đơn vị thi công đã cào bóc lớp tạo nhám của Liên Xô, làm lại lớp chống thấm mặt cầu.

Tuy nhiên, dính bám giữa các loại bêtông nhựa mới sửa và bản thép bên dưới không đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, xe chạy gây lực trượt làm cho lớp bêtông mặt đường trượt trên mặt thép, tạo ra các điểm dồn ụ mấp mô và các vết nứt làm nước thấm xuống phá hoại bêtông nhựa. Mặt cầu cũng có các vết nứt dọc. Lưu lượng, tải trọng xe qua cầu Thăng Long cũng vượt quá thiết kế ban đầu.

Nguyên nhân của tình trạng này được nhận định là do sau 30 năm sử dụng, kết cấu chịu lực của 15 nhịp dàn thép đã có hiện tượng biến dạng, hư hỏng gây ra các vết nứt dọc và dính bám giữa lớp bêtông nhựa và bản mặt thép bị suy giảm. Sau khi 15 nhịp dầm làm việc không đồng đều, khi nhiệt độ nóng lên của thép gây hư hỏng nhanh hơn. 

Về phương án sửa chữa cầu Thăng Long, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ cho biết, cơ quan này đã làm việc với các chuyên gia trong nước và đưa ra 5 nhóm giải pháp và đã liên hệ với các chuyên gia Nga đã từng thiết kế và xây dựng cầu Thăng Long. Phía bạn cho biết sẽ cử đại diện đến Việt Nam làm việc từ ngày 17-21.9 để xem xét lớp mặt cầu và đưa ra giải pháp cụ thể. 

Người đứng đầu ngành giao thông chỉ đạo thành lập một tổ công tác với một Thứ trưởng làm tổ trưởng các các cơ quan liên quan chuẩn bị đề cương, đưa ra mục tiêu để trao đổi, thảo luận với các chuyên gia Nga và giao Tổng cục Đường bộ và Cục Đường sắt kiểm định lại tổng thể toàn bộ cầu để đánh giá những biến động của kết cấu cầu. Ngoài ra, để mặt cầu êm thuận cho các phương tiện lưu thông khi chưa sửa chữa toàn diện, Tổng cục Đường bộ vẫn phối hợp với Đại học Giao thông sửa chữa cục bộ từng đoạn mặt đường bị hư hỏng, nứt vỡ. 

Cầu Thăng Long cao 2 tầng, dài khoảng 3,1 km, gồm phần cầu chính dài 1,6 km, bao gồm 15 nhịp dàn thép được chia thành 5 liên, mỗi liên gồm 3 nhịp dàn thép liên tục. Lần kiểm tra gần đây cho thấy, mặt cầu bị rạn nứt khoảng 8.730 m2. Diện tích hằn lún dưới 2,5 cm là 1.290 m2; từ 2,5 đến 7 cm là 570 m2. Vạch sơn mòn, sơn tim đường bị biến dạng, 4 trong 8 khe co giãn cầu bị hư hỏng và được che tạm bằng tấm thép để đảm bảo an toàn giao thông.

KH
TIN LIÊN QUAN

Phương án nào được lựa chọn để "giải cứu" cầu Thăng Long?

Tô Thế |

Sửa chữa tổng thể cả bản thép mặt cầu, chỉ thí điểm sửa chữa lớp bêtông nhựa mặt cầu nhưng không sửa chữa phần kết cấu thép, hàn lưới thép trên bản thép mặt cầu, sau đó làm lớp dính bám... là những phương án được Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) đưa ra nhằm "giải cứu" cầu Thăng Long.

“Siêu thị đồ Nhật” trái phép dưới gầm cầu Thăng Long: Sao chưa dẹp bỏ?

Vân Trường |

Khu vực lấn chiếm nghiêm trọng hành lang an toàn cầu Thăng Long ngày một bành trướng, trước sự bất lực của cơ quan chức năng.

Cận cảnh “siêu thị đồ Nhật” dưới chân cầu Thăng Long

L.N |

Khu vực gầm cầu Thăng Long (xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội) nhiều năm nay xuất hiện một khu xưởng chuyên bán các loại máy móc đã qua sử dụng được giới thiệu là hàng nội địa Nhật Bản. 

Xe khách đâm nhau trên cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

Phương án nào được lựa chọn để "giải cứu" cầu Thăng Long?

Tô Thế |

Sửa chữa tổng thể cả bản thép mặt cầu, chỉ thí điểm sửa chữa lớp bêtông nhựa mặt cầu nhưng không sửa chữa phần kết cấu thép, hàn lưới thép trên bản thép mặt cầu, sau đó làm lớp dính bám... là những phương án được Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) đưa ra nhằm "giải cứu" cầu Thăng Long.

“Siêu thị đồ Nhật” trái phép dưới gầm cầu Thăng Long: Sao chưa dẹp bỏ?

Vân Trường |

Khu vực lấn chiếm nghiêm trọng hành lang an toàn cầu Thăng Long ngày một bành trướng, trước sự bất lực của cơ quan chức năng.

Cận cảnh “siêu thị đồ Nhật” dưới chân cầu Thăng Long

L.N |

Khu vực gầm cầu Thăng Long (xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội) nhiều năm nay xuất hiện một khu xưởng chuyên bán các loại máy móc đã qua sử dụng được giới thiệu là hàng nội địa Nhật Bản.