Xử lý 12 dự án của ngành công thương vào năm 2010: Có thể khiến các dự án bị ép giá

ĐỨC THÀNH |

Bộ Công Thương đã kiên quyết chỉ đạo các lãnh đạo tập đoàn, TCty phải xử lý triệt để các dự án, nhà máy thua lỗ, hạn định được đưa ra là năm 2020. Ngoài các biện pháp nâng cao quản trị; bán thanh lý nếu đấu giá không thành công; thay thế người đứng đầu các dự án thua lỗ; đưa ra pháp luật phân giải… Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, không thể chỉ thay thế người đứng đầu là xong chuyện!

Tín hiệu hồi tỉnh song chưa thấy hồi sinh

Trong 12 dự án thua lỗ, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có tới 4 dự án sản xuất phân bón bao gồm: Dự án Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình; Dự án Cải tạo, mở rộng Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc; Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai; Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng.

Đến thời điểm hiện nay, về cơ bản, 4 dự án nhà máy hoạt động ổn định. Hiện 3 nhà máy đang vận hành với phụ tải trên 80%. Còn Nhà máy đạm Ninh Bình đang dừng sản xuất để tiến hành sửa chữa lớn theo kế hoạch (từ ngày 25.8 đến ngày 10.10). Mặc dù các nhà máy vận hành sản xuất ổn định với phương án sản xuất kinh doanh được xây dựng theo hướng tăng cường quản trị, tiết giảm các chi phí, tuy nhiên, vẫn chưa có hiệu quả.

Đối với các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi vẫn chưa vận hành sản xuất lại được. Đến nay đã có 4 nhà đầu tư đăng ký tham gia và 1 nhà đầu tư đã nộp Hồ sơ đề xuất hợp tác kinh doanh. Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ hiện vẫn hết sức khó khăn và nhà máy vẫn chưa khởi động lại.

Theo chỉ đạo của PVN, các đơn vị thành viên của PVN (PVFCCo, PVCFC, BSR) đã cử nhân sự đến hỗ trợ PVTEX rà soát đánh giá thực trạng nhà máy, thực hiện công tác bảo trì bảo dưỡng nhà máy. Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) dù vẫn duy trì sản xuất nhưng vẫn không thể bù đắp được phần doanh thu 
bị thiếu.

Đối với 2 dự án đầu tư sản xuất thép là Dự án Mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên (TISCO) và Dự án Khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và Nhà máy gang thép Lào Cai (Dự án Nhà máy thép Việt-Trung - VTM) hoạt động SXKD vẫn còn nhiều khó khăn, còn nhiều vướng mắc với đối tác liên doanh. Đối với Dự án Nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam, đến nay Tổng Công ty Giấy Việt Nam đã qua 2 lần tổ chức bán đấu giá, nhưng đều không thành công.

Cắt lỗ thành công?

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, chủ đầu tư các dự án tồn đọng tiếp tục đôn đốc, kiểm tra, tập trung quyết liệt trong công tác quản trị doanh nghiệp. Rà soát xem xét trách nhiệm của người đứng đầu của các dự án, nhà máy trong diện 12 dự án tồn đọng trong việc chấp hành chỉ đạo chung của Chính phủ. Cần thiết thì phải có phương án thay thế, kiện toàn nguồn lực nhân sự để đảm bảo làm tốt hơn.

Ngoài ra Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng nhất trí với quan điểm công tác lựa chọn nhà thầu để xử lý các dự án phải tuân thủ pháp luật, minh bạch nhưng vẫn cần khẩn trương nếu không cứ đấu thầu đi đấu thầu lại khiến cho việc xử lý đã chậm lại càng chậm hơn. Đối với Nhà máy đóng tàu Dung Quất, nếu có kết quả đánh giá rồi thì mời Kiểm toán Nhà nước vào giúp việc kiểm toán lại xem có đúng giá trị như vậy không.

Đối với các dự án về hóa chất, việc đổ lỗi đi lại mất rất nhiều thời gian, cứ cò cưa mãi thì sẽ chẳng có điểm dừng. Căn cứ cơ sở pháp lý thì thực hiện thuê luật sư, khởi kiện, cứ sòng phẳng bên nào sai ở đâu thì chịu trách nhiệm ở đó, chỉ như vậy mới có thể kết thúc để quyết toán được. Các đơn vị tập trung rà soát lại để thực hiện nhiệm vụ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30.9 để tiến tới báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quốc hội.

Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh về việc xử lý 12 dự án thua lỗ thì “Bộ Công Thương đã có nhiều nỗ lực để sắp xếp lại và điều chỉnh cán bộ. Vấn đề là phải xử lý dứt điểm về trách nhiệm của những người đã gây ra sự trì trệ dẫn tới thua lỗ phá sản của những vụ đầu tư này.

Tiếp đó, giải pháp lựa chọn theo cơ chế thị trường, tức là phá sản - là sự tàn phá sáng tạo bởi giúp cho còn cơ sở vật chất và người lao động vẫn được làm việc, chỉ có ông chủ đầu tư kém thì sẽ có chủ đầu tư khác bước vào cải tạo lại. Những dự án nào chủ đầu tư cũ không có vốn để khôi phục thì chỉ có đem bán cho nhà đầu tư mới. Cái chênh lệch giá về khoản thua lỗ thì phải quy trách nhiệm vào từng cá nhân cụ thể đã ký quyết định hoặc đã thực hiện”.

Như vậy, dù muốn hay không, những người đứng đầu các dự án thua lỗ trên vẫn phải tự quyết định chọn lựa phương pháp để giải quyết vấn đề chứ không thể cứ “xin cơ chế cầm tay chỉ việc” từ lãnh đạo bộ hay thậm chí là chờ chỉ đạo cụ thể từ Thủ tướng Chính phủ.

Trong khi đó, cách giải quyết ở một vài dự án đôi khi vô cùng khó khăn khi chẳng ai muốn mua một xác nhà máy không còn giá trị sử dụng ngoài diện tích bất động sản. Khả năng thu hồi vốn xem ra sẽ ngày càng bị ép giá bởi nhiều yếu tố. Về mặt khách quan, là sự xuống cấp của công trình, thiết bị. Mặt chủ quan là sức ép về thời gian buộc các dự án phải chấp nhận bán, hoặc thanh lý ở mức giá không được như mong muốn.

ĐỨC THÀNH
TIN LIÊN QUAN

Nghệ An: Vì sao thu ngân sách hơn 20 nghìn tỉ nhưng không đủ chi?

QUANG ĐẠI |

Tính đến hết năm 2022, thu ngân sách của tỉnh Nghệ An đạt 21.152 tỉ đồng, tăng 40,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Vợ chồng trẻ đau đầu chuyện biếu Tết nội, ngoại

Phương Trang |

Biếu quà Tết nhà nội, nhà ngoại bao nhiêu là đủ, biếu quà làm sao để không làm mất lòng ai,... luôn là nỗi niềm đau đáu của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự tọa đàm lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu Việt Nam-WEF

Khánh Minh |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại tọa đàm với các lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu Việt Nam-WEF, nhấn mạnh triết lý phát triển của Việt Nam là lấy con người và hành tinh là động lực cho phát triển bền vững.