Xoá sổ phương thức đầu tư đổi đất lấy hạ tầng

Văn Nguyễn |

Hàng loạt vướng mắc và hệ lụy mà phương thức đầu tư - chuyển giao (BT) gây ra trong thời gian vừa qua có thể giải thích vì sao Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) có hiệu lực từ ngày 1.1.2021 tới đây chính thức đưa phương thức này ra khỏi danh mục các loại hợp đồng dự án PPP và dừng triển khai dự án mới áp dụng loại hợp đồng BT.

Dừng ngày khi Luật PPP chưa có hiệu lực

Một điểm đáng chú ý là Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trong đó quy định dừng triển khai dự án mới áp dụng loại hợp đồng BT phải đến ngày 1.12021 tới đây mới có hiệu lực, nhưng các quy định chuyển tiếp tại Điều 101 yêu cầu phải dừng thực hiện ngay kể từ ngày 15.8.2020 với các dự án áp dụng loại hợp đồng BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư.

Lý giải về việc đưa phương thức BT ra khỏi nội dung của Luật PPP, theo Thứ trưởng Bộ KHĐT Vũ Đại Thắng, việc ra hình thức này để nhà đầu tư tư nhân bỏ tiền ra xây dựng các công trình hạ tầng, sau đó nhà nước trả quỹ đất để họ phát triển nhằm cân bằng hai chi phí. Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng, hình thức này không có việc hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong đầu tư nên không thể coi đó là hình thức đầu tư PPP. Do vậy loại hình BT không nằm trong nội dung của Luật PPP.

Hơn nữa cũng theo ông Vũ Đại Thắng, Việt Nam có nguồn lực đất đai và pháp luật cho phép đấu thầu, đấu giá nên có thể tiến hành đấu giá mặt bằng để lấy kinh phí thực hiện dự án đầu tư theo nhu cầu cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Việc tạm dừng thực hiện hợp đồng theo hình thức BT cũng là một trong những điểm để quản lý hiệu quả hơn nữa quỹ đất, đặc biệt trong bối cảnh quỹ đất ngày càng hạn hẹp.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, nếu vẫn quy định BT là một dạng dự án PPP sẽ dẫn đến tình trạng nhà đầu tư tự thiết kế, xây dựng và sau đó nhà nước phải mua lại theo giá mà nhà đầu tư đã khai báo. Điều đó dẫn đến tình trạng công trình này có thể giá sẽ đội lên hơn so với giá trị thực. Ngược lại, nhà đầu tư lại được hưởng những ưu đãi của chính sách đối với PPP, ví dụ hưởng giá thấp về đất đai.

Trước đó, một số Đại biểu Quốc hội khi tham gia góp ý vào dự thảo Luật PPP cũng cho rằng, dự án BT thời gian qua để lại nhiều hệ lụy, tạo dư luận không tốt, trong đó nhà đầu tư thường hay tranh thủ cơ quan có thẩm quyền để được chỉ định thầu các dự án mà nhà nước cần. Nhà nước hoàn lại cho nhà đầu tư thông thường là bất động sản, những nơi được xem là khu đất vàng, giá trị cao gấp nhiều lần, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. Thay vào đó, nhà nước có thể đấu giá quyền sử dụng đất để có vốn đầu tư công vào các dự án cần thiết, thay vì giao cho nhà đầu tư BT xây dựng rồi chuyển giao đất mà không qua đấu giá cho nhà đầu tư, dễ tiêu cực, gây dư luận xấu.

Hàng loạt hệ lụy từ phương thức BT

Thực tế theo kết quả kiểm toán chuyên đề việc thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức BT giai đoạn 2014-2018 vừa được Kiểm toán Nhà nước công bố cho thấy, hầu hết các dự án BT đều chỉ định nhà đầu tư và có dự án chỉ định nhà đầu tư sau khi thi công.

Tại một số địa phương, các dự án BT lại chủ yếu do nhà đầu tư đề xuất và đưa vào danh mục đầu tư, như tại Bắc Ninh có đến 72/83 dự án do nhà đầu tư đề xuất. Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng dự án do nhà đầu tư đề xuất và không lấy ý kiến các bộ, ngành theo quy định (Công viên hồ điều hòa Văn Miếu và Nhà máy nước mặt TP.Bắc Ninh); không thực hiện xây dựng và công bố danh mục dự án (Đường kết nối vào cảng Sài Gòn - Hiệp Phước); lựa chọn nhà đầu tư hạn chế năng lực tài chính nên phải thay đổi từ hình thức thanh toán bằng đất sang bằng tiền (Xây dựng đường kết nối với cầu Phú Mỹ).

Một nội dung gây nhiều chú ý là việc xác định tổng mức đầu tư ban đầu không chính xác, trong đó hầu hết dự án BT ở Hà Nội xác định tổng mức đầu tư ban đầu lớn hơn nhiều so với giá trị thực tế lên tới hàng nghìn tỉ đồng; phê duyệt dự án sau khi triển khai thi công và chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường; phê duyệt điều chỉnh một số nội dung không đúng quy định và còn sai sót; phê duyệt diện tích và giá đất tạm tính vượt giá trị dự án BT, điển hình như Thanh Hóa phê duyệt diện tích và giá đất tạm tính vượt giá trị dự án 875,5 tỉ đồng; phê duyệt điều chỉnh dự án chưa xác định rõ nguồn vốn hợp pháp khác (Dự án nâng cấp đường nối Phú Yên với Gia Lai chưa xác định rõ nguồn vốn hợp pháp khác khoảng 544 tỉ đồng).

Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, nhiều dự án BT ký hợp đồng sau khi nhà đầu tư đã thực hiện thi công và ký kết phụ lục hợp đồng bổ sung chi phí lãi vay không phù hợp; ký hợp đồng chưa đúng quy định, không đảm bảo nguyên tắc ngang giá; không quy định cơ cấu tỉ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư để thực hiện dự án đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) làm tăng chi phí đầu tư dự án BT do đơn vị đang tính chi phí lãi vay trên 100% chi phí đền bù GPMB. Ở một số dự án có hiện tượng ký hợp đồng BT trong đó vượt diện tích thanh toán dự án khác so với báo cáo nghiên cứu khả thi (như Dự án Đường Nam sông Đốc, Cà Mau).

Đặc biệt liên quan đến việc phê duyệt, giao đất cho nhà đầu tư thanh toán dự án BT, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ rõ hàng loạt địa phương như: Thanh Hóa, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội và Khánh Hòa phê duyệt, giao đất thanh toán dự án BT khi đã có văn bản tạm dừng của Bộ Tài chính, chưa phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất trước khi dự án BT hoàn thành không đúng quy định và giao đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án đối ứng không qua đấu giá; xác định đơn giá đất chưa phù hợp và xác định giá đất để giao cho nhà đầu tư tại một số dự án còn tồn tại, bất cập.

Kiến nghị xử lý hơn 5.058 tỉ đồng liên quan đến phương thức BT

Trên cơ sở kết quả kiểm toán 28 dự án BT, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý hơn 5.058 tỉ đồng, trong đó tăng thu ngân sách Nhà nước 112,4 tỉ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước trên 1.260 tỉ đồng, thu hồi nộp ngân sách thanh toán vượt giá trị dự án hơn 355 tỉ đồng và giảm giá trị hợp đồng BT hơn 2.014 tỉ đồng. Thực tế cũng theo Kiểm toán Nhà nước, năm 2018 trở về trước, cơ quan này cũng kiến nghị xử lý 7.453 tỉ đồng tại 37 dự án. N.Văn

Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Những vấn đề nóng đang thách thức Hà Nội: Chung cư, cao ốc “bóp nghẹt” hạ tầng giao thông

Phạm Đông - Tùng Giang |

Thời gian gần đây, đường Nguyễn Tuân, Nguyễn Trãi, phố Tố Hữu... tại Hà Nội thường xuyên xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm. Đặc biệt, sau mỗi trận mưa, như cơn mưa chiều tối 22.9 vừa qua, cả Hà Nội như kẹt cứng. Các chuyên gia giao thông cho rằng, bất cập trong quy hoạch các chung cư cao tầng (mật độ quá dày đặc trên một tuyến phố) lẫn quy hoạch giao thông là thủ phạm chính gây ùn tắc.

Đẩy nhanh xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp

Mạnh Trường |

Hiện nay, ngoài Khu công nghiệp (KCN) Cái Lân đã được lấp đầy 100% diện tích, chủ đầu tư các KCN còn lại trên địa bàn tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền các địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ GPMB, triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhanh chóng xúc tiến, thu hút đầu tư các dự án thứ cấp.

Sai phạm tại xây dựng cơ sở hạ tầng các Khu tái định cư Hòa Liên: Có sót người lọt tội?

Trung Hiếu |

Công an TP. Đà Nẵng vừa ban hành Kết luận điều tra bổ sung về vụ sai phạm nghiêm trọng trong xây dựng hạ tầng cơ sở tại các khu tái định cư Hòa Liên, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Những vấn đề nóng đang thách thức Hà Nội: Chung cư, cao ốc “bóp nghẹt” hạ tầng giao thông

Phạm Đông - Tùng Giang |

Thời gian gần đây, đường Nguyễn Tuân, Nguyễn Trãi, phố Tố Hữu... tại Hà Nội thường xuyên xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm. Đặc biệt, sau mỗi trận mưa, như cơn mưa chiều tối 22.9 vừa qua, cả Hà Nội như kẹt cứng. Các chuyên gia giao thông cho rằng, bất cập trong quy hoạch các chung cư cao tầng (mật độ quá dày đặc trên một tuyến phố) lẫn quy hoạch giao thông là thủ phạm chính gây ùn tắc.

Đẩy nhanh xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp

Mạnh Trường |

Hiện nay, ngoài Khu công nghiệp (KCN) Cái Lân đã được lấp đầy 100% diện tích, chủ đầu tư các KCN còn lại trên địa bàn tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền các địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ GPMB, triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhanh chóng xúc tiến, thu hút đầu tư các dự án thứ cấp.

Sai phạm tại xây dựng cơ sở hạ tầng các Khu tái định cư Hòa Liên: Có sót người lọt tội?

Trung Hiếu |

Công an TP. Đà Nẵng vừa ban hành Kết luận điều tra bổ sung về vụ sai phạm nghiêm trọng trong xây dựng hạ tầng cơ sở tại các khu tái định cư Hòa Liên, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.