Xóa bỏ quy định chụp ảnh chủ thuê bao: Kiến nghị chính đáng

ĐỨC THÀNH |

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông. Điểm đặc biệt khiến dư luận chú ý và ủng hộ là việc kiến nghị bỏ quy định chủ thuê bao phải chụp ảnh chân dung.

Quyết liệt thực hiện để nhận ra “không ý nghĩa”

Cần phải nhớ lại rằng, chỉ 1 năm trước thôi, các cơ quan truyền thông, chuyên gia, luật sư và người dân cùng lên tiếng phản ứng khá gay gắt trước việc Bộ TTTT yêu cầu thực hiện nghiêm việc bắt buộc các chủ thuê bao phải chụp ảnh chân dung nếu muốn sở hữu hoặc giữ lại quyền làm chủ đối với số thuê bao điện thoại di động, nếu không thực hiện sẽ bị khóa hai chiều.

Ở thời điểm đó, nhiều luật sư cho rằng việc này đã vi phạm quyền công dân, vi phạm hợp đồng giao kết giữa khách hàng với nhà mạng, tăng nguy cơ lộ, lọt thông tin cá nhân. Thế nhưng, cơ quan chức năng như Cục Viễn thông và các nhà mạng vẫn kiên quyết chỉ đạo thực hiện với rất nhiều lý do hợp lý như “bảo đảm an ninh quốc gia”, “tăng cường công tác quản lý”, “giảm sim rác, tin nhắn rác”, “đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ thuê bao”…

Tới tháng 4.2018, quy định này càng được các nhà mạng siết mạnh và yêu cầu các chủ thuê bao nếu không nghiêm chỉnh thực hiện sẽ khóa cả chiều thông tin đi và nhận. Vậy nhưng, chỉ trong vòng 6 tháng, Bộ TTTT đã phải xem xét lại quyết định đã từng thực hiện hết sức quyết liệt thông qua bản dự thảo đề nghị bỏ quy định nhiêu khê trên bởi lý do việc “bổ sung ảnh chụp thật sự không mang lại ý nghĩa trong công tác quản lý và nếu tiếp tục yêu cầu các thuê bao đi bổ sung ảnh chụp sẽ lại tiếp tục gặp phản ứng”. Đây được xem là động thái tích cực, được người dân đồng tình hưởng ứng song cho thấy công tác nghiên cứu, ban hành và triển khai các quy định trước đó là vội vàng, thiếu nghiên cứu đầy đủ và có phần chủ quan.

Trong Tờ trình dự thảo, Bộ TTTT cho rằng, khi các quy định về việc chụp ảnh chủ thuê bao được triển khai đã nhận được những phản hồi của dư luận, Bộ đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời chủ động phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông, các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình để trao đổi, làm rõ những quy định có liên quan nhằm tạo sự đồng thuận trong người dân, xã hội, đồng thời nghiên cứu, xem xét các vấn đề có liên quan.

Từ kết quả rà soát đó, Bộ đưa ra đánh giá đến thời điểm này cho thấy để đảm bảo thông tin thuê bao là chính xác thì nhất thiết phải có việc đối soát giữa thông tin thuê bao do doanh nghiệp viễn thông thu thập với cơ sở dữ liệu thông tin nhân thân đáng tin cậy (của cơ quan nhà nước có trách nhiệm) và kiến nghị xem xét bãi bỏ quy định này.

Nguy cơ lãng phí nhiều tỉ đồng

Để triển khai thực hiện việc chụp ảnh chủ thuê bao, các nhà mạng đã phải đầu tư rất lớn, cùng thời điểm trên toàn quốc. Tính ra, cả chục nghìn cửa hàng giao dịch của các nhà mạng phải đầu tư đồng bộ các trang thiết bị máy móc và hạ tầng lưu trữ, hàng nghìn nhân lực phải làm tăng ca để tiếp nhận và thực hiện công việc bởi dòng khách hàng đổ về gây tắc nghẽn các giao dịch nghiệp vụ khác.

Thời điểm đó, các nhà mạng đồng loạt lên tiếng cho biết lý do có hiện tượng khách hàng chen chúc làm thủ tục vì đầu tư thiết bị chưa kịp thời. Chỉ làm một phép tính nhân đơn giản, nếu mỗi cửa hàng giao dịch chỉ có 3 nhân viên làm công việc này và mỗi nhân viên phải có 1 thiết bị chụp ảnh chủ thuê bao, có thể thấy hàng chục nghìn thiết bị đã được đầu tư.

Tổng số tiền đó là bao nhiêu dĩ nhiên không nhà mạng nào công bố, song vẫn có thể “đoán già đoán non” để mua hàng chục nghìn thiết bị công nghệ cao với giá thị trường thì số tiền không dưới nhiều chục tỉ đồng. Đó là chưa kể tới các thiết bị đồng bộ, nguồn tài chính dành cho nhân lực thực hiện, đầu tư hạ tầng, chi phí lưu giữ thông tin, chi phí tăng cường bảo mật thông tin…; đối với người dùng là chi phí thời gian đã phải bỏ ra để xếp hàng thực hiện quy định này…

Dù sao, sau 1 năm thực hiện quyết liệt, nhận thức được sự “vô nghĩa” của công tác này để dừng lại cũng là một động thái rất đáng hoan nghênh. Nhưng với nhiều chục tỉ đồng được đầu tư trong suốt hơn 1 năm qua giờ có nguy cơ “vô tác dụng” trong khi còn chưa hết khấu hao thì quả là một sự lãng phí không hề nhỏ.

Cho tới thời điểm hiện tại, dù được phóng viên đặt câu hỏi về các chi phí đầu tư cụ thể cho công tác chụp ảnh chủ thuê bao trong suốt hơn 1 năm qua, các nhà mạng đều từ chối hoặc im lặng tránh trả lời. Lẽ nào, nguy cơ lãng phí ấy cũng sẽ “lặng thầm” đi vào quên lãng (!?).

ĐỨC THÀNH
TIN LIÊN QUAN

Vì sao lại đề xuất bỏ quy định chụp ảnh chân dung khi đăng ký thuê bao di động?

PV |

Sau quá trình triển khai việc nộp ảnh chân dung cho thuê bao di động, Bộ TT&TT lại vừa đề xuất gỡ bỏ quy định vốn gây nhiều khó khăn và phiền phức này.

Bắt chủ thuê bao di động phải chụp ảnh: Nhà mạng có thể bị kiện

Lâm Nhân |

Các nhà mạng đưa ra việc chụp ảnh bổ sung thông tin đối với chủ thuê bao di động là nhằm thực hiện Nghị định 49/2017/NĐ-CP. Thế nhưng, nếu phân tích kỹ Nghị định 49 thì có thể thấy các nhà mạng đang làm sai tinh thần và nội dung Nghị định rất quan trọng này.

Nhà mạng “đẩy khó” cho khách hàng

LINH ANH |

Nghị định 49 của Chính phủ về việc tăng cường quản lý hoạt động viễn thông, đặc biệt là ngăn chặn sim rác, tin nhắn rác từ gốc và quy trách nhiệm cho các nhà mạng rất rõ ràng. Thế nhưng trong quá trình thực hiện, các nhà mạng không có sự chuẩn bị kỹ, thiếu thông tin khiến người dân mất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức đi đăng ký, gây bức xúc.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vì sao lại đề xuất bỏ quy định chụp ảnh chân dung khi đăng ký thuê bao di động?

PV |

Sau quá trình triển khai việc nộp ảnh chân dung cho thuê bao di động, Bộ TT&TT lại vừa đề xuất gỡ bỏ quy định vốn gây nhiều khó khăn và phiền phức này.

Bắt chủ thuê bao di động phải chụp ảnh: Nhà mạng có thể bị kiện

Lâm Nhân |

Các nhà mạng đưa ra việc chụp ảnh bổ sung thông tin đối với chủ thuê bao di động là nhằm thực hiện Nghị định 49/2017/NĐ-CP. Thế nhưng, nếu phân tích kỹ Nghị định 49 thì có thể thấy các nhà mạng đang làm sai tinh thần và nội dung Nghị định rất quan trọng này.

Nhà mạng “đẩy khó” cho khách hàng

LINH ANH |

Nghị định 49 của Chính phủ về việc tăng cường quản lý hoạt động viễn thông, đặc biệt là ngăn chặn sim rác, tin nhắn rác từ gốc và quy trách nhiệm cho các nhà mạng rất rõ ràng. Thế nhưng trong quá trình thực hiện, các nhà mạng không có sự chuẩn bị kỹ, thiếu thông tin khiến người dân mất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức đi đăng ký, gây bức xúc.