World Bank dự báo kinh tế Việt Nam vẫn ổn định trong trung hạn dù COVID-19

Vũ Long |

Ngân hàng Thế giới đánh giá: Mặc dù chịu ảnh hưởng của COVID-19 trong nửa đầu năm 2020, vẫn giữ được viễn cảnh tích cực trước mắt và trong trung hạn.

Việt Nam tiếp tục đương đầu với rủi ro  mới

Chiều 30.7.2020, tại buổi công bố Báo cáo điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam với tiêu đề “Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao? Tác động kinh tế của COVID-19”, bà Stefanie Stallmeister - Quyền giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhấn mạnh:

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 khi chưa có vaccine. Cũng như nhiều quốc gia khác, rủi ro đối với Việt Nam không chỉ ở mặt trận y tế mà còn ở mặt trận kinh tế. COVID-19 đến nay đã được coi là cú sốc kinh tế lớn nhất trong vòng 35 năm qua.

Mặc dù vẫn đứng vững trong vòng nửa đầu của năm 2020,  nhưng nền kinh tế chỉ tăng trưởng được 1,8% tương đương với giảm 5 điểm phần trăm so với quỹ đạo tăng trưởng trước đó của quốc gia. Chính phủ ước tính có khoảng 30 triệu người lao động tương đương với 1 nửa lực lượng lao động đã có lúc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch. Trong số đó có khoảng 8 triệu người đã bị mất việc làm.

Cũng theo WB, mặc dù giãn cách xã hội được nới lỏng từ tháng 4, nhưng một số ngành khác như du lịch, hàng không, chế biến xuất khẩu… vẫn bị ảnh hưởng.

Bà Stefanie Stallmeister đưa ra khuyến nghị: Việt Nam không nên tư duy trở lại trạng thái bình thường như cũ, mà thay vào đó nên xác định xem trạng thái bình thường mới ra sao khi đại dịch làm thay đổi cách thức mọi người sinh sống, làm việc và giao tiếp với nhau.

Việt Nam sẽ phải vận động trong một trạng thái bất định cả ở trong nước và thế giới trong thời gian tới. Chính vì vậy, các nhà hoạch định chính sách sẽ phải tìm những hướng mới cho động lực tăng trưởng truyền thống của quốc gia, gồm cả sức cầu ở nước ngoài và tiêu dùng trong nước đang bị yếu đi. Trên quan điểm đó, Chính phủ sẽ phải chuyển đổi cách tiếp cận theo hướng thích hợp: Thận trọng mở cửa biên giới; triển khai gói kích thích tài khóa; hỗ trợ đúng đối tượng cho những doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng nhiều nhất trong xã hội.

“Chúng ta cần nhớ rằng, COVID-19 đã tác động đến hầu hết mọi người nhưng không phải ai cũng bị tác động như nhau, vì thế tình trạng bất bình đẳng mới sẽ nảy sinh và điều này đòi hỏi sự quan tâm của Chính phủ”- Bà Stefanie Stallmeister nói.

WB dự báo, mặc dù bị ảnh hưởng bởi COVID-19, kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều tín hiệu lạc quan trong trung hạn. Ảnh: Trung Nam
WB dự báo, mặc dù bị ảnh hưởng bởi COVID-19, kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều tín hiệu lạc quan trong trung hạn. Ảnh: Trung Nam

Dự báo Việt Nam giữ mức tăng trưởng dương trong năm 2020

Theo đánh giá của WB, mặc dù chịu ảnh hưởng của COVID-19 trong nửa đầu năm 2020, vẫn giữ được viễn cảnh tích cực trước mắt và trong trung hạn.

Trong trường hợp tình hình thế giới được từng bước cải thiện, các hoạt động kinh tế sẽ phục hồi vào nửa cuối của năm 2020 khiến cho nền kinh tế sẽ đạt tăng trưởng khoảng 2,8% cho cả năm nay và 6,8% trong năm 2021.

Nếu tình hình bên ngoài kém thuận lợi hơn, nền kinh tế sẽ tăng trưởng khoảng 1,5% trong năm 2020 và 4,5% trong năm 2021.

“Thách thức lớn của Việt Nam là phải tìm ra những động lực tăng trưởng mới để củng cố quá trình hồi phục. Động lực tăng trưởng truyền thống của quốc gia – sức cầu từ nước ngoài và tiêu dùng trong nước – khó có thể sớm quay lại như trước khủng hoảng, vì vẫn còn nhiều yếu tố bất định cả trong nước và bên ngoài" - bà Stefanie Stallmeister  nhận định.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng vẫn tự tin với mục tiêu tăng trưởng tín dụng

Gia Miêu |

Dù có nhiều ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng âm, tăng trưởng tín dụng thấp, do các khách hàng vẫn chưa có nhu cầu vay vốn mới dù mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm mạnh, song cũng có nhiều ngân hàng tăng trưởng tín dụng tốt trong 6 tháng đầu năm 2020.

Tăng trưởng về kinh tế của tỉnh Quảng Trị đứng thứ 16 của cả nước

HƯNG THƠ |

6 tháng đầu năm 2020, ảnh hưởng của dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi lĩnh vực tại tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, kinh tế tại tỉnh Quảng Trị vẫn phát triển.

Chậm giải ngân đầu tư công là bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng

Phong Nguyễn |

Trì trệ trong đầu tư công và giải ngân vốn đầu tư công đang là căn bệnh trầm kha kéo dài nhiều năm nay, cần một liều thuốc mạnh để dứt bệnh. Đặc biệt, đã đến lúc thực hiện các biện pháp “mạnh tay”, mạnh dạn áp dụng cơ chế “không bình thường”, bởi sau dịch COVID-19, đầu tư công được đánh giá là một trong những giải pháp quan trọng để đưa đất nước vượt qua khó khăn sau đại dịch.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Ngân hàng vẫn tự tin với mục tiêu tăng trưởng tín dụng

Gia Miêu |

Dù có nhiều ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng âm, tăng trưởng tín dụng thấp, do các khách hàng vẫn chưa có nhu cầu vay vốn mới dù mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm mạnh, song cũng có nhiều ngân hàng tăng trưởng tín dụng tốt trong 6 tháng đầu năm 2020.

Tăng trưởng về kinh tế của tỉnh Quảng Trị đứng thứ 16 của cả nước

HƯNG THƠ |

6 tháng đầu năm 2020, ảnh hưởng của dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi lĩnh vực tại tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, kinh tế tại tỉnh Quảng Trị vẫn phát triển.

Chậm giải ngân đầu tư công là bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng

Phong Nguyễn |

Trì trệ trong đầu tư công và giải ngân vốn đầu tư công đang là căn bệnh trầm kha kéo dài nhiều năm nay, cần một liều thuốc mạnh để dứt bệnh. Đặc biệt, đã đến lúc thực hiện các biện pháp “mạnh tay”, mạnh dạn áp dụng cơ chế “không bình thường”, bởi sau dịch COVID-19, đầu tư công được đánh giá là một trong những giải pháp quan trọng để đưa đất nước vượt qua khó khăn sau đại dịch.