World Bank: Chính phủ Việt Nam nên cân nhắc gói kích thích tài khoá mới

Hương Nguyễn |

Đợt dịch COVID-19 thứ tư bùng phát sẽ khiến các hoạt động kinh tế trong nước bị ảnh hưởng, chuyên gia của World Bank hiến kế để Chính phủ Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn, giữ vững đà tăng trưởng mạnh mẽ đang có.

Theo đánh giá của các chuyên gia World Bank, đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ tư sẽ khiến các hoạt động kinh tế trong nước bị ảnh hưởng, đặc biệt là những lĩnh vực như du lịch, vận tải và bán lẻ.

Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào sự nghiêm trọng của đợt bùng phát này và mức độ ứng phó nhanh chóng của Chính phủ.

"Trong thời gian tới, sự phục hồi kinh tế đang diễn ra có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ tư. Nếu cần duy trì hoặc thắt chặt các biện pháp hạn chế mới về y tế và đi lại, Chính phủ có thể cần xem xét một gói kích thích tài khóa mới, bao gồm một gói hỗ trợ với quy mô lớn hơn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh", chuyên gia World Bank khuyến nghị.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 4 so với trước đó. Ảnh World Bank
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 4 so với trước đó. Ảnh World Bank

Đánh giá về kết quả kinh tế của Việt Nam trong tháng 4.2021, các chuyên gia World Bank nhận định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng cũng phản ánh sự phục hồi của tiêu dùng trong nước bên cạnh nhu cầu cao về các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao từ khu vực kinh tế đối ngoại. Các phân ngành năng động nhất bao gồm đồ uống, quần áo và thiết bị gia dụng, kim loại cơ bản, điện tử, máy tính và sản phẩm quang học và máy móc, thiết bị.

Chỉ số PMI tăng từ 53,6 trong tháng 3 lên 54,7 trong tháng 4, đánh dấu sự tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo trong 6 tháng liên tiếp.

Doanh số bán lẻ tháng 4 năm 2021 đã tăng 2,3% so với tháng trước, cho thấy nhu cầu tiêu dùng đã phục hồi phần nào từ sau đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ ba vào cuối tháng 1 năm 2021.

Sự phục hồi này nhờ mức tăng trưởng 1,9% (so với tháng trước) của doanh số bán lẻ hàng hóa, trong khi dịch vụ tăng 3,8% (so với tháng trước).

Thương mại hàng hóa tiếp tục đạt kết quả tốt nhờ nhu cầu cao từ Hoa Kỳ và các đối tác thương mại lớn khác. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm nhẹ 3,4% (so với tháng trước) trong khi nhập khẩu tiếp tục tăng 2,6% trong tháng 4 năm 2020.

Tốc độ tăng trưởng hai con số (so với cùng kỳ năm trước) được ghi nhận trên tất cả các mặt hàng xuất khẩu chính trong 4 tháng đầu năm 2021. Có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh nhất là nhóm hàng máy móc, tiếp theo là máy tính và điện tử, và điện thoại. Giày dép và hàng dệt may cũng phục hồi mạnh mẽ (lần lượt tăng 19% và 10% so với cùng kỳ năm trước).

Các nhà xuất khẩu nước ngoài tiếp tục chứng tỏ năng động và có khả năng chống chịu tốt hơn doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.

Kim ngạch nhập khẩu tăng cao chủ yếu là do bùng nổ nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN, phản ánh sự phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu và hàng hóa trung gian nước ngoài trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Hương Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Hé lộ chi tiết vụ Alibaba rót triệu USD mua cổ phần The CrownX của Masan

Hương Nguyễn |

Tập đoàn Alibaba của tỉ phú Jack Ma và Baring Private Equity Asia (BPEA) vừa công bố rót vốn vào The CrownX, công ty con do Masan Group sở hữu gián tiếp.

Nhiều đà tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thanh Hà |

Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh nhờ các gói kích thích lớn và nhu cầu bị dồn nén do đại dịch COVID-19 sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu ở Châu Á, trong đó lớn nhất là Việt Nam. Thêm vào đó, trên đà phát triển như một trung tâm sản xuất toàn cầu mới nổi, Việt Nam có thể chiếm khoảng 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025.

World Bank: Chuyển đổi số nguồn lực mới cho Việt Nam

Mi Trần |

“Việt Nam có khả năng cao trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới”, TS. Jacques Morisset - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam - cho biết.

Góc nhìn pháp lý việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không

Việt Dũng |

Chuyên gia luật nói về việc trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không trong vụ phát hiện hơn 11kg ma tuý.

Học sinh cuối cấp căng thẳng vì áp lực thi cử

Trang Hà |

Kỳ vọng của gia đình, thầy cô, những lịch học và ôn thi dày đặc để chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi chuyển cấp khiến học sinh căng thẳng và áp lực. Theo các chuyên gia, để hóa giải áp lực thi cử cho con, trước tiên cần phải thay đổi từ chính các bậc làm cha làm mẹ.

Tát học sinh, một giáo viên ở Ninh Bình bị chấm dứt hợp đồng

DIỆU ANH |

Liên quan đến việc một giáo viên tại Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập Thiên Thần Nhỏ Ninh Bình tát liên tiếp vào mặt và người một học sinh, chiều ngày 22.3, đại diện lãnh đạo Trung tâm này cho biết đã chấm dứt họp đồng với cô giáo này.

Ai thật sự là thủ phạm khiến các ngân hàng như SVB phá sản?

Quý An (theo Time) |

Trong quá trình chống lạm phát, FED dường như thờ ơ với tất cả “những tác dụng phụ" ngoài ý muốn. Sự sụp đổ của SVB là một hệ quả tất yếu.

Doanh nghiệp đòi tính lại giá điện tái tạo, Bộ Công Thương vẫn yêu cầu đàm phán

Cường Ngô |

Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31.3.2023. Trong khi đó các nhà đầu tư năng lượng tái tạo cho rằng, giá điện chuyển tiếp chưa thực sự phù hợp.

Hé lộ chi tiết vụ Alibaba rót triệu USD mua cổ phần The CrownX của Masan

Hương Nguyễn |

Tập đoàn Alibaba của tỉ phú Jack Ma và Baring Private Equity Asia (BPEA) vừa công bố rót vốn vào The CrownX, công ty con do Masan Group sở hữu gián tiếp.

Nhiều đà tích cực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thanh Hà |

Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh nhờ các gói kích thích lớn và nhu cầu bị dồn nén do đại dịch COVID-19 sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu ở Châu Á, trong đó lớn nhất là Việt Nam. Thêm vào đó, trên đà phát triển như một trung tâm sản xuất toàn cầu mới nổi, Việt Nam có thể chiếm khoảng 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025.

World Bank: Chuyển đổi số nguồn lực mới cho Việt Nam

Mi Trần |

“Việt Nam có khả năng cao trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới”, TS. Jacques Morisset - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam - cho biết.