Vực dậy nền kinh tế: Thị trường nội địa sẽ là cứu cánh cho doanh nghiệp

Phong Nguyễn |

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kết quả điều tra doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và báo cáo đánh giá của các địa phương về tình hình lao động việc làm cho thấy, đến giữa tháng 4.2020, có gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; gần 85% DN được khảo sát cho biết gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhiệm vụ cấp thiết trước mắt là khống chế hiệu quả dịch bệnh và tái khởi động sản xuất, kinh doanh để vực dậy nền kinh tế.

Tái khởi động nền kinh tế sau 2 tháng “đóng băng” vì COVID-19

Trao đổi với PV Lao Động, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh: Để nhanh chóng vực dậy nền kinh tế, cần mở cửa sớm thị trường. Trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại thị trường các nước, đặc biệt là tại Mỹ và Châu Âu, thì trước hết, chúng ta tái thực hiện khởi động hoạt động thị trường trong nước.

“Đây chính là không gian kinh tế mà chúng ta có thể chủ động điều tiết trong bối cảnh dịch bệnh đang được kiểm soát tốt như hiện nay. Việc tái khởi động được thực hiện sớm chừng nào, sức khỏe nền kinh tế sẽ hồi phục nhanh chừng đó mà trong nhiều trường hợp sẽ không cần đến các “máy trợ thở” về tài chính. Đó là yêu cầu cấp bách và là cơ hội để nền kinh tế Việt Nam đón đầu những cơ hội để phục hồi”- TS Vũ Tiến Lộc nêu ý kiến.

Phân tích thêm về cơ hội lấy lại đà phục hồi của các DN Việt Nam nếu biết tận dụng thời gian và điều kiện khách quan, chủ quan trong việc sớm tái khởi động kinh tế, TS Vũ Tiến Lộc lưu ý: Các nền kinh tế trên thế giới còn dù đang còn chật vật trong phòng chống dịch bệnh và khống chế lây nhiễm nhưng vẫn đang khẩn trương chuyển trạng thái, mở cửa lại thị trường. “Đừng để mất cơ hội khi chúng ta đã đi trước trong phòng chống dịch bệnh nhưng có thể lại là “người đến sau” trong tái khởi động và phục hồi nền kinh tế” - ông Vũ Tiến Lộc nói.

Còn theo TS Nguyễn Minh Phong, Hà Nội và TPHCM cần tiếp tục gương mẫu, đi đầu và cùng với  cả nước đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thực chất; đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công và kiểm soát tình trạng độc quyền, lợi ích nhóm, quyết liệt phòng chống tiêu cực, tham nhũng; tăng cường xúc tiến thương mại; nâng cao năng lực các doanh nghiệp thông qua các giải pháp hỗ trợ về tài chính, tín dụng, nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường, thúc đẩy kết nối giữa các nhà sản xuất và phân phối, ngân hàng với doanh nghiệp, đồng hành cùng cả nước tiếp tục chiến thắng cả virus SARS-CoV-2 và cả “virus trì trệ”.

Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nhưng không lơ là chống dịch

Từ ngày 23.4.2020, các nhà máy, DN đã hoạt động trở lại với tinh thần khẩn trương và quyết tâm tận dụng mọi lợi thế, cơ hội. Trong đó, vấn đề sản xuất và lưu thông hàng hóa, nông sản được đặc biệt chú ý.

Trong tình hình ách tắc nông sản, hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng với Bộ Công Thương đều đặc biệt quan tâm tháo gỡ. Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, tỉnh đã huy động tối đa lực lượng, làm việc với hải quan phía bạn đề nghị tăng cường lực lượng làm thủ tục cũng như bốc xếp, đồng thời kéo dài thời gian làm việc, làm việc vào cả ngày nghỉ… để giải phóng nhanh hàng hóa, tạo điều kiện giao thương thuận lợi giữa 2 bên.

Bên cạnh đó, Bộ NNPTNT cũng đẩy mạnh tìm kiếm các bạn hàng mới tại các thị trường có tiềm năng như: Arab Saudi, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu… để đa dạng hóa thị trường. Đồng thời, khuyến khích các DN, chủ hàng chuyển sang xuất khẩu chính ngạch để đảm  bảo an toàn, bền vững.

Với tinh thần thực hiện nhiệm vụ kép, Hà Nội đã thay đổi tư duy theo phương châm “sống chung với dịch bệnh” để kinh doanh an toàn. Theo đó, đến thời điểm này, hệ thống sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ… đã được tổ chức linh hoạt thích ứng với thị trường và bối cảnh mới, trong đó đặc biệt đề cao các giải pháp ứng phó với dịch bệnh.

Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung, các doanh nghiệp cần tập trung vào phát triển nông nghiệp, tái đàn; chủ động điều chỉnh các kế hoạch sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thực hiện tốt và giảm thiểu các tranh chấp xảy ra đối với các hợp đồng kinh tế đã ký kết; cải thiện các liên kết, sắp xếp lại và khắc phục các đứt gẫy chuỗi cung ứng, hướng nhiều hơn vào thị trường trong nước và đẩy mạnh sản xuất thay thế nhập khẩu… nhằm đảm bảo phục vụ không chỉ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn dư để xuất khẩu.

Để giúp DN vượt qua đại dịch, lãnh đạo TP.Hà Nội cam kết sẽ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp, rà soát 1.818 thủ tục hành chính, 82% ở mức độ 3 và mức độ 4 và đặt mục tiêu sẽ đạt 100% mức độ 4 trong tháng 4.2020.

TPHCM cũng đã lên kế hoạch sản xuất kinh doanh trên tinh thần cảnh giác cao độ về phòng, chống dịch COVID-19.

Theo Chủ tịch UBND TPHCM - Ông Nguyễn Thành Phong, TPHCM sẽ tiếp tục tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tỉ lệ giải ngân đầu tư công và cổ phần hóa DN Nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác cải cách hành chính, nghiên cứu triển khai giải pháp phát triển ngành Du lịch; tiếp tục thực hiện các hoạt động triển khai thực hiện chủ đề “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”.

TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, trong điều kiện chưa thể phục hồi thị trường quốc tế do nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh còn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi, thì mở cửa thị trường nội địa sẽ là cứu cánh cho DN và gói kích thích kinh tế lớn nhất có hiệu quả nhất lúc này là “xóa bỏ ngăn sông cấm chợ”.

Việc đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sẽ là hành động thiết thực...

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Tây Nguyên: Siêu thị giảm giá bán thịt lợn để kích cầu mua sắm

BẢO TRUNG |

Một số siêu thị đã giảm giá thịt lợn và tung hàng loạt các chương trình ưu đãi để kích cầu mua sắm và hỗ trợ người dân trong những ngày xảy ra dịch bệnh COVID-19...

Ninh Bình: Kích cầu giữ vững thương hiệu du lịch

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ông Bùi Văn Mạnh, Phó Giám đốc Sở Du Lịch Ninh Bình cho biết: Trước ảnh hưởng của dịch bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra, để kích cầu giữ vững thương hiệu du lịch Ninh Bình trong “Năm du lịch quốc gia 2020”, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình chỉ đạo các đơn vị kinh doanh du lịch, các cơ sở kinh doanh lưu trú làm tốt chất lượng dịch vụ.

Giảm, giãn thuế thu nhập cá nhân: Giúp kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất

Cao Nguyên |

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, để các doanh nghiệp, cá nhân có thêm nguồn lực tài chính duy trì và khôi phục sản xuất, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2020, Bộ Tài chính đã soạn thảo Nghị định gia hạn về thuế, tiền thuê đất. Ngoài vấn đề này, theo phân tích của TS Nguyễn Ngọc Tú - chuyên gia về thuế - việc giãn, giảm tiền thuế thu nhập cá nhân lúc này không chỉ chia sẻ khó khăn với người nộp thuế mà còn giúp kích cầu tiêu dùng trong nước, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM, nghi có người mắc kẹt bên trong

Chân Phúc |

TPHCM - Cửa hàng tiện lợi nằm trên đường Vĩnh Hội (quận 4) bất ngờ bị sập, hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp cứu nạn cứu hộ.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tây Nguyên: Siêu thị giảm giá bán thịt lợn để kích cầu mua sắm

BẢO TRUNG |

Một số siêu thị đã giảm giá thịt lợn và tung hàng loạt các chương trình ưu đãi để kích cầu mua sắm và hỗ trợ người dân trong những ngày xảy ra dịch bệnh COVID-19...

Ninh Bình: Kích cầu giữ vững thương hiệu du lịch

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ông Bùi Văn Mạnh, Phó Giám đốc Sở Du Lịch Ninh Bình cho biết: Trước ảnh hưởng của dịch bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra, để kích cầu giữ vững thương hiệu du lịch Ninh Bình trong “Năm du lịch quốc gia 2020”, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình chỉ đạo các đơn vị kinh doanh du lịch, các cơ sở kinh doanh lưu trú làm tốt chất lượng dịch vụ.

Giảm, giãn thuế thu nhập cá nhân: Giúp kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất

Cao Nguyên |

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, để các doanh nghiệp, cá nhân có thêm nguồn lực tài chính duy trì và khôi phục sản xuất, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2020, Bộ Tài chính đã soạn thảo Nghị định gia hạn về thuế, tiền thuê đất. Ngoài vấn đề này, theo phân tích của TS Nguyễn Ngọc Tú - chuyên gia về thuế - việc giãn, giảm tiền thuế thu nhập cá nhân lúc này không chỉ chia sẻ khó khăn với người nộp thuế mà còn giúp kích cầu tiêu dùng trong nước, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.