VRDF 2020: Rủi ro lớn nhất mà doanh nghiệp Việt phải đương đầu là gì?

Hải Linh |

Theo các chuyên gia tại Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam- VRDF 2020, rủi ro lớn nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong kỷ nguyên tới là xu hướng bảo hộ thương mại đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu.

Tìm cơ hội trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Tại phiên thảo luận "COVID-19 và hành động của Việt Nam nhằm nắm bắt cơ hội, nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu" của VRDF 2020 diễn ra vào sáng nay 29.9, Tiến sĩ Trần Đình Thiên - Thành viên tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng đặt vấn đề: “Ngay cả trong điều kiện bình thường, mà cơ hội đến, nhiều khi doanh nghiệp Việt Nam còn không nắm bắt được. Vậy trong bối cảnh khủng hoảng như hiện nay, Việt Nam cần làm gì để nắm bắt cơ hội?”

Theo Tiến sĩ. Jonathan Pincus, Cố vấn quốc tế cao cấp, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), để giải quyết vấn đề trên, Việt Nam cần xác định rõ rủi ro và tập trung vào giải quyết nó.

Tiến sĩ. Jonathan Pincus cho rằng “một trong những rủi ro lớn nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt là xu hướng bảo hộ thương mại đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu”. Trong khi năm 2019, trên thế giới đã xảy ra 1500 vụ mua bán sáp nhập để tăng quy mô, đặc biệt trong ngành ô tô thì các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay có quy mô rất nhỏ.

Tiến sĩ Jonathan Pincus khẳng định đây là bất lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Các doanh nghiệp Việt Nam phải làm sao xử lý thách thức về quy mô và công nghệ, tăng trưởng quy mô, năng lực quản lý, công nghệ, đổi mới sáng tạo”, Cố vấn quốc tế cao cấp của UNDP gợi ý. Còn về phía chính phủ, ông Jonathan Pincus khuyến nghị chính phủ Việt Nam nên tập trung rà soát đầu tư công, tập trung vào một số vùng miền để cải thiện năng suất, tránh đầu tư dàn trải ra nhiều vùng miền như hiện nay.

Hiến kế đôi bên cùng có lợi

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu vấn đề: Trong bối cảnh hiện nay, việc mở cửa thị trường có mâu thuẫn gì với phát triển dịch vụ trong nước không. Nếu độ mở của nền kinh tế lớn quá mà khu vực FDI không gắn kết được với nền kinh tế trong nước thì các doanh nghiệp nội địa sẽ bị bỏ lại.

Theo bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Deloitte Việt Nam, để giải quyết vấn đề mà Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu ra, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phải tập trung phát triển năng lực cạnh tranh trên 3 khía cạnh: Năng lực sản xuất, năng lực kết nối (năng lực hợp tác), năng lực phát triển. Trong đó, năng lực phát triển rất cần sự hỗ trợ của chính sách vĩ mô.

“Nếu chính phủ có cơ chế giám sát tỉ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm cơ khí thì nó là cơ hội gần nhất để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI”, bà Thanh nói.

“Hiến kế” cho Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Tiến sĩ Jacques Morisset, Chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng cho rằng nếu để thị trường tự thân vận động thì rất nhiều rủi ro và nhiều chủ thể trên thị trường không đầu tư đúng mức.

“Vì vậy, cơ chế, các biện pháp khuyến khích của nhà nước là rất quan trọng nếu muốn các công ty đa quốc gia mang lại lợi ích cho chúng ta”, ông Jacques Morisset và khuyến nghị chính phủ nên tổ chức đối thoại với các công ty và tập đoàn đa quốc gia trên cơ sở cùng có lợi.

Hải Linh
TIN LIÊN QUAN

Quản lý dữ liệu tốt sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng

CAO NGUYÊN |

Ngành ngân hàng tài chính sở hữu khối lượng dữ liệu lớn, cũng là ngành đi đầu trong hành trình chuyển đổi mô hình hoạt động theo xu hướng số. Vì vậy, quản trị dữ liệu trở thành vấn đề sống còn.

Chứng khoán có cơ hội vượt đỉnh 915, phòng diễn biến “răng cưa”

Thế Lâm |

Chứng khoán ngày 28.9 tăng điểm ngược với đa số dự báo trước đó. VN-Index lần thứ 2 trong một tuần vượt mốc 910 điểm. Đỉnh 915 sẽ thử thách phiên ngày mai 29.9.

Diễn đàn VRDF 2020: Việt Nam hành động để phục hồi tăng trưởng

Vũ Long |

Dự kiến ngày 29.9, Diễn đàn thường niên về cải cách và phát triển (VRDF) 2020 sẽ được tổ chức với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Quản lý dữ liệu tốt sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng

CAO NGUYÊN |

Ngành ngân hàng tài chính sở hữu khối lượng dữ liệu lớn, cũng là ngành đi đầu trong hành trình chuyển đổi mô hình hoạt động theo xu hướng số. Vì vậy, quản trị dữ liệu trở thành vấn đề sống còn.

Chứng khoán có cơ hội vượt đỉnh 915, phòng diễn biến “răng cưa”

Thế Lâm |

Chứng khoán ngày 28.9 tăng điểm ngược với đa số dự báo trước đó. VN-Index lần thứ 2 trong một tuần vượt mốc 910 điểm. Đỉnh 915 sẽ thử thách phiên ngày mai 29.9.

Diễn đàn VRDF 2020: Việt Nam hành động để phục hồi tăng trưởng

Vũ Long |

Dự kiến ngày 29.9, Diễn đàn thường niên về cải cách và phát triển (VRDF) 2020 sẽ được tổ chức với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ.