Việt Nam xếp thứ 2 thế giới về số người dân chưa tiếp cận dịch vụ ngân hàng

Lan Hương |

Theo thống kê từ Merchant Machine vào năm 2021, Việt Nam xếp thứ hai trên toàn thế giới với 69% người dân chưa tiếp cận được dịch vụ tài chính, chưa có tài khoản ngân hàng.

Việt Nam đứng thứ 2 trong danh sách các quốc gia có tỉ lệ người dân được tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng thấp nhất thế giới. Việt Nam chỉ xếp sau một quốc gia ở châu Phi là Morocco trong danh sách này. Có tới 69% dân số Việt Nam chưa tiếp cận được dịch vụ tài chính, chưa có tài khoản ngân hàng. Có tới 26% các giao dịch bằng tiền mặt trong khi tỉ lệ phổ cập Internet của người dân Việt Nam lên tới 66%.

Nếu so sánh với các nước phương tây như Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Hà Lan, Đan Mạch thì tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt tại các quốc gia này chỉ từ 0% - 2%. Đáng chú ý, 100% người dân các quốc gia kể tên trên đều được tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng.

Theo Global Finance, hiện có hàng trăm triệu người trên toàn cầu không có tài khoản ngân hàng. Không được tiếp cận dịch vụ tài chính làm suy yếu chất lượng cuộc sống của người dân và kìm hãm sự phát triển kinh tế của các quốc gia.

Khi đại dịch COVID-19 diễn ra, việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt để tránh tiếp xúc càng trở nên cấp bách. Thậm chí việc tránh đám đông trong các cửa hàng và khu chợ đã trở thành vấn đề sinh tử và một số quốc gia như Thụy Điển, Na Uy, Hàn Quốc, Trung Quốc và Úc.

Không được tiếp cận với các dịch vụ tài chính, ngân hàng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân, ngăn cản họ đầu tư vào tương lai... Theo phân tích từ Global Finance, được tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng là yếu tố quan trọng để người dân thoát nghèo. Đó cũng là lý do tại sao 7 trong số 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững do Liên hợp quốc thúc đẩy coi đó là yếu tố cần thiết để cải thiện tình trạng của những người bị thiệt thòi nhất.

Không được tiếp cận với dịch vụ tài chính không chỉ ảnh hưởng tới người dân mà còn cản trở sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia. Công ty tư vấn EY Global ước tính khả năng tiếp cận rộng hơn các sản phẩm ngân hàng, tiết kiệm và cho vay có thể thúc đẩy GDP lên tới 14% ở các nước mới nổi lớn như Ấn Độ, và lên đến 30% ở các nền kinh tế cận biên như Kenya.

Theo các chuyên gia, những người không có tài khoản ngân hàng ở các quốc gia khác nhau nhưng đều có những đặc điểm rất giống nhau là thu nhập thấp và ít học, họ thường thiếu giấy tờ tùy thân để đủ điều kiện mở tài khoản ngân hàng. Những người dân này có xu hướng sống ở các vùng nông thôn xa các chi nhánh ngân hàng. Ở nhiều quốc gia, họ thuộc về dân tộc thiểu số hoặc tôn giáo; trong đó, phụ nữ chiếm số đông.

Marocco, Việt Nam, Ai Cập, Philippines, Mexico là 5 quốc gia có số người dân chưa có tài khoản ngân hàng nhiều nhất thế giới.

Danh sách các quốc gia có tỉ lệ người dân chưa tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng cao nhất thế giới.  Nguồn: Merchant Machine 2021
Danh sách các quốc gia có tỉ lệ người dân chưa tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng cao nhất thế giới. Nguồn: Merchant Machine 2021

Theo một nghiên cứu vừa được công bố bởi nền tảng nghiên cứu Merchant Machine của Anh, khu vực có tỉ lệ các nền kinh tế đang phát triển hoặc mới nổi đứng đầu danh sách tỉ lệ người dân có tài khoản ngân hàng thấp nhất thế giới. Đứng đầu là khu vực Trung Đông và Châu Phi, 50% dân số chưa tiếp cận được dịch vụ tài chính. Nam Mỹ và Trung Mỹ có tới 38% dân số chưa tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng. Con số này ở Đông Âu và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ là 33%, khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 24%.

Đại dịch COVID-19 trở thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên thế giới. Trong năm qua, số lượng tài khoản mới mở trên toàn thế giới tăng kỉ lục bởi các công ty cung cấp dịch vụ mobile money, fintech và ngân hàng số. Trong tương lai, thách thức đặt ra cho các quốc gia là giảm sự bất bình đẳng trong khả năng tiếp cận đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và các dịch vụ tài chính ngân hàng.

Lan Hương
TIN LIÊN QUAN

Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

Nhóm PV |

“Việc cho phép duy nhất một công ty “độc quyền” tham gia vào hoạt động chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử hiện nay là hạn chế cho đổi mới sáng tạo. Bây giờ đã là thời điểm chín muồi để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển mobile money, bùng nổ về fintech…, cần mở ra cho những công ty có đủ tiềm lực công nghệ để đổi mới, tăng tính cạnh tranh, giảm phí cho người sử dụng”, một chuyên gia nhận định. Thế nhưng, cho tới lúc này, chưa có một sự thay đổi nào được chính thức đưa ra.

Độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: "Miếng bánh ngon" không dễ chia

Nhóm PV |

Nếu như ở Việt Nam, “miếng bánh ngon” chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử hiện chỉ có duy nhất 1 đơn vị đang độc quyền nắm giữ thì ở một số nước trên thế giới, nhiều doanh nghiệp thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ chuyển mạch ở các cấp độ khác nhau. Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Ấn Độ hiện có nhiều đơn vị tham gia vào dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử như BANCS, MITR, Cashnet, CashTree… Tại Philippines có BancNet và Expressnet… Trao đổi với PV Lao Động, PGS.TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội Hà Nội, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính – Ngân sách, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng việc mở cửa để nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ là cần thiết, là một quyết định rất mạnh bạo, tháo ra được những cái mấu chốt trong việc thúc đẩy các công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, việc mở cánh cửa này phải kèm theo các điều kiện và được kiểm soát.

Cơ chế chuyển mạch tài chính Quốc gia đã sẵn sàng vẫn chờ cấp phép

Nhóm PV |

Việt Nam hiện chỉ có duy nhất 1 đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử. Đây được ví như chiếc cầu nối liên thông việc chuyển tiền giao dịch giữa các ngân hàng với nhau, hoặc giữa ngân hàng với đại lý bán hàng... Dù muốn hay không, việc chỉ có duy nhất 1 đơn vị “đơn thương độc mã” trong dịch vụ này cũng được hiểu rằng có “độc quyền” - đồng nghĩa với việc tự quyết định giá, chất lượng dịch vụ, mức độ đáp ứng của công nghệ… dẫu có thế nào cũng không có lựa chọn thứ hai. Quan trọng nhất là chất lượng dịch vụ, một khi xảy ra sự cố nghẽn mạch, chúng ta hoàn toàn không có phương án dự phòng nào, rủi ro ảnh hưởng đến tài chính Quốc gia là điều cần cảnh báo.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

Nhóm PV |

“Việc cho phép duy nhất một công ty “độc quyền” tham gia vào hoạt động chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử hiện nay là hạn chế cho đổi mới sáng tạo. Bây giờ đã là thời điểm chín muồi để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển mobile money, bùng nổ về fintech…, cần mở ra cho những công ty có đủ tiềm lực công nghệ để đổi mới, tăng tính cạnh tranh, giảm phí cho người sử dụng”, một chuyên gia nhận định. Thế nhưng, cho tới lúc này, chưa có một sự thay đổi nào được chính thức đưa ra.

Độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: "Miếng bánh ngon" không dễ chia

Nhóm PV |

Nếu như ở Việt Nam, “miếng bánh ngon” chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử hiện chỉ có duy nhất 1 đơn vị đang độc quyền nắm giữ thì ở một số nước trên thế giới, nhiều doanh nghiệp thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ chuyển mạch ở các cấp độ khác nhau. Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Ấn Độ hiện có nhiều đơn vị tham gia vào dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử như BANCS, MITR, Cashnet, CashTree… Tại Philippines có BancNet và Expressnet… Trao đổi với PV Lao Động, PGS.TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội Hà Nội, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính – Ngân sách, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng việc mở cửa để nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ là cần thiết, là một quyết định rất mạnh bạo, tháo ra được những cái mấu chốt trong việc thúc đẩy các công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, việc mở cánh cửa này phải kèm theo các điều kiện và được kiểm soát.

Cơ chế chuyển mạch tài chính Quốc gia đã sẵn sàng vẫn chờ cấp phép

Nhóm PV |

Việt Nam hiện chỉ có duy nhất 1 đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử. Đây được ví như chiếc cầu nối liên thông việc chuyển tiền giao dịch giữa các ngân hàng với nhau, hoặc giữa ngân hàng với đại lý bán hàng... Dù muốn hay không, việc chỉ có duy nhất 1 đơn vị “đơn thương độc mã” trong dịch vụ này cũng được hiểu rằng có “độc quyền” - đồng nghĩa với việc tự quyết định giá, chất lượng dịch vụ, mức độ đáp ứng của công nghệ… dẫu có thế nào cũng không có lựa chọn thứ hai. Quan trọng nhất là chất lượng dịch vụ, một khi xảy ra sự cố nghẽn mạch, chúng ta hoàn toàn không có phương án dự phòng nào, rủi ro ảnh hưởng đến tài chính Quốc gia là điều cần cảnh báo.