Việt Nam năm thứ 2 liên tiếp tăng trưởng trên 7%: "Điều này là hiếm có"

Cường Ngô |

Theo các chuyên gia, việc năm thứ hai liên tiếp, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011, điều này được xem là "hiếm có".

"Việt Nam không tăng trưởng bằng tiền"

Tại diễn đàn Đối thoại kinh tế Việt Nam diễn ra lúc 11 giờ trưa 29.12, giáo sư Võ Đại Lược - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới cho rằng, nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2019 đã thu được những kết quả rất đáng khen ngợi.

Một là tăng trưởng kinh tế rất cao, khi GDP đạt 7,02%, "đây là mức tăng trưởng hiếm có nhất là khi chúng ta so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới", giáo sư Võ Đại Lược nhấn mạnh.

Theo đó, các quốc gia có nền kinh tế lớn trên thế giới như Trung Quốc luôn luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, nhưng năm nay chỉ đạt 6%; Châu Âu đạt trên dưới 2%, Nhật Bản đạt 1%, đặc biệt Hoa Kỳ cũng chỉ đạt 2%.

“Trong bối cảnh đó, GDP của Việt Nam đạt tới 7,02% - được xem như hàng đầu thế giới", giáo sư Võ Đại Lược nói.

Biểu đồ so sánh tăng  trưởng GDP của Việt Nam trong 10 năm gần đây.
Biểu đồ so sánh tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 10 năm gần đây.

Thứ hai, theo giáo sư Võ Đại Lược, Việt Nam không chỉ có mức tăng trưởng cao, mà chỉ số lạm phát rất thấp, chỉ 2,7%, thấp hơn năm ngoái 4%. Chỉ số này nói lên rằng, chúng ta tăng trưởng không phải bằng tiền, trong khi nhiều quốc gia hiện nay, muốn kích thích tăng trưởng đều phải dùng tiền để gia tăng tín dụng, gia tăng đầu tư công.

"Sức bền" nền kinh tế được cải thiện

Bàn luận về bức tranh của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2019, tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho biết, kinh tế vĩ mô rất ổn định thể hiện ở hàng loạt các chỉ số, như lạm phát thấp, kim ngạch thặng dư về cán cân thương mại, thâm hụt ngân sách giảm, tăng trưởng về tín dụng có xu hướng giảm, dự trữ ngoại hối gia tăng. Như vậy, không chỉ giữ ổn định kinh tế vĩ mô mà sức chống chịu của nền kinh tế cũng được cải thiện.

"Những thành tích này đạt được trong bối cảnh kinh tế thế giới bất ổn, đặc biệt là tác động không thuận của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cùng với đó tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu giảm sút vào năm 2019.

Biểu đồ so sánh Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ năm 2016 đến 2019.
Biểu đồ so sánh Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ năm 2016 đến 2019.

Điểm sáng nữa, đó là nhờ những cải cách kinh tế thể chế và điều kiện kinh doanh. Việt Nam tăng thêm 10 bậc đánh giá về năng lực cạnh tranh toàn cầu. Chính những điều này tạo thêm động lực phát triển kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng của khu vực kinh tế trong nước", tiến sĩ Nguyễn Đình Cung cho hay,

Theo tiến sĩ Cung, trong năm vừa rồi, kinh tế tư nhân trong nước gia tăng với tốc độ cao về xuất khẩu và đầu tư, cao hơn nhiều so với đầu tư nước ngoài, trở thành động lực tăng trưởng cho năm 2019 và những năm tiếp theo. "Khi kinh tế tư nhân trong nước tăng trưởng như vậy, tạo được nhiều công ăn việc làm hơn, người dân được hưởng nhiều hơn, bền vững, công bằng hơn về sự tăng trưởng này".

Dẫn số liệu tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02%, kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mức 500 tỉ USD, tiến sĩ Nguyễn Đình Cung nhận định, người dân được hưởng lợi đầu tiên.

Hưởng lợi thứ nhất, đó là giá cả ổn định. Thứ hai, khi tăng trưởng cao, công ăn việc làm sẽ nhiều hơn, người dân thu nhập tốt hơn.

Tuy nhiên, tiến sĩ Cung cũng lưu ý, việc phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường. “Thời gian gần đây, chúng ta thấy chất lượng môi trường sống ở Hà Nội và TPHCM kém hơn trước, chúng ta nên nhìn lại”.

Bên cạnh đó, tiến sĩ Nguyễn Đình Cung cũng cho rằng, chúng ta đạt được mức kỷ lục về xuất nhập khẩu trên 500 tỉ USD song đó là mặt được của vấn đề, bởi đằng sau con số này đó chính là sự cố hữu về độ mở lớn của nền kinh tế.

"Độ mở lớn, đồng nghĩa với độ rủi ro sẽ cao, tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế cũng từ đó mà gia tăng", tiến sĩ Nguyễn Đình Cung nhận định.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Năm thứ 2 liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7%

Bích Hà |

2019 là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7%, kể từ năm 2011. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cũng đạt kết quả ấn tượng, với tốc độ tăng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6-6,8%.

Lý do lần đầu tiên Việt Nam vươn lên thứ 22 toàn cầu về quy mô xuất khẩu

C.N - P.D |

Sau 25 năm kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 22 trên thế giới. Thành tích này đạt được trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu giảm thấp do tác động của xung đột thương mại.

Xuất nhập khẩu vượt 500 tỉ USD là "quán quân" 10 sự kiện ngành Công Thương

C.N |

Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 500 tỉ USD, CPTPP có hiệu lực, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu chính thức được ký kết là những sự kiện nổi bật ngành công thương năm 2019.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Năm thứ 2 liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7%

Bích Hà |

2019 là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7%, kể từ năm 2011. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cũng đạt kết quả ấn tượng, với tốc độ tăng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6-6,8%.

Lý do lần đầu tiên Việt Nam vươn lên thứ 22 toàn cầu về quy mô xuất khẩu

C.N - P.D |

Sau 25 năm kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 22 trên thế giới. Thành tích này đạt được trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu giảm thấp do tác động của xung đột thương mại.

Xuất nhập khẩu vượt 500 tỉ USD là "quán quân" 10 sự kiện ngành Công Thương

C.N |

Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 500 tỉ USD, CPTPP có hiệu lực, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu chính thức được ký kết là những sự kiện nổi bật ngành công thương năm 2019.