Việt Nam luôn nuôi dưỡng khát vọng hùng cường

Ánh Linh |

Có rất nhiều cơ sở để tin, Việt Nam năm 2020 với nhiều trọng trách quan trọng trên trường quốc tế đang hướng đến một dân tộc hùng cường và thể hiện rõ vào năm 2045 - kỷ niệm tròn 100 năm Quốc khánh 2.9.

“Một dân tộc giàu chưa hẳn là dân tộc mạnh, một dân tộc mạnh phải có sức sống trường tồn. Một dân tộc mạnh là một dân tộc phải có quyết tâm mạnh, giàu. Dân tộc mạnh là dân tộc quyết không để thế giới coi thường, bạc nhược, quyết không thể là một dân tộc nghèo”- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh điều này trong cuộc gặp gỡ với các nhân sĩ, trí thức hồi cuối tháng 7.2020.

Xây dựng đất nước hùng cường như ước nguyện của Bác Hồ. Thành phố Hồ Chí Minh 4.2020. Ảnh: MQ
Xây dựng đất nước hùng cường như ước nguyện của Bác Hồ. Thành phố Hồ Chí Minh 4.2020. Ảnh: MQ

Từ 2020 hướng đến tầm nhìn 2045

Khi phát biểu nhậm chức Chủ tịch Nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực và vị thế như ngày nay; nhưng đất nước cũng đang đứng trước những khó khăn rất lớn, tình hình thế giới diễn biến không thể lường hết được; chúng ta vui mừng với những thành tựu, kết quả to lớn nhưng tuyệt nhiên không được chủ quan, tự mãn, không được quá say sưa với thắng lợi, ngủ quên trên vòng nguyệt quế”. Và trong Hội nghị Chính phủ với các địa phương vừa mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng một lần nữa nhấn mạnh: Chúng ta tuyệt nhiên không chủ quan, thỏa mãn với những kết quả, thành tích đã đạt được, vì đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Nhắc lại ý này, tại lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng (3.2.1930-3.2.2020), Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Thực tế, sau gần 35 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, từ một đất nước nghèo nàn, có cơ sở vật chất-kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội lạc hậu, trình độ thấp, đến nay, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình; văn hoá, xã hội tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có bước đột phá; khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng-an ninh, độc lập, chủ quyền được giữ vững; vị thế và uy tín của đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

Đến nay, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có quy mô dân số gần 100 triệu người với mức thu nhập bình quân 2.800 USD/người; đã tham gia hầu hết tổ chức quốc tế, trở thành một thành viên tích cực, có trách nhiệm trong các hoạt động của cộng đồng quốc tế.

Mới đây, Việt Nam được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bầu với số phiếu tín nhiệm rất cao, gần như tuyệt đối, lần thứ hai trở thành Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Với những thành tựu to lớn đã đạt được, chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”.

Trên quan điểm không được “ngủ quên trên vòng nguyệt quế”, một điểm mới được đưa vào văn kiện Đại hội Đảng khóa XIII chính là việc Đảng xác định tầm nhìn 2045.

Nếu như giai đoạn từ Đổi mới đến nay được cho là “cởi trói”, "phá rào” về các quan hệ kinh tế thì giai đoạn từ nay tới 2045 đặt ra yêu cầu xây dựng nền tảng thể chế cho một xã hội hiện đại, phồn vinh.

Theo các chuyên gia, những vấn đề căn bản nhất hoạch định về mặt chính trị, phát triển đất nước tầm nhìn 2045 chuẩn bị ngay từ bây giờ. Vấn đề là tiếp tục tổng kết thực tiễn, phát triển đường lối chính trị, tiếp tục đẩy tới công cuộc đổi mới toàn diện đồng bộ mà Đại hội XII của Đảng vừa quyết sách. Tầm nhìn này chỉ cho chúng ta một định hướng lớn để có một kế hoạch cụ thể trong từng thời gian. Đồng thời cũng là vạch một mốc rất quan trọng để phấn đấu. Nhằm tới đích năm 2045, đất nước ta phát huy được khát vọng phát triển, thể hiện trách nhiệm của Đảng, toàn dân cũng như của mỗi cán bộ đảng viên. Tất cả tham gia một cách tích cực nhất, đóng góp trí tuệ, sức lực và tài năng của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, để đạt cho bằng được mục đích tốt đẹp mà Đảng đã đề ra.

Tháng 5.2020, khi phát biểu trước các doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề: “Việc dự thảo Chiến lược kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 để trình Đại hội Đảng lần thứ XIII đặt một tầm nhìn rằng Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia thịnh vượng vào năm 2045, có thể sánh vai với các nước trong khu vực và thế giới. Dịch bệnh không làm chúng ta thay đổi mục tiêu và tầm nhìn này.

Tôi xin hỏi: Vậy tầm nhìn của doanh nghiệp 2045 thế nào? Doanh nghiệp các bạn sẽ ở đâu vào năm 2045?

Kinh tế nhà nước trong thời gian khó khăn, dịch bệnh đã phát huy vai trò tốt như phân phối, cung cấp điện nước, viễn thông, cung cấp gạo… Hiện chúng ta đã có các tập đoàn lớn vươn tầm cạnh tranh quốc tế như Viettel, Vietnam Airlines, Thaco, Vingroup, FPT,  TH TrueMilk, Vinamilk…

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có doanh nghiệp nào lọt top 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Liệu đến 2045, tức tròn 25 năm nữa, chúng ta có thể có những doanh nghiệp tầm cỡ thế giới không? Thiết nghĩ, 25 năm là đủ để xuất hiện những doanh nghiệp khổng lồ mang tên Việt Nam (Made in Việt Nam).

Hãy nhớ rằng, 25 năm trước thế giới chưa từng nghe đến Facebook (2004), Alibaba (1999), Google (1998)… Mong các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta hãy nghĩ đến khả năng đó. Không điều gì là không thể; hãy dám nghĩ lớn, làm lớn; đừng sợ thất bại vì thất bại là mẹ thành công; hãy cứ ước mơ và hành động, biến ước mơ thành hiện thực".

Khát vọng dân tộc

Nhìn nhận và đánh giá thành quả của dân tộc trong thời gian qua, khi trao đổi với giới truyền thông, bà Tôn Nữ Thị Ninh - nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại EU, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội -  bày tỏ quan điểm: “Dân tộc ta nói chung đa số có khát vọng. Sợ nhất là sự thờ ơ, cứ bình bình, sao cũng được miễn là ngày mai vẫn có cái ăn. Nếu không có bất cứ khát vọng, tham vọng gì, đó mới là thảm hoạ của dân tộc. Còn có thì phải nói là điều đáng mừng”.

Đồ hoạ: Văn Thắng
Đồ hoạ: Văn Thắng

Bà Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng, trách nhiệm cần đặt lên vai những người trẻ về khát vọng: “Tuổi trẻ thứ nhất phải có khát vọng. Khát vọng đó nên là sự kết hợp giữa khao khát cho cuộc sống bản thân, cho gia đình với cái rộng lớn của đất nước. Bài toán đặt ra là sự kết hợp của hai yếu tố đó chứ không ai đòi hỏi phải hy sinh khát vọng cá nhân cho cái chung.

Nhưng nếu đa số người trẻ chỉ chăm chăm làm giàu cho cá nhân, cho gia đình thì điều đó không đủ để làm nên một đất nước hùng cường và một kiểu Việt Nam như chúng ta mong muốn. Là không đủ!

Thứ hai là phải giỏi, phải rất chuyên nghiệp. Bạn là thợ đóng giày, người bán hàng, hay nhà khoa học không quan trọng, quan trọng là phải giỏi, phải lành nghề. Làm gì cũng được, đã không làm thì thôi, làm phải giỏi.

Nên lúc tôi thấy những mẫu váy áo của Công Trí xuất hiện trên sàn thời trang quốc tế, tôi mừng lắm. Tôi mong như vậy. Thanh niên không nên an phận với sự bình bình, tầm tầm.

Thứ ba, tôi nghĩ đã là thanh niên của đất Việt, một nước Châu Á với truyền thống lâu đời, có một số giá trị truyền thống tốt đẹp thì nên trân trọng, gìn giữ, phát huy và sáng tạo trên nền tảng đó. Như tôi nói lúc nãy, không thể vì sáng tạo mà phá di sản. Bài toán cho thanh niên là như thế. Các bạn cũng phải luôn trả lời được câu hỏi "Tôi là ai" và ngược lại, phải tự hào nói được "Tôi là người Việt Nam".

90 mùa Xuân của Đảng, 75 năm thành lập nước, cơ đồ đất nước chưa bao giờ có được như ngày hôm nay. Đó chính là điểm tựa quan trọng để nước Việt thực hiện khát vọng thịnh vượng và hùng cường vào các năm 2030 và 2045, những dấu mốc kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và 100 năm Ngày thành lập nước (2.9.1945-2.9.2045).

Để thực hiện khát vọng và mục tiêu, phải bắt tay ngay vào thực hiện, nên trước mắt, phải thực hiện cho tốt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, năm cuối cùng của Kế hoạch 5 năm 2016-2020 và Chiến lược 10 năm 2011-2020, đồng thời cũng là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

Phải bắt tay ngay vào thực hiện, nên lâu dài, phải chuẩn bị thật tốt cho Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, cũng như Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Công việc này đang được nỗ lực thực hiện, với nhiều định hướng chiến lược phát triển quan trọng trong 10 năm tới, từ vẫn phải gắn phát triển nhanh với phát triển bền vững; đến phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với không ngừng đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; rồi gắn kết chặt chẽ giữa hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm độc lập, tự chủ; xây dựng, thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển ngắn hạn đi đôi với đột phá tư duy, xác định tầm nhìn và mục tiêu phát triển dài hạn…

Đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, thực hiện mục tiêu xây dựng dân tộc hùng cường không phải là dễ dàng. Nhưng nếu có khát vọng, có quyết tâm, đồng lòng, chắc chắn Việt Nam sẽ mãi là một dân tộc mạnh, dân tộc mạnh phải có sức sống trường tồn.

Ánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam là biểu tượng vì hoà bình, luôn nuôi dưỡng khát vọng hùng cường

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này trong cuộc gặp mặt với hơn 200 đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ chiều 30.7, tại Hà Nội.

Cống hiến của trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ: Hướng tới sự phồn thịnh, hùng cường của đất nước

VƯƠNG TRẦN |

Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1.8.1930-1.8.2020), Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Hội nghị “Gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học tiêu biểu, văn nghệ sĩ” tại Hà Nội vào ngày 30-31.7 tới đây. Trước thềm Hội nghị này, PV Lao Động đã có trao đổi với một số đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu. 

Thủ tướng: Báo chí khơi dậy lòng yêu nước, khát vọng Việt Nam hùng cường

Vương Trần |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, báo chí Cách mạng giữ vững tinh thần cách mạng, niềm tin của dân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần tạo đồng thuận và niềm tin xã hội, khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc.

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Sự thật vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang: Do gia đình tự đốt

PHONG LINH |

Liên quan vụ việc được cho là đồ đạc tự bốc cháy ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hồi cuối tháng 11.2022, sau thời gian điều tra, công an xác định nguyên nhân đồ đạc trong nhà anh Nguyễn Văn Mừng bị cháy là do... người nhà tự đốt.

Sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm: Chi hàng trăm triệu đồng cho Cục trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Theo Công an TPHCM, để thành lập các Trạm đăng kiểm và dẫn tới các sai phạm, các đối tượng đã chung chi hàng trăm triệu đồng theo tháng, theo quý cho các lãnh đạo phòng ban và đặc biệt là cho đối tượng Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm.

Việt Nam là biểu tượng vì hoà bình, luôn nuôi dưỡng khát vọng hùng cường

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này trong cuộc gặp mặt với hơn 200 đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ chiều 30.7, tại Hà Nội.

Cống hiến của trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ: Hướng tới sự phồn thịnh, hùng cường của đất nước

VƯƠNG TRẦN |

Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1.8.1930-1.8.2020), Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Hội nghị “Gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học tiêu biểu, văn nghệ sĩ” tại Hà Nội vào ngày 30-31.7 tới đây. Trước thềm Hội nghị này, PV Lao Động đã có trao đổi với một số đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiêu biểu. 

Thủ tướng: Báo chí khơi dậy lòng yêu nước, khát vọng Việt Nam hùng cường

Vương Trần |

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, báo chí Cách mạng giữ vững tinh thần cách mạng, niềm tin của dân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần tạo đồng thuận và niềm tin xã hội, khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc.