Việt Nam lọt Top 10 nước giao dịch tiền mặt nhiều nhất thế giới

Lan Hương |

Theo thống kê trên trang merchantmachine.co.uk, Việt Nam nằm trong Top 10 các nước sử dụng tiền mặt nhiều nhất thế giới. Có tới 69% dân số Việt Nam chưa có tài khoản ngân hàng.

Tỉ lệ sử dụng tiền mặt ở Việt Nam hiện ở mức 26%, có tới 60% dân số sử dụng Internet, trung bình có 29 máy ATM cho 100.000 người trưởng thành.

Nếu so sánh với một quốc gia đứng Top đầu trên thế giới là Na Uy, nước này chỉ có 3% giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt. Tỉ lệ trung bình có 31,6 máy ATM trên 1.000 người trưởng thành, nghiên cứu cho thấy 100% dân số được tiếp cận với dịch vụ sở hữu tài khoản ngân hàng.

Đặt lên bàn cân so sánh với các quốc gia láng giềng trong khu vực ASEAN thì hiện tại Việt Nam thua khá xa Singapore khi chỉ có 2% dân số nước này chưa được tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng, tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt tại Singapore hiện chỉ là 4%. Có tới 74% các giao dịch thanh toán tại đảo quốc Sư tử thực hiện qua thẻ, ví điện tử…

Danh sách Top 10 quốc gia.
Danh sách Top 10 quốc gia sử dụng tiền mặt nhiều nhất thế giới. Nguồn:Merchantmachine

Tại Malaysia, có 15% dân số nước này chưa được tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng, tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt là 11%. Có 32% các giao dịch thanh toán thực hiện qua thẻ, ví điện tử.

Tại Thái Lan, có 18% dân số nước này chưa được tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng, tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt ở xứ Chùa Vàng là 16%. Có 26% các giao dịch thanh toán thực hiện qua thẻ, ví điện tử.

Mặc dù trong nhiều năm nay, chủ trương đúng đắn của Chính phủ là đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, tuy nhiên, cho đến nay mục tiêu của Chính phủ đề chưa đạt được.

Theo báo cáo mới nhất Ngân hàng nhà nước (NHNN), kể từ năm 2019 đến hết tháng 4.2021, tỉ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán vẫn ở mức trên 11%.

Trong Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020, chỉ tiêu quan trọng nhất là đến cuối năm 2020, tỉ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Như vậy, đến nay chỉ tiêu này đã không đạt được như Đề án đề ra, và tỉ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán vẫn còn cao.

Lan Hương
TIN LIÊN QUAN

Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

Nhóm PV |

“Việc cho phép duy nhất một công ty “độc quyền” tham gia vào hoạt động chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử hiện nay là hạn chế cho đổi mới sáng tạo. Bây giờ đã là thời điểm chín muồi để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển mobile money, bùng nổ về fintech…, cần mở ra cho những công ty có đủ tiềm lực công nghệ để đổi mới, tăng tính cạnh tranh, giảm phí cho người sử dụng”, một chuyên gia nhận định. Thế nhưng, cho tới lúc này, chưa có một sự thay đổi nào được chính thức đưa ra.

Độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: "Miếng bánh ngon" không dễ chia

Nhóm PV |

Nếu như ở Việt Nam, “miếng bánh ngon” chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử hiện chỉ có duy nhất 1 đơn vị đang độc quyền nắm giữ thì ở một số nước trên thế giới, nhiều doanh nghiệp thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ chuyển mạch ở các cấp độ khác nhau. Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Ấn Độ hiện có nhiều đơn vị tham gia vào dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử như BANCS, MITR, Cashnet, CashTree… Tại Philippines có BancNet và Expressnet… Trao đổi với PV Lao Động, PGS.TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội Hà Nội, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính – Ngân sách, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng việc mở cửa để nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ là cần thiết, là một quyết định rất mạnh bạo, tháo ra được những cái mấu chốt trong việc thúc đẩy các công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, việc mở cánh cửa này phải kèm theo các điều kiện và được kiểm soát.

Cơ chế chuyển mạch tài chính Quốc gia đã sẵn sàng vẫn chờ cấp phép

Nhóm PV |

Việt Nam hiện chỉ có duy nhất 1 đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử. Đây được ví như chiếc cầu nối liên thông việc chuyển tiền giao dịch giữa các ngân hàng với nhau, hoặc giữa ngân hàng với đại lý bán hàng... Dù muốn hay không, việc chỉ có duy nhất 1 đơn vị “đơn thương độc mã” trong dịch vụ này cũng được hiểu rằng có “độc quyền” - đồng nghĩa với việc tự quyết định giá, chất lượng dịch vụ, mức độ đáp ứng của công nghệ… dẫu có thế nào cũng không có lựa chọn thứ hai. Quan trọng nhất là chất lượng dịch vụ, một khi xảy ra sự cố nghẽn mạch, chúng ta hoàn toàn không có phương án dự phòng nào, rủi ro ảnh hưởng đến tài chính Quốc gia là điều cần cảnh báo.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Xoá bỏ thế độc quyền chuyển mạch tài chính: Độc quyền làm hạn chế đổi mới sáng tạo

Nhóm PV |

“Việc cho phép duy nhất một công ty “độc quyền” tham gia vào hoạt động chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử hiện nay là hạn chế cho đổi mới sáng tạo. Bây giờ đã là thời điểm chín muồi để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển mobile money, bùng nổ về fintech…, cần mở ra cho những công ty có đủ tiềm lực công nghệ để đổi mới, tăng tính cạnh tranh, giảm phí cho người sử dụng”, một chuyên gia nhận định. Thế nhưng, cho tới lúc này, chưa có một sự thay đổi nào được chính thức đưa ra.

Độc quyền dịch vụ chuyển mạch tài chính: "Miếng bánh ngon" không dễ chia

Nhóm PV |

Nếu như ở Việt Nam, “miếng bánh ngon” chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử hiện chỉ có duy nhất 1 đơn vị đang độc quyền nắm giữ thì ở một số nước trên thế giới, nhiều doanh nghiệp thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ chuyển mạch ở các cấp độ khác nhau. Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Ấn Độ hiện có nhiều đơn vị tham gia vào dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử như BANCS, MITR, Cashnet, CashTree… Tại Philippines có BancNet và Expressnet… Trao đổi với PV Lao Động, PGS.TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội Hà Nội, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính – Ngân sách, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng việc mở cửa để nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ là cần thiết, là một quyết định rất mạnh bạo, tháo ra được những cái mấu chốt trong việc thúc đẩy các công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, việc mở cánh cửa này phải kèm theo các điều kiện và được kiểm soát.

Cơ chế chuyển mạch tài chính Quốc gia đã sẵn sàng vẫn chờ cấp phép

Nhóm PV |

Việt Nam hiện chỉ có duy nhất 1 đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử. Đây được ví như chiếc cầu nối liên thông việc chuyển tiền giao dịch giữa các ngân hàng với nhau, hoặc giữa ngân hàng với đại lý bán hàng... Dù muốn hay không, việc chỉ có duy nhất 1 đơn vị “đơn thương độc mã” trong dịch vụ này cũng được hiểu rằng có “độc quyền” - đồng nghĩa với việc tự quyết định giá, chất lượng dịch vụ, mức độ đáp ứng của công nghệ… dẫu có thế nào cũng không có lựa chọn thứ hai. Quan trọng nhất là chất lượng dịch vụ, một khi xảy ra sự cố nghẽn mạch, chúng ta hoàn toàn không có phương án dự phòng nào, rủi ro ảnh hưởng đến tài chính Quốc gia là điều cần cảnh báo.