"Việt Nam là địa điểm lý tưởng nhất để đón dịch chuyển đầu tư sau dịch"

Cường Ngô |

Đại diện doanh nghiệp SMEs TPHCM đánh giá, Việt Nam đang là địa điểm lý tưởng để dịch chuyển đầu tư. Việt Nam có nhiều tiềm năng về sản xuất, điều đó là sự thuyết phục lớn nhất để các doanh nghiệp đa quốc gia đưa ra quyết định dịch chuyển các đơn hàng lớn sang Việt Nam.

Không nên đầu tư quá nhiều vào hội chợ

Tại Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tận dụng cơ hội thực thi hiệu quả EVFTA, tiến sĩ Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cho biết, hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU bị sức ép cạnh tranh từ các nước trong khu vực. Các nước trong khu vực có lợi thế hơn Việt Nam về giá các nguyên liệu đầu vào, năng suất lao động, giá thành sản phẩm, cho nên, các sản phẩm của họ thường có giá cạnh tranh hơn chúng ta.

Tuy nhiên, ngay sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực và đi vào thực thi, EU cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Điều này đã giải quyết được "bài toán khó" bấy lâu nay của Việt Nam và có thể sẽ khiến cho các đối thủ xuất khẩu hàng hóa vào EU của chúng ta bị bỏ lại đằng sau.

"Đây là điều kiện thuận lợi, một sự đột phá mới, mở ra cơ hội rất lớn đối với các doanh nghiệp, tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn về giá hàng hóa xuất khẩu khi so sánh với giá của các quốc gia trong khu vực, khi họ xuất khẩu các sản phẩm của họ sang thị trường EU", ông Thân cho hay.

Đại diện doanh nghiệp SMEs TPHCM cho hay, đại dịch COVID-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ thực tế đó, các công ty đa quốc gia sẽ chuyển dịch đầu tư, đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu. Thực tế cho thấy các công ty Mỹ, Nhật, EU… không chỉ cung cấp sản phẩm cho riêng nước mình mà xuất khẩu đi khắp thế giới. Việc đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất vào nhiều nước sẽ an toàn hơn.

Đại diện doanh nghiệp SMEs TPHCM đánh giá, Việt Nam đang là địa điểm lý tưởng nhất để đón dịch chuyển đầu tư. Việt Nam có nhiều tiềm năng về sản xuất, điều đó là sự thuyết phục lớn nhất để các doanh nghiệp đa quốc gia đưa ra quyết định dịch chuyển các đơn hàng lớn sang Việt Nam.

"Chúng ta không thể nào cứ đi, rồi quảng bá nhà đầu tư hãy đến với Việt Nam, mà phải cho họ thấy tiềm năng của chúng ta. Tôi nghĩ rằng, khi chúng ta có lợi ích cạnh tranh, cộng thêm ưu đãi về thuế khi Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi sẽ là đòn bẩy rất lớn để doanh nghiệp Việt có sức cạnh tranh lớn", đại diện doanh nghiệp SMEs TPHCM nói.

Phát biểu tại hội nghị, một doanh nghiệp khác đề xuất Bộ Công Thương làm việc với các bộ ngành liên quan đưa ra bộ tiêu chuẩn quốc gia, đưa ra các tiêu chí cụ thể trong việc ưu đãi. Đồng thời kiến nghị sắp tới nên triển khai nhiều hội chợ trên nền tảng số hoá. đỡ tốn kém.

"Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn có thể đưa lên số hoá. Không cần thiết đầu tư tiền vào hội chợ quá lớn, quá tốn kém", vị này cho hay.

Có cơ chế tín dụng tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp?

Tại hội nghị, ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Công Thương cho biết, EU là đối tác lớn của Việt Nam với 27 quốc gia thành viên, là khu vực có GDP lên tới 18 nghìn tỉ USD.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Cường Ngô
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Cường Ngô

“Đối với EVFTA, lần đầu tiên chúng ta đạt tới tỉ lệ ưu đãi cao nhất trong số các đối tác thương mại của Việt Nam. Ngay trong vòng 7 năm đầu tiên khi thực thi Hiệp định, việc cắt giảm thuế quan cho các mặt hàng sản phẩm của Việt Nam sang EU lên tới 97%”, ông Trần Tuấn Anh cho biết.

Ông Trần Tuấn Anh kỳ vọng việc hội nghị có thể đưa ra những thống nhất với nhau để có kế hoạch hành động nhằm mang lại lợi ích cụ thể, giúp cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực sự trở thành chủ thể, là những người được thụ hưởng FTA này.

“Để làm được điều đó, chính quyền địa phương các cấp đặc biệt là các cơ quan chức năng sẽ phải luôn đồng hành và bám sát những đòi hỏi yêu cầu của quá trình thực thi FTA này để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp", ông Tuấn Anh cho biết.

Theo Bộ trưởng Công Thương, thời gian tới, để tiếp sức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bộ Công Thương sẽ trao đổi, phối hợp với phía Ngân hàng Nhà nước để có cơ chế tín dụng tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Vực dậy du lịch ĐBSCL sau COVID-19: Không thể chỉ dựa vào tiềm năng

NHÓM PV |

Không phải ngẫu nhiên mà ngay sau khi dịch COVID-19 vừa lắng dịu, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã chọn ĐBSCL, với tâm điểm là TP.Cần Thơ, làm điểm đầu tiên phát động chương trình kích cầu du lịch nội địa toàn quốc năm 2020. Với tiềm năng dồi dào và là điểm đến an toàn, du lịch ĐBSCL hoàn toàn có cơ hội bứt phá sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên, để có thể vực dậy ngành Du lịch, chỉ tiềm năng thôi vẫn chưa đủ..

Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi

Phong Nguyễn |

Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6.2020, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đánh giá: Sau giãn cách xã hội, tháng 5.2020, chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tháng 5 bật tăng 11% so với tháng 4; doanh số bán lẻ và hoạt động chế tạo chế biến trong nước tăng khoảng 10%; tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế đạt khoảng 10%... Những số liệu này cho thấy, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi. Tuy nhiên, tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước đang giảm.

Bộ trưởng Công Thương: "Đảm bảo chuỗi cung ứng được thông suốt"

Cường Ngô |

Theo Bộ trưởng Công Thương, đây là thời điểm các quốc gia ASEAN và đối tác tập trung vào việc hợp tác nội khối, tạo ra những khu vực có sức cạnh tranh cao để thu hút đầu tư, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển thị trường theo hướng mở cửa.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Vực dậy du lịch ĐBSCL sau COVID-19: Không thể chỉ dựa vào tiềm năng

NHÓM PV |

Không phải ngẫu nhiên mà ngay sau khi dịch COVID-19 vừa lắng dịu, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã chọn ĐBSCL, với tâm điểm là TP.Cần Thơ, làm điểm đầu tiên phát động chương trình kích cầu du lịch nội địa toàn quốc năm 2020. Với tiềm năng dồi dào và là điểm đến an toàn, du lịch ĐBSCL hoàn toàn có cơ hội bứt phá sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên, để có thể vực dậy ngành Du lịch, chỉ tiềm năng thôi vẫn chưa đủ..

Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi

Phong Nguyễn |

Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6.2020, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đánh giá: Sau giãn cách xã hội, tháng 5.2020, chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tháng 5 bật tăng 11% so với tháng 4; doanh số bán lẻ và hoạt động chế tạo chế biến trong nước tăng khoảng 10%; tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế đạt khoảng 10%... Những số liệu này cho thấy, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi. Tuy nhiên, tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước đang giảm.

Bộ trưởng Công Thương: "Đảm bảo chuỗi cung ứng được thông suốt"

Cường Ngô |

Theo Bộ trưởng Công Thương, đây là thời điểm các quốc gia ASEAN và đối tác tập trung vào việc hợp tác nội khối, tạo ra những khu vực có sức cạnh tranh cao để thu hút đầu tư, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển thị trường theo hướng mở cửa.