Việt Nam có thể đối mặt với khó khăn do tự động hoá và chuyển đổi số

Hải Anh |

Ông Đặng Hoàng Hải -  Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương đã chia sẻ về chiến lược chuyển đổi số nhằm phát triển kinh tế số nhân Hội nghị WEF ASEAN 2018 sắp tổ chức tại Việt Nam. 

Nói về nội hàm của kinh tế số và những tác động đối với kinh tế Việt Nam, ông Đặng Hoàng Hải cho biết: "Công nghệ số và kết nối trực tuyến đang và sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng của các nền kinh tế ASEAN nói chung cũng như Việt Nam nói riêng trong những năm tới. Nhiều chuyên gia nhận định, nền kinh tế số của tương lai sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu.

Tại Việt Nam, xu hướng số hoá hay công cuộc chuyển đổi số đang xuất hiện ở mọi lĩnh vực từ thương mại, tài chính-ngân hàng cho đến y tế, giáo dục, du lịch, vận chuyển".

Theo Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, bản chất của nền kinh tế số là các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số.

Đặc trưng lớn nhất của kinh tế số là tính kết nối giữa các chủ thể và chu trình kinh tế nhờ vào các thành tựu của công nghệ thông tin và Internet. Tính kết nối cao độ này giúp tối ưu hóa các nguồn lực để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng tốt nhất với nhu cầu của thị trường, giúp lược bỏ nhiều khâu trung gian trong dây chuyền cung ứng và tăng cơ hội tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu cho các chủ thể của nền kinh tế.

Ông Hải cho hay, chính phủ Việt Nam đang giữ vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế số thông qua một loạt các cơ chế chính sách, và đặc biệt chủ trương này gần đây đã được củng cố thêm bởi Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0).

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), từ 2018, một số công nghệ như rô-bốt tiên tiến, vận tải tự động, trí tuệ nhân tạo và một số công nghệ khác sẽ được đưa vào sử dụng ở quy mô công nghiệp và dự kiến sẽ có những thay đổi đột phá về việc làm. Kinh tế số trong bối cảnh CMCN 4.0 sẽ thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động ở nhiều nước, lao động sáng tạo sẽ ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong lực lượng lao động xã hội.

Dự báo trong trung và dài hạn sẽ tác động trực tiếp và nhiều nhất đến các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động kỹ năng thấp do lao động dần được thay thế bởi tự động hóa, rô-bốt thông minh.

"WEF dự báo công nghệ mới sẽ thay thế khoảng 7,1 triệu lao động trên thế giới từ nay đến năm 2020. Cơ cấu kinh tế của Việt Nam hiện nay sẽ khiến đất nước có thể phải đối mặt với khó khăn do tự động hoá và chuyển đổi số trong thời gian tới" - ông Hải nói.

Tại Việt Nam, lợi thế về lao động, nhất là lao động chi phí thấp, lợi thế về tài nguyên sẽ giảm đáng kể, các ngành sản xuất thâm dụng lao động, thâm dụng tài nguyên sẽ mất lợi thế, bao gồm dệt may, dày da, gia công lắp ráp... Việc hiểu được về làn sóng chuyển dịch sắp tới là rất cần thiết để khai thác được cơ hội, hạn chế rủi ro khi tiếp cận và ứng dụng các công nghệ số cho các ngành kinh tế của Việt Nam.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số ở Việt Nam

Mai Tiến Dũng- Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ |

LTS: Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số là một chủ trương lớn đòi hỏi quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị tạo ra một phương thức điều hành mới, một cách làm mới. Báo Lao Động xin giới thiệu bài viết “Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số Việt Nam” của đồng chí Mai Tiến Dũng- Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Kinh tế số hóa: Thế mạnh công nghệ giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tư nhân giành lợi thế

Đặng Chung |

Cuộc chiến giữa taxi truyền thống và Grab, Uber vẫn đang khiến các nhà quản lý Việt Nam đau đầu. Làm thế nào để tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội, đem lại lợi ích cho người dân và cả doanh nghiệp?

Kinh tế số hóa tại Việt Nam: Chọn lối đi nào để không tụt hậu?

KHÁNH HOÀ |

Tại Việt Nam, sự phát triển của các mô hình số hóa như Uber, Grab trong lĩnh vực giao thông vận tải hay Facebook, Viber trong lĩnh vực thông tin truyền thông đang tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội. Tuy nhiên, họ cũng tạo ra những mâu thuẫn với mô hình doanh nghiệp truyền thống. Đó là những vấn đề sẽ được “nói thẳng - nói thật” tại Hội thảo “Kinh tế số hóa - Thế giới không chờ chúng ta” được tổ chức tại TP.Hà Nội ngày hôm nay (23.10).

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số ở Việt Nam

Mai Tiến Dũng- Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ |

LTS: Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số là một chủ trương lớn đòi hỏi quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị tạo ra một phương thức điều hành mới, một cách làm mới. Báo Lao Động xin giới thiệu bài viết “Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số Việt Nam” của đồng chí Mai Tiến Dũng- Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Kinh tế số hóa: Thế mạnh công nghệ giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tư nhân giành lợi thế

Đặng Chung |

Cuộc chiến giữa taxi truyền thống và Grab, Uber vẫn đang khiến các nhà quản lý Việt Nam đau đầu. Làm thế nào để tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội, đem lại lợi ích cho người dân và cả doanh nghiệp?

Kinh tế số hóa tại Việt Nam: Chọn lối đi nào để không tụt hậu?

KHÁNH HOÀ |

Tại Việt Nam, sự phát triển của các mô hình số hóa như Uber, Grab trong lĩnh vực giao thông vận tải hay Facebook, Viber trong lĩnh vực thông tin truyền thông đang tạo ra những dịch vụ có ích cho người dân và tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội. Tuy nhiên, họ cũng tạo ra những mâu thuẫn với mô hình doanh nghiệp truyền thống. Đó là những vấn đề sẽ được “nói thẳng - nói thật” tại Hội thảo “Kinh tế số hóa - Thế giới không chờ chúng ta” được tổ chức tại TP.Hà Nội ngày hôm nay (23.10).