Vì sao tỉnh Thái Bình “xin” 460 tỉ đồng mua lại trạm BOT Thanh Nê?

Khánh Hoà |

Là một trong những dự án gây lùm xùm nhất trong năm 2017, vì sao dự án nâng cấp tỉnh lộ 39B (sau được nâng lên thành quốc lộ 37B) lại được tỉnh Thái Bình “xin” 460 tỉ từ ngân sách để giải cứu?

Mới đây, UBND tỉnh Thái Bình đã gửi kiến nghị Bộ GTVT xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ tỉnh Thái Bình 460 tỉ để hoàn trả vốn đầu tư dự án cho nhà đầu tư dỡ bỏ trạm thu phí BOT Thanh Nê.

Dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 39B, theo hình thức BOT, đoạn từ thị trấn Thanh Nê, đến thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy (nay là QL 37B) được UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt với tổng mức đầu tư 2.072 tỉ đồng, với quy mô đường cấp III đồng bằng, tổng chiều dài 28,9 km.

Dự án này ban đầu được triển khai bằng vốn trái phiếu Chính phủ nhưng mới bố trí được 1.437 tỉ đồng thì dừng lại nên sau đó vào ngày 6.9.2014, UBND tỉnh Thái Bình đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi hình thức thực hiện dự án theo hình thức BOT kết hợp BT.

Ngày 16.12.2014, tỉnh đã có quyết định điều chỉnh, bổ sung dự án với tổng mức đầu tư điều chỉnh là 1.881,999 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách địa phương bố trí thêm 400 tỉ đồng; bổ sung thêm đoạn từ đường vào Trung tâm điện lực Thái Bình đến cầu Diêm Điền, huyện Thái Thụy với tổng mức đầu tư là 550 tỉ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng QL37B và đoạn từ đường vào Trung tâm  điện lực Thái Bình đến cầu Diêm Điền đã hoàn thành với thời gian thu giá để hoàn vốn cho dự án là 18 năm và bắt đầu thu phí từ ngày 1.1.2017.

Tuy nhiên, dự án bị nhiều chủ phương tiện phản đối vì cho rằng đường còn tốt nhưng tỉnh Thái Bình quyết “tráng men” để thu phí. Bên cạnh đó, do việc miễn, giảm phí cho toàn bộ các hộ dân và doanh nghiệp của 2 huyện Kiến Xương và Tiền Hải nên doanh thu bình quân chỉ đạt khoảng 40 triệu đồng/ngày đêm, tương đương 14,6 tỉ đồng/năm, thấp hơn rất nhiều so với phương án tài chính, khiến dự án này có nguy cơ “vỡ trận”.

Để giải cứu nhà đầu tư, UBND tỉnh Thái Bình đề nghị bố trí vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ tỉnh mua lại trạm thu phí BOT hoặc kéo dài thời gian thu phí đường bộ tại trạm thu phí Tân Đệ (trên QL10) gần 2 năm để trả kinh phí cho nhà đầu tư.

Trao đổi với báo Lao Động ngày 23.3, Thứ trưởng Bộ GTVT, Nguyễn Văn Công cho biết đã nhận được đề xuất của tỉnh Thái Bình nhưng đang xem xét để cho ý kiến. Liên quan tới đề xuất dùng trạm thu phí Tân Đệ (trên QL10) để hoàn vốn cho trạm BOT Thanh Nê, một quan chức bộ cho biết Bộ từng bác bỏ đề xuất này. Trước đó, không ít chủ đầu tư dự án BOT từng đề nghị các tỉnh mua lại các trạm BOT khi phương án tài chính không khả thi như dự kiến. Tuy nhiên, những đề nghị này đều không khả thi vì nguồn ngân sách hạn chế.

Khánh Hoà
TIN LIÊN QUAN

BOT Pháp Vân-Cầu Giẽ quyết thu phí dù tắc đường 7 giờ: Tổng cục Đường bộ nói gì?

Theo Infonet |

Tổng cục Đường bộ bỏ ngỏ câu trả lời về phàn nàn của các tài xế khi đường tắc nghiêm trọng nhưng trạm thu giá BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ vẫn không xả trạm.

“Luật BOT”: Mất bò mới lo làm chuồng

KHÁNH HOÀ |

Khi không ít dự án BOT giao thông như dự án BOT Cai Lậy vẫn loay hoay tìm lối thoát, người dân bức xúc, chủ đầu tư kêu khó, nhà nước đau đầu, việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho các dự án BOT thông qua việc xây dựng Luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), trong đó, có hình thức đầu tư BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) mới nhúc nhích trong giai đoạn “khởi đầu của sự khởi đầu”.

Cần Thơ tiếp tục triển khai miễn giảm giá vé qua trạm BOT T1 và T2

TRẦN LƯU - P.V |

Ngày 14.3, đoàn công tác do Sở GTVT TP.Cần Thơ dẫn đầu đã có buổi làm việc triển khai chính sách miễn giảm phí cho các phương tiện qua trạm BOT T1 (quận Ô Môn) và trạm T2 (quận Thốt Nốt). 

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

BOT Pháp Vân-Cầu Giẽ quyết thu phí dù tắc đường 7 giờ: Tổng cục Đường bộ nói gì?

Theo Infonet |

Tổng cục Đường bộ bỏ ngỏ câu trả lời về phàn nàn của các tài xế khi đường tắc nghiêm trọng nhưng trạm thu giá BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ vẫn không xả trạm.

“Luật BOT”: Mất bò mới lo làm chuồng

KHÁNH HOÀ |

Khi không ít dự án BOT giao thông như dự án BOT Cai Lậy vẫn loay hoay tìm lối thoát, người dân bức xúc, chủ đầu tư kêu khó, nhà nước đau đầu, việc hoàn thiện hành lang pháp lý cho các dự án BOT thông qua việc xây dựng Luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), trong đó, có hình thức đầu tư BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) mới nhúc nhích trong giai đoạn “khởi đầu của sự khởi đầu”.

Cần Thơ tiếp tục triển khai miễn giảm giá vé qua trạm BOT T1 và T2

TRẦN LƯU - P.V |

Ngày 14.3, đoàn công tác do Sở GTVT TP.Cần Thơ dẫn đầu đã có buổi làm việc triển khai chính sách miễn giảm phí cho các phương tiện qua trạm BOT T1 (quận Ô Môn) và trạm T2 (quận Thốt Nốt).