Vì sao tài xế lại tiếp tục phản đối BOT An Sương – An Lạc?

Huân Cao |

Chiều 7.1, nhiều tài xế lại tập trung tại BOT An Sương - An Lạc để phản đối trạm thu phí này. Trước đây, cánh tài xế đã từng phản đối và đã được chủ đầu tư giải thích. Thế nhưng vì lý do gì mà các tài xế lại tiếp tục kéo đến phản đối trạm thu phí này?

Không sử dụng cầu vượt nhưng vẫn bị thu phí

Sáng 8.1, PV Báo Lao Động đã tiếp xúc với một số tài xế tham gia phản đối BOT An Sương – An Lạc. Hầu hết các tài xế đều tỏ vẻ bức xúc khi cho rằng BOT này đã hết hạn thu phí nhưng vẫn tiếp tục thu.

“Theo quy định, thời hạn thu phí BOT An Sương – An Lạc được kết thúc vào tháng 1.2017, nhưng họ vẫn tiếp tục thu với lý do là đầu tư thêm các cây cầu vượt. Tôi không sử dụng các cây cầu này thì tại sao phải trả phí?”- tài xế Lâm Quang Trường (TPHCM) nói.

Tài xế Nguyễn Tống Giang (quê Bến Tre) thì cho rằng, thường xuyên chạy xe từ Bến Tre lên bến xe An Sương, nhưng không đi qua cầu vượt Hương lộ 2, cầu vượt Lê Trọng Tấn nên không có trách nhiệm đóng phí.

“Họ cho rằng BOT An Sương - An Lạc tiếp tục tồn tại là để thu phí các hạng mục cầu vượt, nhưng tôi không có nhu cầu sử dụng các cây cầu này thì tại sao phải đóng phí?” - tài xế Giang đặt câu hỏi.

 
Nhiều tài xế cho rằng họ không sử dụng cầu vượt nên không phải đóng.phí.

Các cơ quan chức năng nói gì?

Trao đổi với PV Báo Lao Động,  ông Nguyễn Hồng Ninh, Giám đốc Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng IDICO cho biết, công ty đã cũng cấp đầy đủ hồ sơ và giải thích rõ cho tài xế hiểu.

Theo ông Ninh, hợp đồng thu phí giai đoạn 1 đã kết thúc vào tháng 1.2017. Tuy nhiên, công ty đã đầu tư 4 hạng mục thu phí là 2 nhánh cầu vượt Tỉnh lộ 10, cầu vượt Hương lộ 2, cầu vượt Lê Trọng Tấn với tổng kinh phí gần 2.500 tỉ đồng. Vì vậy, thời gian thu phí được tiếp tục thực hiện thêm 16 năm, đến năm 2033.

"Việc duy trì BOT An Sương – An Lạc là để thu phí cho toàn hạng mục, chứ không riêng gì 4 cây cầu vượt. Vì vậy, cánh tài xế không thể lấy lý do không đi trên cầu vượt thì không đóng phí"- ông Ninh nói.

Lãnh đạo UBND quận Bình Tân (TPHCM) cho biết, quận đang phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan và chủ đầu tư BOT An Sương - An Lạc để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông do các tài xế phản đối.

Trên thực tế ngoài trạm thu phí An Sương - An Lạc ra, chủ đầu tư vẫn đặt thêm các trạm thu phí tại các cầu vượt được đầu tư giai đoạn 2.
Ngoài trạm thu phí An Sương - An Lạc ra, chủ đầu tư còn đặt thêm các trạm thu phí tại các cầu vượt được đầu tư.

Cần thanh tra toàn diện BOT An Sương – An Lạc

Trao đổi với PV Báo Lao Động, GS.TS Nguyễn Trọng Hòa - nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM cho rằng, BOT An Sương – An Lạc liên tiếp bị phản đối là có nguyên nhân từ xung đột lợi ích giữa chủ đầu tư và tài xế.

Theo ông Hòa, mấu chốt của vấn đề xung đột là đầu tư thêm 4 cây cầu, nhưng chưa được công khai, minh bạch rõ ràng để cánh tài xế và người dân rõ.

“Bốn cây cầu đấy được đầu tư dựa trên cơ sở nào, mức vốn đầu tư có được kiểm toán độc lập và đấu thầu công khai không?

Cần thanh tra để xem có vấn đề gì chưa đúng không và công bố rộng rãi kết quả thanh tra cho người dân được rõ. Một khi được công khai minh bạch rõ ràng và không có lợi ích nhóm thò tay vào thì xung đột đấy mới chấm dứt”.

Cần Thanh tra toàn diện BOT An Sương - An Lạc để công khai, minh bạch rõ ràng cho người dân rõ.
Cần Thanh tra toàn diện BOT An Sương - An Lạc để công khai, minh bạch rõ ràng cho người dân rõ.

Đồng tình với quan điểm này, TS Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia quy hoạch giao thông cho rằng, vấn đề của BOT  là đầu tư ở đâu thì đặt trạm thu phí ở đó.

BOT An Sương – An Lạc đầu tư thêm 4 cây cầu vượt trong giai đoạn 2 thì nên dời trạm thu phí đến các hạng mục đầu tư mới này.

“Người dân sẵn sàng trả phí cho BOT mình sử dụng, nhưng với điều kiện phải được công khai minh bạch, được đầu tư đúng với quy định của pháp luật.”- TS Ngô Viết Nam Sơn nói.

Huân Cao
TIN LIÊN QUAN

BOT An Sương - An Lạc: "Uẩn khúc" 4 cây cầu vượt đầu tư giai đoạn 2

Huân Cao |

Việc đầu tư xây dựng thêm 4 cây cầu vượt đã giúp dự án BOT An Sương - An Lạc (TPHCM) kéo dài thời gian thu phí đến năm 2033, tăng thêm 16 năm so với dự án ban đầu.

BOT An Sương – An Lạc: Di dời trạm thu phí đến địa điểm mới sẽ tốt hơn

Huân Cao |

BOT An Sương – An Lạc thu phí qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1 kết thúc vào năm 2017 và giai đoạn 2 thu tiếp đến 2033 vì đầu tư thêm 4 cây cầu vượt. Chuyên gia quy hoạch giao thông cho rằng nên di dời trạm thu phí này đến các địa điểm mới thì sẽ hợp lý hơn là đặt nguyên vị trí cũ.

BOT An Sương – An Lạc: Cần phải công khai minh bạch

Huân Cao |

Trong những ngày qua dư luận tiếp tục nóng lên với BOT An Sương – An Lạc. Trong đó dư luận nghi ngờ chủ đầu tư tự thực hiện 2 cây cầu vượt mà không qua đấu thầu là thiếu minh bạch.

BOT An Sương - An Lạc kéo dài thời hạn thu phí: Một tiền lệ không tốt

Huân Cao |

BOT An Sương – An Lạc (TPHCM) theo hợp đồng ban đầu là thu phí đến năm 2017. Tuy nhiên khi hết thời hạn thu, chủ đầu tư BOT này đã đầu tư thêm một số hạng mục và được thu thêm phí đến năm 2033. Đây là một tiền lệ không tốt và không nên khuyến khích nhân rộng vì có nguy cơ tạo sự không công bằng giữa người dân và chủ đầu tư BOT.

BOT An Sương "thất thủ", chủ đầu tư chuẩn bị tiền 100 đồng để ứng phó

MINH QUÂN |

Chủ đầu tư dự án BOT An Sương – An Lạc cho biết đã chuẩn bị tiền lẻ và phương án thối tiền lẻ để thối lại cho tài xế khi tài xế dùng tiền lẻ trả tiền qua trạm thu phí.

Vụ BOT An Sương - An Lạc xả trạm: Vì sao kéo dài thu phí đến tận 2033?

Huân Cao |

BOT An Sương – An Lạc, quận Bình Tân (TPHCM) bị nhiều cánh tài xế “tố” là thu phí quá hạn tới 31 tháng. Vì sao trạm BOT này được phép kéo dài việc thu phí đến tận năm 2033, thay vì năm 2017?

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

BOT An Sương - An Lạc: "Uẩn khúc" 4 cây cầu vượt đầu tư giai đoạn 2

Huân Cao |

Việc đầu tư xây dựng thêm 4 cây cầu vượt đã giúp dự án BOT An Sương - An Lạc (TPHCM) kéo dài thời gian thu phí đến năm 2033, tăng thêm 16 năm so với dự án ban đầu.

BOT An Sương – An Lạc: Di dời trạm thu phí đến địa điểm mới sẽ tốt hơn

Huân Cao |

BOT An Sương – An Lạc thu phí qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1 kết thúc vào năm 2017 và giai đoạn 2 thu tiếp đến 2033 vì đầu tư thêm 4 cây cầu vượt. Chuyên gia quy hoạch giao thông cho rằng nên di dời trạm thu phí này đến các địa điểm mới thì sẽ hợp lý hơn là đặt nguyên vị trí cũ.

BOT An Sương – An Lạc: Cần phải công khai minh bạch

Huân Cao |

Trong những ngày qua dư luận tiếp tục nóng lên với BOT An Sương – An Lạc. Trong đó dư luận nghi ngờ chủ đầu tư tự thực hiện 2 cây cầu vượt mà không qua đấu thầu là thiếu minh bạch.

BOT An Sương - An Lạc kéo dài thời hạn thu phí: Một tiền lệ không tốt

Huân Cao |

BOT An Sương – An Lạc (TPHCM) theo hợp đồng ban đầu là thu phí đến năm 2017. Tuy nhiên khi hết thời hạn thu, chủ đầu tư BOT này đã đầu tư thêm một số hạng mục và được thu thêm phí đến năm 2033. Đây là một tiền lệ không tốt và không nên khuyến khích nhân rộng vì có nguy cơ tạo sự không công bằng giữa người dân và chủ đầu tư BOT.

BOT An Sương "thất thủ", chủ đầu tư chuẩn bị tiền 100 đồng để ứng phó

MINH QUÂN |

Chủ đầu tư dự án BOT An Sương – An Lạc cho biết đã chuẩn bị tiền lẻ và phương án thối tiền lẻ để thối lại cho tài xế khi tài xế dùng tiền lẻ trả tiền qua trạm thu phí.

Vụ BOT An Sương - An Lạc xả trạm: Vì sao kéo dài thu phí đến tận 2033?

Huân Cao |

BOT An Sương – An Lạc, quận Bình Tân (TPHCM) bị nhiều cánh tài xế “tố” là thu phí quá hạn tới 31 tháng. Vì sao trạm BOT này được phép kéo dài việc thu phí đến tận năm 2033, thay vì năm 2017?