Vì sao ô tô Việt vẫn "đuối sức"?

Phương Mai |

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong 2 năm trở lại đây. Một số loại sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ...

Tỉ lệ nội địa hoá của ô tô chưa đạt mục tiêu

Báo cáo Quốc hội về công tác thực hiện quy hoạch phát triển ngành ô tô, Bộ Công Thương cho biết, hiện nay trong nước có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 680.000 xe/năm. Có nhiều hãng lớn có hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước. Một số doanh nghiệp nội địa đã tham gia sâu vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu.

Ô tô
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong 2 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng chỉ ra, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam hiện mới chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ô tô; phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các Tập đoàn ô tô toàn cầu, chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động.

Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự. Chưa tạo được sự hợp tác - liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất - lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện. Chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.

Giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Chất lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa bằng chất lượng xe nhập khẩu.

Về tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi: Mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7 - 10%, trong đó Thaco đạt 15 - 18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Innova, thấp hơn mục tiêu đề ra. Các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa... Có tới 80 - 90% nguyên liệu chính cho sản xuất linh kiện như thép hợp kim, hợp kim nhôm, hạt nhựa, cao su kỹ thuật cao hiện phải nhập khẩu. Vật liệu làm khuôn mẫu chủ yếu cũng phải nhập khẩu. Hàng năm, các doanh nghiệp phải nhập khẩu khoảng 2 - 3,5 tỉ USD các linh kiện, phụ  tùng phục vụ cho sản xuất lắp ráp và sửa chữa xe.

Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa của các nước trong khu vực trung bình đã đạt được 65 - 70%, Thái Lan đạt tới 80%. Như vậy, nếu các nhà sản xuất ô tô trong nước không sớm có giải pháp hữu hiệu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chắc chắn sẽ khó lòng cạnh tranh với thị trường khu vực khi AFTA có hiệu lực.

Giải pháp cho ngành công nghiệp ô tô

Nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong thời gian tới, phù hợp với xu thế hội nhập và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2014) và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (tại Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2014) với những định hướng như sau:

Đối với xe chở người đến 9 chỗ ngồi (xe con): Định hướng cho giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 là tập trung vào phát triển các sản phẩm xe con phù hợp với người Việt Nam và xu hướng phát triển xe con của thế giới (xe thân thiện môi trường: eco car, hybrid, xe điện.…) gồm: Xe cá nhân, kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng, thân thiện với môi trường và giá cả phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam. Mục tiêu đến năm 2020 - 2025, xe sản xuất trong nước đáp ứng 60 - 70% nhu cầu thị trường và nội địa hóa đến 2020 đạt từ 35 - 40%, đến năm 2021 - 2025 đạt 40 - 45%.

Đối với xe tải và xe khách: Tập trung vào phát triển các chủng loại sản phẩm sản xuất trong nước có lợi thế và các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, nông thôn; các loại xe chuyên dùng, gồm có: xe tải nhỏ đa dụng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn; xe khách tầm trung và tầm ngắn; xe chở bê tông, xi-téc và đặc chủng an ninh - quốc phòng; xe nông dụng đa chức năng.

Cần đâu tư cho công nghiệp hỗ trợ
Cần đâu tư cho công nghiệp hỗ trợ
Cần đâu tư cho công nghiệp hỗ trợ

Về công nghiệp hỗ trợ: Định hướng cho thời gian tới là tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp lớn nước ngoài trong việc sản xuất linh kiện và phụ tùng, trong đó tập trung vào các bộ phận quan trọng, hàm lượng công lượng công nghệ cao (động cơ - hộp số - bộ truyền động) để phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước, thay thế nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu.

Phương Mai
TIN LIÊN QUAN

Công nghiệp hỗ trợ: Cần những cú hích mạnh mẽ

Thuỳ Hương |

Dù Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ, tuy nhiên doanh nghiệp cho rằng nếu chỉ dừng ở những chính sách này, mục tiêu về sản xuất và xuất khẩu được đặt ra trong Quyết định 1168/QĐ-TTg sẽ không thể thực hiện được.

Năm giải pháp giúp công nghiệp hỗ trợ cất cánh

Mi Vân |

Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hiện nay đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là quy mô và năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hiện nay còn nhiều hạn chế: số lượng ít, năng lực sản xuất còn rất thấp, thiếu nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng suất, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu.

Công nghiệp hỗ trợ: Cần giải pháp thúc đẩy ngành cơ khí

Mi Vân |

Nhấn mạnh yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của nước ta là phải có công nghiệp cơ khí hiện đại, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng hiện tại ngành còn thiếu nhiều sản phẩm có thương hiệu, quy mô doanh nghiệp cơ khí nhìn chung còn nhỏ, chất lượng sản phẩm còn thấp và giá thành còn cao, thiếu doanh nghiệp cơ khí lớn mang tầm quốc tế.

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Công nghiệp hỗ trợ: Cần những cú hích mạnh mẽ

Thuỳ Hương |

Dù Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ, tuy nhiên doanh nghiệp cho rằng nếu chỉ dừng ở những chính sách này, mục tiêu về sản xuất và xuất khẩu được đặt ra trong Quyết định 1168/QĐ-TTg sẽ không thể thực hiện được.

Năm giải pháp giúp công nghiệp hỗ trợ cất cánh

Mi Vân |

Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hiện nay đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là quy mô và năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hiện nay còn nhiều hạn chế: số lượng ít, năng lực sản xuất còn rất thấp, thiếu nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng suất, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu.

Công nghiệp hỗ trợ: Cần giải pháp thúc đẩy ngành cơ khí

Mi Vân |

Nhấn mạnh yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của nước ta là phải có công nghiệp cơ khí hiện đại, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng hiện tại ngành còn thiếu nhiều sản phẩm có thương hiệu, quy mô doanh nghiệp cơ khí nhìn chung còn nhỏ, chất lượng sản phẩm còn thấp và giá thành còn cao, thiếu doanh nghiệp cơ khí lớn mang tầm quốc tế.