Vì sao các siêu dự án ở Đắk Nông chậm tiến độ

Bảo Lâm |

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang triển khai nhiều dự án có quy mô cả chục ngàn tỷ đồng. Điểm chung của các siêu dự án này là đều chậm tiến độ, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Các dự án điện gió có quy mô hàng ngàn tỷ đồng ở Đắk Nông đang triển khai chậm tiến độ đề ra ban đầu. Ảnh: Bảo Lâm
Các dự án điện gió có quy mô hàng ngàn tỷ đồng ở Đắk Nông đang triển khai chậm tiến độ đề ra ban đầu. Ảnh: Bảo Lâm

Nhiều vướng mắc

Hiện nay, trên địa bàn huyện Đắk Song có 5 dự án điện gió đang được đầu tư xây dựng với tổng công suất là 345MW với quy mô hơn 14 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay, các dự án này đang gặp nhiều khó khăn, chậm tiến độ do thiếu thủ tục pháp lý để khởi công công trình.

Đơn cử như dự án điện gió Đắk N’Drung 1, 2 và 3 được triển khai tại địa bàn 2 xã Thuận Hà và Thuận Hạnh do Công ty TNHH MTV Đắk N’Drung làm chủ đầu tư với tổng mức hơn 10.500 tỷ đồng. Mục tiêu đến ngày 1.11.2021, dự án sẽ hoàn thành 81 tua bin, đi vào vận hành, góp phần cung cấp điện năng, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

Mặc dù đã được UBND tỉnh Đắk Nông đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai dự án. Thế nhưng, do một số quy định chưa rõ nên tỉnh cũng đang phối hợp với các cấp có thẩm quyền, địa phương để làm rõ các nội dung về an toàn công trình điện gió.

Trong đó, trọng tâm là công tác bồi thường, hỗ trợ nhà ở, công trình, đất, cây trong hành lang an toàn phạm vi 300 m và chưa có quy định cụ thể. Do vậy, khi dự án triển khai, nhiều người dân trong khu vực dự án điện gió thắc mắc, kiến nghị về các nội dung nêu trên. Thậm chí, trong quá trình thi công, các dự án điện gió này đã gặp “bão” phản ứng, cản trở của người dân. Do đó, tiến độ triển khai dự án đang bị chậm tiến độ rất lớn về mặt thời gian.

Vào ngày 4.9.2014, dự án Nhà máy Điện phân nhôm Đắk Nông do Công ty TNHH Luyện kim Trần Hồng Quân (gọi tắt Công ty luyện kim Trần Hồng Quân) làm chủ đầu tư chính thức động thổ với tổng số vốn là cả chục ngàn tỷ đồng.

Dự án này được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhân Cơ huyện Đắk R’lấp. Trong lễ động thổ, chủ đầu tư dự kiến cuối năm 2016, nhà máy sẽ đi vào hoạt động. Thế nhưng, đến nay, dự án vẫn chưa hoàn thành, đưa vào vận hành.

Theo Sở Công Thương Đắk Nông, dự án Nhà máy Điện phân nhôm Đắk Nông có tổng mức đầu tư là 15.480 tỷ đồng. Đến nay, các hạng mục xây dựng của nhà máy cơ bản hoàn thành, với khối lượng công việc đã thực hiện đạt khoảng 90%. Dự án đang trong giai đoạn chờ lắp đặt máy thiết bị.

Vốn đầu tư đã thực hiện dự án đạt khoảng 2.400 tỷ đồng. Dự kiến trong năm 2021, chủ đầu tư sẽ hoàn thiện việc việc xây dựng nhà xưởng. Cuối năm 2022 sẽ hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị và chạy thử dây chuyền giai đoạn 1 với công suất 150 ngàn tấn/năm.

“Hiện nay, do tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Do đó, Công ty luyện kim Trần Hồng Quân và các nhà đầu tư nước ngoài cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, việc đàm phán ký kết hợp đồng vay vốn và lắp đặt thiết bị đang bị dừng lại. Nguyên nhân thời gian qua có thời điểm Việt Nam và một số nước phải tạm dừng nhập cảnh để kiểm soát dịch bệnh” – Sở Công Thương cho biết.

Phối hợp tháo gỡ khó khăn

Trước những khó khăn nêu trên, với vai trò “đầu tàu” ngành công thương tỉnh Đắk Nông đã triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư trên địa bàn.Vừa qua, ngành công thương đã kiến nghị lên các Bộ, ngành Trung ương xem xét, có văn bản hướng dẫn xử lý cụ thể.

Sau khi có văn bản hướng dẫn, trả lời của các Bộ, ngành công thương đã thực hiện các quy định cụ thể. Trong đó, bao gồm các nội dung về: Khoảng cách của công trình điện gió đối với khu dân cư; hành lang công trình điện gió; việc quản lý đất, môi trường và bồi thường hỗ trợ, giải phóng mặt bằng trong phạm vi hành lang an toàn của cột tháp gió trong phạm vi 300m (tính từ công trình điện gió)...

Theo Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông, sau khi có căn cứ từ văn bản hướng dẫn này, các ngành, địa phương liên quan sẽ họp thống nhất và tham mưu UBND tỉnh xem xét trả lời các kiến nghị cụ thể cho người dân. Từ đó góp phần tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh.

Đối với dự án dự án điện phân nhôm, hiện nay, Công ty luyện kim Trần Hồng Quân đang nỗ lực làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài để thúc đẩy sớm các khoản vay vốn nhằm tiếp tục triển khai dự án.

Bảo Lâm
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội có nguy cơ thiếu điện năm 2022 do chậm tiến độ

Phạm Hường |

Năm 2022, Hà Nội có nguy cơ thiếu điện do chậm tiến độ đường dây 500kV Tây Hà Nội – Thường Tín tới 16 tháng. Nếu công trình không hoàn thành trong năm nay, thì năm 2022, Hà Nội sẽ có nguy cơ thiếu điện, đặc biệt là phía Tây Thành phố.

Bộ Xây dựng: Kỷ luật chủ đầu tư nếu để chậm tiến độ và giải ngân

CAO NGUYÊN |

Bộ Xây dựng sẽ kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức kỷ luật đối với người đứng đầu chủ đầu tư về việc chậm tiến độ thực hiện và giải ngân.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Hà Nội có nguy cơ thiếu điện năm 2022 do chậm tiến độ

Phạm Hường |

Năm 2022, Hà Nội có nguy cơ thiếu điện do chậm tiến độ đường dây 500kV Tây Hà Nội – Thường Tín tới 16 tháng. Nếu công trình không hoàn thành trong năm nay, thì năm 2022, Hà Nội sẽ có nguy cơ thiếu điện, đặc biệt là phía Tây Thành phố.

Bộ Xây dựng: Kỷ luật chủ đầu tư nếu để chậm tiến độ và giải ngân

CAO NGUYÊN |

Bộ Xây dựng sẽ kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức kỷ luật đối với người đứng đầu chủ đầu tư về việc chậm tiến độ thực hiện và giải ngân.