VEPR công bố dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021

Cường Ngô |

Với diễn biến của tình hình bệnh dịch hiện tại, Viện Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính Sách (VEPR) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 so với các báo cáo trước đây. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 được dự báo tăng 4,5% – 5,1%, thấp hơn 1,2 – 1,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.

Mỗi tháng có 11,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Viện Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính Sách (VEPR) vừa có báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 2 và sáu tháng đầu năm 2021.

Theo VEPR, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,61% trong quý 2.2021. Các khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đều tăng trong sáu tháng đầu năm. FDI tiếp tục là khu vực đóng góp chính vào tăng trưởng thông qua xuất khẩu.

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2021, ngoài tác động bởi dịch COVID-19, các doanh nghiệp tại Việt Nam phải gánh thêm chi phí sản xuất do giá nguyên vật liệu, chi phí vận tải và giá thuê đất tăng.

Cán cân thương mại thâm hụt do nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất của các doanh nghiệp nhằm phục hồi lại quá trình sản xuất. Lãi suất liên ngân hàng đột ngột tăng trở lại kể từ sau tháng hai.

Đặc biệt, tính chung 6 tháng đầu năm 2021, có 70,2 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Bao gồm: 35,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước; 24,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 25,7%; 9,9 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 33,8%. Trung bình mỗi tháng có 11,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sáu tháng cuối năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ảnh: Ngọc Tiến/Lao Động
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sáu tháng cuối năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ảnh: Ngọc Tiến/Lao Động

Nhận định về triển vọng kinh tế năm 2021, VEPR cho rằng, tình hình dịch COVID-19 bùng phát trở lại trong giữa và cuối quý 2 đã làm giám đoạn quá trình sản xuất của các doanh nghiệp tại địa phương đang bùng phát dịch.

Mặt khác, điểm yếu của kinh tế Việt Nam còn đến từ các rủi ro nội tại như mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng, còn chậm; sức khỏe hệ thống ngân hàng – tài chính tuy dần được củng cố nhưng còn dễ tổn thương; sự phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực FDI, thiếu tự chủ công nghệ và nguyên liệu; hiệu quả đầu tư công thấp.

3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021

Với diễn biến của tình hình bệnh dịch hiện tại, VEPR hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 so với các báo cáo trước đây. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 được dự báo tăng 4,5% – 5,1%, thấp hơn 1,2 – 1,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.

Theo VEPR, triển vọng kinh tế những tháng cuối năm phụ thuộc nhiều vào tốc độ và quy mô tiêm chủng vaccine, hiệu quả, phản ứng phụ của các biện pháp phòng chống bệnh dịch, các gói hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng ở trong nước.

Các kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021.
Các kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021.

VEPR đưa ra các kịch bản dự báo sau: Kịch bản cơ sở: Dịch bệnh được kiểm soát vào cuối quý 3.2021, việc tiêm chủng được triên khai nhanh chóng và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý 2.2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 4,5 – 5,1%.

Kịch bản thuận lợi: Dịch bệnh được kiểm soát ngay trong tháng 8,2021, việc tiêm vaccine được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý 1.2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 5,4 – 6,1%.

Kịch bản bất lợi: Dịch bệnh chưa thể được kiểm soát và các hoạt động kinh tế chưa thể trở lại bình thường cho tới quý 4, quá trình tiêm chủng vaccine được triển khai chậm do thiếu nguồn cung; các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi số được thúc đẩy nhưng dịch vụ, thương mại và thu hút vốn FDI phục hồi chậm. Khi đó, kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ có thể tăng trưởng từ 3,5-4,0%.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

3 kịch bản kinh tế Việt Nam sau đợt dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát

Trà My |

Dịch COVID-19 bùng phát trở lại lần thứ 4 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều hoạt động kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tiến sĩ Cấn Văn Lực và các chuyên gia dự báo GDP năm 2021 tăng trưởng 5,8-6%, thấp hơn mức 6,5-7% dự báo hồi đầu năm.

Chuyên gia nước ngoài: Kinh tế Việt Nam phục hồi phụ thuộc vào tiêm vaccine

Huyên Nguyễn |

"Việt Nam sẽ gặp bất lợi nếu chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Tiêm vaccine là giải pháp quan trọng và lâu dài để phục hồi kinh tế lành mạnh" - đó là nhận định của các chuyên gia kinh tế và tài chính từ Trường Đại học RMIT.

Kinh tế Việt Nam sẵn sàng cho tăng trưởng số

Khánh Minh |

Trang mạng techwireasia.com mới đây đăng bài viết nhận định, nền kinh tế kỹ thuật số đầy hứa hẹn của Việt Nam vẫn đang tăng trưởng đều đặn, đem lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư, công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

3 kịch bản kinh tế Việt Nam sau đợt dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát

Trà My |

Dịch COVID-19 bùng phát trở lại lần thứ 4 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều hoạt động kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tiến sĩ Cấn Văn Lực và các chuyên gia dự báo GDP năm 2021 tăng trưởng 5,8-6%, thấp hơn mức 6,5-7% dự báo hồi đầu năm.

Chuyên gia nước ngoài: Kinh tế Việt Nam phục hồi phụ thuộc vào tiêm vaccine

Huyên Nguyễn |

"Việt Nam sẽ gặp bất lợi nếu chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Tiêm vaccine là giải pháp quan trọng và lâu dài để phục hồi kinh tế lành mạnh" - đó là nhận định của các chuyên gia kinh tế và tài chính từ Trường Đại học RMIT.

Kinh tế Việt Nam sẵn sàng cho tăng trưởng số

Khánh Minh |

Trang mạng techwireasia.com mới đây đăng bài viết nhận định, nền kinh tế kỹ thuật số đầy hứa hẹn của Việt Nam vẫn đang tăng trưởng đều đặn, đem lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư, công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp.