Về 12 đại dự án thua lỗ ở Việt Nam: Nên để thị trường định đoạt

Cao Nguyên |

Chủ trì Phiên họp lần thứ 9 Ban Chỉ đạo xử lý các yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình yêu cầu, phân tích đánh giá từng dự án để có phương án khả thi nhất, làm rõ dự án nào cần hỗ trợ để có thể phục hồi, dự án nào cần xử lý kiên quyết, cho dừng hoạt động để phá sản.

Có dự án giảm lỗ và dự án có lãi

Cùng chung quan điểm, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, đã đến lúc cần mạnh dạn để thị trường thực hiện vai trò định đoạt, thay vì tiếp tục dùng nguồn lực nhà nước gia cố thêm.

12 dự án thua lỗ ở Việt Nam được Chính phủ “điểm danh” và đưa vào danh sách các dự án thua lỗ nghìn tỉ từ cuối năm 2016. Trong số này có 5 dự án thuộc quản lý của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), 4 dự án của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem)...

Cụ thể, 12 dự án gồm: Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng; Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai; Nhà máy sản xuất Đạm Ninh Bình; Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy sản xuất Đạm Hà Bắc; Dự án mở rộng giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên; Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất; Dự án nhà máy thép Việt Trung; Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ; Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất; Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước; Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ; Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam.

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh cho biết, sau 3 năm triển khai Đề án, với sự nỗ lực quyết tâm cao của Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành và các tập đoàn, tổng công ty, tình hình các dự án, doanh nghiệp yếu kém đã có những chuyển biến nhất định.

Cụ thể, trong số 6 dự án có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ trước đây thì có nhà máy DAP-1 Hải Phòng và Thép Việt Trung đã có lãi. Bốn dự án Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình, DAP-2 Lào Cai, Công nghiệp tàu thủy Dung Quất DQS đã từng bước khắc phục khó khăn, giảm lỗ.

Ba dự án bị dừng sản xuất kinh doanh trước đây, đến nay đã có dự án Sơ sợi Polyester Đình Vũ PVTex vận hành trở lại, hai dự án Nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi và Bình Phước đủ điều kiện vận hành trở lại, nhưng chưa khởi động do điều kiện thị trường khó khăn. Quá trình xử lý các dự án, doanh nghiệp cơ bản vẫn bảo đảm quyền lợi cho người lao động, bảo đảm an ninh trật tự xã hội và ổn định môi trường kinh doanh.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị các thành viên ban chỉ đạo thẳng thắn làm rõ các vấn đề lớn như những kết quả cụ thể, khó khăn vướng mắc nhất hiện nay của từng dự án, doanh nghiệp và giải pháp tháo gỡ, nhất là các vấn đề vướng mắc pháp lý về tổng thầu EPC và giải pháp về tài chính, tín dụng trên tinh thần tôn trọng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.

Về hướng xử lý cụ thể đối với từng dự án, doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho rằng, quan điểm nhất quán của Bộ Chính trị, Quốc hội là kiên quyết không cấp thêm vốn vào các dự án, doanh nghiệp này. Tuy nhiên, quá trình xử lý sẽ không tránh khỏi nhu cầu cần chi phí để xử lý dự án, tái cơ cấu phục hồi…

Để thị trường quyết

Cùng với đó, để tìm lối thoát cho 12 dự án thua lỗ, nhiều quan điểm cho rằng, đã đến lúc cần mạnh dạn để thị trường thực hiện vai trò định đoạt, thay vì tiếp tục dùng nguồn lực nhà nước gia cố thêm.

Chia sẻ với Lao Động PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho biết, Chính phủ có định hướng rõ là không dùng ngân sách bù lỗ. Nếu không mạnh dạn chấp nhận các giải pháp mang tính thị trường thì sẽ rất khó xử lý triệt để, thậm chí nếu càng quanh quẩn với các nguồn lực của nhà nước thì có nguy cơ thiệt hại thêm. Nếu không có khả năng giải quyết, làm ăn không hiệu quả thì nên phá sản. “Chúng ta không thể ném tiền qua nhà trống. Nguồn lực của chúng ta có hạn nên cần tập trung vào những nơi hoạt động có hiệu quả”, ông Long nói.

Cũng theo vị này, vai trò của thị trường và tư nhân tham gia tái cơ cấu dự án đã có những kết quả kiểm chứng thực tế khá rõ ràng, thể hiện ở sự hồi sinh của dự án Nhà máy xơ sợi Đình Vũ (PV Tex).

Một số chuyên gia kinh tế cũng đồng tình quan điểm nên thị trường hóa các dự án thua lỗ. Họ cho rằng nguyên tắc xử lý hiệu quả nhất là niêm yết trên thị trường và để thị trường định giá. Tất nhiên, phía nhà nước thường kỳ vọng ở mức giá cao còn người mua là doanh nghiệp (người mua) mong muốn ở mức hợp lý thậm chí là mức thấp. Bởi thực tế là họ đang mua dự án “xấu” để tái cơ cấu, mua khoản nợ hay thậm chí là mua “sắt vụn”, do đó, người bán cũng không nên quá kỳ vọng về một mức giá cao.

Nói thêm với Lao Động, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, cách làm nói trên vừa xử lý triệt để, mang lại lối thoát sáng nhất cho các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, mặt khác nhà nước không cần phải đổ thêm nguồn lực, trong khi tư nhân có cơ hội từ tái cơ cấu lại, tức là đôi bên cùng có lợi. 

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Lãi vay ngân hàng đè nặng hàng loạt đại dự án ngành Công thương

Văn Nguyễn |

Dù đình trệ thi công suốt nhiều năm qua hay tình hình sản xuất liên tục thua lỗ nhưng nhiều dự án nằm trong diện 12 đại dự án kém hiệu quả và thua lỗ của ngành Công thương vẫn đang phải gánh khoản nợ và lãi vay rất lớn từ nguồn vốn vay ngân hàng.

12 đại dự án Công Thương bết bát: Ngân hàng “ôm” gần 9.000 tỉ đồng nợ xấu

cẩm hà |

Cùng với Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Gang thép Thái Nguyên đình trệ thi công suốt 6 năm qua, việc 12 dự án cũng thuộc ngành Công Thương chậm tiến độ và hoạt động kém hiệu quả đang khiến các ngân hàng cho vay phải ôm khoản nợ xấu lên tới gần 9.000 tỉ đồng.

Infographic: Những sai phạm đại dự án 8.000 tỉ đắp chiếu tại Thái Nguyên

Nhật Huy - Việt Dũng |

Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) có vốn đầu tư hơn 8.100 tỉ đồng. Dự án được khởi công từ tháng 9.2007 nhưng đã phải tạm dừng từ quý I năm 2013. Dự án dở dang do gặp khó khăn trong việc thu xếp vốn khi dự án kéo dài và tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng cao. Trong khi đó, hợp đồng EPC ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu Trung Quốc phát sinh tranh chấp chưa giải quyết được.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lãi vay ngân hàng đè nặng hàng loạt đại dự án ngành Công thương

Văn Nguyễn |

Dù đình trệ thi công suốt nhiều năm qua hay tình hình sản xuất liên tục thua lỗ nhưng nhiều dự án nằm trong diện 12 đại dự án kém hiệu quả và thua lỗ của ngành Công thương vẫn đang phải gánh khoản nợ và lãi vay rất lớn từ nguồn vốn vay ngân hàng.

12 đại dự án Công Thương bết bát: Ngân hàng “ôm” gần 9.000 tỉ đồng nợ xấu

cẩm hà |

Cùng với Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Gang thép Thái Nguyên đình trệ thi công suốt 6 năm qua, việc 12 dự án cũng thuộc ngành Công Thương chậm tiến độ và hoạt động kém hiệu quả đang khiến các ngân hàng cho vay phải ôm khoản nợ xấu lên tới gần 9.000 tỉ đồng.

Infographic: Những sai phạm đại dự án 8.000 tỉ đắp chiếu tại Thái Nguyên

Nhật Huy - Việt Dũng |

Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) có vốn đầu tư hơn 8.100 tỉ đồng. Dự án được khởi công từ tháng 9.2007 nhưng đã phải tạm dừng từ quý I năm 2013. Dự án dở dang do gặp khó khăn trong việc thu xếp vốn khi dự án kéo dài và tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng cao. Trong khi đó, hợp đồng EPC ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu Trung Quốc phát sinh tranh chấp chưa giải quyết được.