VCCI đề nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó trong dịch COVID-19

Khánh Vũ (ghi) |

Trong các kiến nghị gửi Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị Chính phủ hỗ trợ để doanh nghiệp ổn định sản xuất, người lao động nghỉ việc do COVID-19 không bị mất việc làm.

Tạo điều kiện cho sản xuất, lưu thông hàng hóa

Theo Chủ tịch VCCI - TS Vũ Tiến Lộc, chưa ai dự báo được khi nào thì dịch bệnh COVID-19 sẽ qua đi, nhưng một điều chắc chắn là hệ lụy, ảnh hưởng của dịch bệnh tới nền kinh tế sẽ còn kéo dài và không thể khắc phục được ngay khi dịch bệnh kết thúc và khó khăn với doanh nghiệp còn chất chồng trước mắt. Cần nhiều giải pháp căn cơ và bền vững.

“Trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 đang được kiểm soát tương đối tốt như hiện nay, mặc dù không được chủ quan, nhưng chúng tôi đề nghị, trừ một số ngành/lĩnh vực rất hạn chế phải tạm thời đóng cửa, cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất lưu thông tiến hành bình thường với điều kiện tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh để doanh nghiệp có thể tự cứu mình, duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và bớt đi gánh nặng trợ cấp của nhà nước trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn rất eo hẹp như hiện nay”-TS Vũ Tiến Lộc nói.

TS Vũ Tiến Lộc.
TS Vũ Tiến Lộc.

Mặt khác, để các doanh nghiệp duy trì sản xuất, đề nghị Chính phủ bổ sung và công bố ngay danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phù hợp với điều kiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và lưu thông các hàng hóa dịch vụ này phục vụ đời sống nhân dân, ngay cả trong trường hợp cần siết chặt hơn các biện pháp cách ly, phong tỏa.

Bởi, theo phân tích của TS Vũ Tiến Lộc, hiện nay, mặc dù đã có quy định về danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu theo Luật Giá, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tuy nhiên các địa phương đang có cách hiểu khác nhau về hàng hóa thiết yếu, gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp như không cho phép lưu thông hàng hóa, nguyên liệu, đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp sản xuất, đình chỉ việc thi công của công trường xây dựng...

Mặt khác, hiện nay các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh theo chuỗi nên tất cả các khâu của quá trình sản xuất, phân phối đều liên quan tới nhau, cần phải bảo đảm đồng bộ thì cả chuỗi mới hoạt động được, không thể xử lý cứng nhắc chỉ cho phép sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ cuối cùng...

Giãn, hoãn tiến độ nộp thuế, lệ phí

Về chính sách tài khóa, đề nghị cho phép thực hiện ngay việc tạm hoãn nộp các khoản thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của người lao động, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn… trong khi chờ chính sách cụ thể vì quá trình hướng dẫn thực hiện các giải pháp theo Chỉ thị của Thủ tướng của các bộ ngành còn chậm, doanh nghiệp có thể ngừng hoạt động, phá sản trước khi cơ chế, chính sách được áp dụng...

Tái cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho vay...

Để hỗ trợ doan nghiệp, ngoài việc đề nghị cho thực hiện ngay việc hồi tố với chi phí lãi vay khi tính thuế trong 2 năm 2017 và 2018. Việc hồi tố có đủ cơ sở pháp lý, bảo đảm lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, là việc làm hợp lý, hợp tình, củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào sự đồng hành chia sẻ của các cơ quan chính phủ với những khó khăn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.

VCCI cũng đề nghị, đồng thời với việc cho phép chuyển lỗ cho 5 năm tiếp theo, đề nghị cho phép khấu trừ các khoản lỗ của năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 vào năm lợi nhuận của năm 2019. Điều này cho phép doanh nghiệp chi trả nộp thuế trong vòng 2 năm 2019-2020 và giúp tránh phá sản cho những doanh nghiệp có lợi nhuận trong năm 2019 nhưng lại thua lỗ nhiều trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Về chính sách tín dụng, ngoài các giải pháp hiện hành như tái cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho vay, giảm phí; doanh nghiệp đề nghị có mức giảm sâu thêm từ 2-3% đối với khoản vay mới và vay hiện hữu (đến mức còn khoảng 4-5% đối với khoản vay tiền đồng và 2-3% đối với khoản vay USD) cho từng nhóm khách hàng có ảnh hưởng dịch bệnh khác nhau.

"Đề nghị Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn quy trình chuẩn đối với việc thẩm định, đánh giá thiệt hại, xác định đối tượng doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ do trên thực tế các ngân hàng thương mại thực hiện khác nhau; xem xét nới lỏng các tiêu chí cho phép cung cấp các khoản vay bình thường và các khoản vay lãi suất thấp"-TS Vũ Tiến Lộc nói.

Khánh Vũ (ghi)
TIN LIÊN QUAN

Nguy cơ tạm dừng hoạt động đối với doanh nghiệp đông công nhân

Nam Dương |

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID -19 TPHCM vừa có Quyết định Ban hành Bộ 10 chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus SASR-CoV-2 tại doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM . Căn cứ vào Bộ chỉ số đánh giá đó, nếu doanh nghiệp nào có chỉ số tính rủi rất cao (80-100%) sẽ không được hoạt động. Theo đó, doanh nghiệp từ 1.000 NLĐ trở lên sẽ gặp nhiều khó khăn...

Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19: Quyết liệt hỗ trợ doanh nghiệp, chặn đà suy giảm

Đặng Tiến |

Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2020 vừa được Bộ Công Thương công bố cho thấy, hàng loạt ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam đang trong tình trạng suy giảm đáng báo động vì chịu tác động kéo dài của đại dịch COVID-19. Trước thực trạng này, Chính phủ và các bộ, ngành đang vào cuộc quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ cùng các chính sách an sinh xã hội, các gói hỗ trợ hàng chục ngàn tỉ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua đại dịch...

Doanh nghiệp được “tiếp sức” để vượt dịch

Gia Hân |

Trước diễn biến bất ngờ và chưa từng có của đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng không hề nhỏ, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, thậm chí có doanh nghiệp đóng cửa hoàn toàn. Vậy các doanh nghiệp này đã làm gì để vượt qua thời kỳ gian khó này?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Nguy cơ tạm dừng hoạt động đối với doanh nghiệp đông công nhân

Nam Dương |

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID -19 TPHCM vừa có Quyết định Ban hành Bộ 10 chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus SASR-CoV-2 tại doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM . Căn cứ vào Bộ chỉ số đánh giá đó, nếu doanh nghiệp nào có chỉ số tính rủi rất cao (80-100%) sẽ không được hoạt động. Theo đó, doanh nghiệp từ 1.000 NLĐ trở lên sẽ gặp nhiều khó khăn...

Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19: Quyết liệt hỗ trợ doanh nghiệp, chặn đà suy giảm

Đặng Tiến |

Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2020 vừa được Bộ Công Thương công bố cho thấy, hàng loạt ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam đang trong tình trạng suy giảm đáng báo động vì chịu tác động kéo dài của đại dịch COVID-19. Trước thực trạng này, Chính phủ và các bộ, ngành đang vào cuộc quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ cùng các chính sách an sinh xã hội, các gói hỗ trợ hàng chục ngàn tỉ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua đại dịch...

Doanh nghiệp được “tiếp sức” để vượt dịch

Gia Hân |

Trước diễn biến bất ngờ và chưa từng có của đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng không hề nhỏ, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, thậm chí có doanh nghiệp đóng cửa hoàn toàn. Vậy các doanh nghiệp này đã làm gì để vượt qua thời kỳ gian khó này?