Vay tiền qua app: Bị truy bức đến đường cùng, nạn nhân kinh hãi tự tử

Huân Cao |

Không ít nạn nhân dính vào đường dây vay tiền qua app đã bị truy bức, dồn vào đường cùng và tìm đến cái chết để giải thoát. Nhiều nạn nhân còn được gợi ý bán thận, bán máu, bán trứng, bán tinh trùng,... để lấy tiền trả nợ cho app.

Giảng viên cao đẳng tự tử vì vay qua app

Người thân trình bày về cái chết của anh K. Ảnh: Huân Cao
Người thân trình bày về cái chết của anh K. Ảnh: Huân Cao

Anh N.M.K (SN 1993, huyện Châu Thành, Cần Thơ) là giảng viên một trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang vừa qua đời vào ngày 10.5.2020.

Sự ra đi đột ngột của một giảng viên trẻ đã làm cho người thân, đồng nghiệp và bạn bè của anh K bàng hoàng. Anh K uống thuốc tự tử vì vướng vào việc vay tiền qua app.

Trình bày với PV Báo Lao Động, chị N.T.T.N (chị gái của anh K) cho biết, từ đầu tháng 4, anh K có tâm sự với chị là đang nợ hơn 200 triệu đồng vay qua app. Các app đang truy bức đòi nợ liên tục, nên anh K không còn tâm trí làm việc và chỉ muốn chết để giải thoát.

"K kể lại vào khoảng thời gian sau tết có vay 5 triệu đồng của một app để chi tiêu. Thế nhưng đến hạn 7 ngày không trả kịp, số tiền phạt và tiền lãi liên tục tăng lên từng ngày khiến K mất khả năng chi trả. Sau đó, app cho K vay đã giới thiệu các app khác để K vay tiếp nhằm trả nợ khoản vay trước. Cứ thế K vay nhiều app và số tiền nhanh chóng tăng lên hơn 200 triệu đồng" - chị N nói.

Chị N chia sẻ thêm thông tin, do các đối tượng liên tục gọi điện đe dọa, khủng bố tinh thần dẫn đến tâm trạng của K hoảng loạn và lúc nào cũng sống trong lo sợ. Không chỉ "khủng bố" tinh thần K, các đối tượng còn đe dọa đến đồng nghiệp và sinh viên của trường mà K đang dạy, nhằm bôi nhọ và làm mất uy tín.

"Tối thứ 7 ngày 9.5.2020, K có đến nhà bố mẹ ăn cơm tối, sau đó rồi ra về. Nhưng không ngờ tối hôm đó K về nhà và uống thuốc tự tử, đến sáng hôm sau thì gia đình mới phát hiện và đưa đi bệnh viện nhưng đã tử vong" - chị N đau buồn kể lại cái chết của em trai.

Nạn nhân có ý định tự tử hoặc bán máu để trả nợ

 
Bị dồn vào đường cùng chị T.K.U từng tìm đến cái chết nhưng được người thân phát hiện đưa đi cứu chữa kịp thời. Ảnh: Huân Cao

Quá trình tìm hiểu về hoàn cảnh các nạn nhân bị truy bức và dồn đến đường cùng vì vay tiền qua app, PV đã gặp được nhiều nạn nhân từng có ý định tự tử nhưng được bạn bè, người thân phát hiện kịp thời.

Chị T.K.U (28 tuổi, Tây Ninh), từng uống thuốc tự tử nhưng được gia đình phát hiện và đưa đi cứu chữa kịp thời. Theo chị U, vào thời gian tháng 3.2020 chị có vay qua một app với số tiền 1 triệu đồng. Sau khi trả đủ, chị U được các đối tượng nâng hạn mức lên 3 triệu đồng, 5 triệu đồng và 7 triệu đồng.

"Khi vay 7 triệu tôi không trả đúng hạn, lập tức số tiền lãi và tiền phạt tăng cao theo cấp số nhân. Họ buộc tôi phải đi vay các app khác để trả cho khoản vay trước và chỉ hơn 1 tháng số tiền nợ lên đến 45 triệu động" - chị U nói.

Theo chị U, khi số nợ lên đến 45 triệu đồng, chị bị các đối tượng gọi điện đe dọa khủng bố cả ngày lẫn đêm. Đến 1-2h sáng họ vẫn gọi điện để đòi nợ và thúc ép chị phải thanh toán, họ còn cắt hình ảnh của mẹ và chị gái đưa lên các trang mạng bôi nhọ cả gia đình.

"Trong dịp lễ 30.4 và 1.5, họ liên tục gọi điện thúc ép tôi, bôi nhọ 3 mẹ con tôi lên các trang mạng và gửi đến bạn bè tôi. Trong lúc đấy tôi nghĩ quẩn và hoảng sợ nên đã mua thuốc ngủ về uống với suy nghĩ là để giải thoát. Gia đình phát hiện liền đưa tôi đi bệnh viện cấp cứu kịp thời nên tôi mới sống đến hôm nay"- chị U nói.

Nhiều nạn nhân nữ bị truy bức thu nợ không chịu nổi, phải nghĩ đến cách tự tử để giải thoát. Ảnh: Huân Cao
Nạn nhân bị gạ đi bán máu để lấy tiền trả nợ cho app. Ảnh: Huân Cao

Chi L.T.N (SN 1983, quận Bình Tân, TPHCM, thuộc nhóm các nạn nhân vay qua app đi tố cáo) cho biết, trong nhóm của chị có một số nạn nhân chỉ muốn tìm đến cái chết để giải thoát cho khoản vay qua app. Nhiều nạn nhân còn bị bọn chúng gợi ý đi bán thận, bán máu để lấy tiền trả khoản vay qua app.

"Ngoài việc gọi điện đe dọa khủng bố bạn bè, người thân, bố mẹ, đồng nghiệp, bọn chúng còn đưa hình nạn nhân lên các trang mạng xã hội để bêu xấu. Chính vậy, nhiều nạn nhân không chịu nổi áp lực nên có ý định tự tử. Các thành viên phải ngăn cản và động viên để cố gắng vượt qua. Đáng sợ hơn, bọn chúng còn gửi đường link để gợi ý chúng tôi đi bán thận, bán máu, bán trứng hoặc tinh trùng để trả nợ" - chị N nói.

Chị N chia sẻ thêm thông tin, sau khi báo Lao Động đăng loạt bài, nhiều thành viên của nhóm đã bớt hoảng loạn và sợ hãi, vì hy vọng cơ quan chức năng sẽ vào cuộc. Đồng thời, các nạn nhân cũng khuyên bảo nhau không nên đi vay tiền tiếp để trả nợ, không nên chấp nhận bán thận, bán máu để lấy tiền trả cho app.

Sáng nay 29.5, chị N cùng nhiều nạn nhân trong nhóm đã đến Cơ quan CSĐT - Bộ Công an phía Nam tố cáo hành vi cho vay bất hợp pháp của các app. Cơ quan CSĐT đã cử 3 cán bộ ra tiếp nhận vụ việc, lắng nghe trình bày của nạn nhân, đồng thời hướng dẫn nạn nhân làm đơn để có cơ sở vào cuộc xác minh.

Một trong những tin nhắn đe dọa của app đến nạn nhân. Ảnh: Huân Cao
Một trong những tin nhắn đe dọa đến nạn nhân vay qua app. Ảnh: Huân Cao
Huân Cao
TIN LIÊN QUAN

Vay tiền qua app: Công nhân bị ghép ảnh tục tĩu để bêu xấu vì chậm trả nợ

ĐÌNH TRỌNG |

Dịch bệnh kéo dài, một số công nhân lao động ở Bình Dương đã lỡ vay tiền qua app để chi tiêu. Chỉ ít ngày sau, người vay phải nếm "trái đắng" khi lãi mẹ đẻ lãi con, không thể chi trả và bị nhục mạ, nói xấu.

Vay tiền qua app: Gia đình lục đục, luôn sống trong sợ hãi và tủi nhục

Huân Cao |

Sau khi Báo Lao Động đăng bài "Khủng hoảng vay nợ qua app: Vay 7 triệu đồng, bị đòi... 200 triệu đồng", nhiều nạn nhân đã tiếp tục tố cáo về thủ đoạn của các đối tượng cho vay tiền qua app (ứng dụng trên điện thoại di động), dẫn đến gia cảnh họ có nguy cơ tan nát, sống trong sợ hãi và tủi nhục.

Khủng hoảng vay nợ qua app: Vay 7 triệu đồng, bị đòi... 200 triệu đồng

Huân Cao |

Nhiều bạn đọc đã phản ánh đến Báo Lao Động về một thực trạng cho vay nặng lãi đáng báo động qua app. Ban đầu chỉ vay một vài triệu đồng, nhưng sau đó số nợ nhanh chóng tăng lên hàng trăm triệu đồng và bị khủng bố tinh thần khủng khiếp.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Vay tiền qua app: Công nhân bị ghép ảnh tục tĩu để bêu xấu vì chậm trả nợ

ĐÌNH TRỌNG |

Dịch bệnh kéo dài, một số công nhân lao động ở Bình Dương đã lỡ vay tiền qua app để chi tiêu. Chỉ ít ngày sau, người vay phải nếm "trái đắng" khi lãi mẹ đẻ lãi con, không thể chi trả và bị nhục mạ, nói xấu.

Vay tiền qua app: Gia đình lục đục, luôn sống trong sợ hãi và tủi nhục

Huân Cao |

Sau khi Báo Lao Động đăng bài "Khủng hoảng vay nợ qua app: Vay 7 triệu đồng, bị đòi... 200 triệu đồng", nhiều nạn nhân đã tiếp tục tố cáo về thủ đoạn của các đối tượng cho vay tiền qua app (ứng dụng trên điện thoại di động), dẫn đến gia cảnh họ có nguy cơ tan nát, sống trong sợ hãi và tủi nhục.

Khủng hoảng vay nợ qua app: Vay 7 triệu đồng, bị đòi... 200 triệu đồng

Huân Cao |

Nhiều bạn đọc đã phản ánh đến Báo Lao Động về một thực trạng cho vay nặng lãi đáng báo động qua app. Ban đầu chỉ vay một vài triệu đồng, nhưng sau đó số nợ nhanh chóng tăng lên hàng trăm triệu đồng và bị khủng bố tinh thần khủng khiếp.