Từ lùm xùm quanh viên nang Kovir, hé mở tiềm lực của Sao Thái Dương

Tùng Thư |

Trước khi xuất hiện những lùm xùm xung quanh công dụng của viên nang Kovir cũng như việc Công ty Cổ phần Sao Thái Dương đột ngột tăng giá sản phẩm này chỉ 5 ngày trước khi công văn 5944/BYT-YDCT ra đời, Sao Thái Dương được biết tới như một thương hiệu nổi tiếng về sản xuất, kinh doanh dược mỹ phẩm và thực phẩm chức năng nguồn gốc thảo dược. Tuy nhiên, tiềm lực thực sự của Sao Thái Dương ra sao vẫn còn là bí ẩn.

Công luận đang đặt nhiều câu hỏi xung quanh sản phẩm Kovir của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương. Đây là sản phẩm được cho là có tác dụng "phòng, điều trị COVID-19" tại công văn số 5944/BYT-YDCT đã bị Bộ Y tế thu hồi sau khi ban hành được 2 ngày.

Như Lao Động đã thông tin, văn bản xác nhận công bố sản phẩm Kovir do Cục trưởng cục an toàn thực phẩm ký ngày 31.7.2017. Ngày 14.9.2020, trang web của Cục An toàn thực phẩm, Bộ y tế đã cảnh báo: “Thông tin hỗ trợ điều trị COVID-19 của Kovir là không chính xác, không có loại thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào có công dụng dự phòng, điều trị hoặc hỗ trợ điều trị COVID-19”.

Đáng nói, ngày 19.7, Sao Thái Dương đột ngột ra văn bản thông báo tăng giá viên nang cứng Kovir lên tới 1 triệu đồng/2 vỉ 15 viên; viên nang mềm hộp 5 vỉ có giá 1.250.000 đồng áp dụng từ 19.7.2021. Trước đó, giá 1 hộp viên nang cứng Kovir tại các cửa hàng thuốc chỉ dao động từ 100.000-250.000 đồng/hộp.

Trước khi những lùm xùm này xảy ra, dư luận biết tới Sao Thái Dương như là một doanh nghiệp dược lớn. Tuy nhiên, tiềm lực thực sự của doanh nghiệp này ra sao vẫn còn là bí ẩn.

Doanh thu "khủng", lãi nhỏ giọt

Theo dữ liệu của Lao Động, tại ngày 31.12.2020, vốn chủ sở hữu của Sao Thái Dương là 175,64 tỉ đồng (năm 2018 là 173,35 tỉ đồng và 2019 là 173,79 tỉ đồng).

Kết thúc năm 2020, tổng tài sản của Sao Thái Dương ở mức 701,88 tỉ đồng (năm 2018 là 423 tỉ đồng và 2019 là 653,4 tỉ đồng).

Trong 3 năm gần đây (2018-2020), doanh thu của Sao Thái Dương có sự tăng trưởng. Cụ thể, năm 2018 Sao Thái Dương ghi nhận doanh thu 668,63 tỉ đồng. Năm 2019 doanh thu tăng xấp xỉ 25%, đạt 833,2 tỉ đồng và năm 2020 tăng nhẹ lên mức 833,91 tỉ đồng.

Mặc dù doanh thu tăng đều đặn và ở mức hàng trăm tỉ mỗi năm, nhưng lãi sau thuế của Sao Thái Dương lại bé tí xíu, lần lượt đạt 6,3 tỉ đồng năm 2018, 7,2 tỉ đồng năm 2019 và giảm tới 57% trong năm 2020, chỉ còn vỏn vẹn 3,09 tỉ đồng.

Năm 2020, biên lợi nhuận ròng của Sao Thái Dương chỉ ở mức 0,37% thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 14,01% của 53 doanh nghiệp dược đang niêm yết trên sàn chứng khoán mà Lao Động khảo sát.

Tương tự, tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Sao Thái Dương năm 2020 là 1,75% trong khi trung bình ngành là 15,55%. Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) chỉ 0,44% trong khi trung bình ngành là 11,34%.

Dù đạt doanh thu "khủng" nhưng Sao Thái Dương lại lãi nhỏ giọt

Nợ tăng vọt

Giai đoạn 2018-2020, Sao Thái Dương gia tăng sử dụng đòn bẩy tài chính. Năm 2018, Nợ phải trả của Sao Thái Dương chỉ ở mức 249,68 tỉ đồng thì năm 2019 đã tăng tới 92%, ở mức 479,64 tỉ đồng.

Năm 2020, nợ phải trả của Sao Thái Dương tiếp tục tăng lên 526,23 tỉ đồng. Kết thúc năm 2020, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu (D/E) của Sao Thái Dương là 2,99 - cao gấp 4 lần so với trung bình ngành dược (0,71).

Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của Sao Thái Dương liên tục tăng hơn 50%/năm. Cụ thể, năm 2018 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn ở mức 113,16 tỉ đồng thì năm 2019 con số này tăng 67,47% lên mức 189,52 tỉ đồng. Năm 2020, Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tiếp tục tăng hơn 50% so với 2019, lên mức 285,44 tỉ đồng.

Tăng với tốc độ chóng mặt phải kể tới vay và nợ thuê tài chính dài hạn của Sao Thái Dương. Nếu như năm 2018, vay và nợ thuê tài chính dài hạn chỉ 1,5 tỉ đồng thì năm 2019 đã tăng gấp 72 lần, ở mức hơn 108 tỉ đồng. Kết thúc năm 2020, Vay và nợ thuê tài chính dài hạn của Sao Thái Dương là 95,37 tỉ đồng, giảm nhẹ 11,7% so với 2019.

Tùng Thư
TIN LIÊN QUAN

2 sản phẩm xuyên tâm liên giả mạo nội dung kháng COVID-19

Lệ Hà |

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát hiện 2 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống giả mạo nội dung kháng COVID-19.

Giá thuốc nhảy múa sau công văn của Bộ Y tế - "tăng giá một cách thất đức"

Phan Anh - Thùy Linh |

Dù Bộ Y tế đã có văn bản thu hồi công văn số 5944/BYT-YDCT nhưng giá nhiều loại thuốc trong danh sách được cho là có thể "hỗ trợ điều trị COVID-19" đã tăng vọt. Một số hiệu thuốc bày tỏ sự bức xúc, cho rằng việc các công ty tăng giá đột ngột trước sự hoang mang của người dân là thất đức.

Dấu hỏi về loại "thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19" trong văn bản vừa bị Bộ Y tế thu hồi

Linh Anh- Hà Lệ |

Bộ Y tế vừa có văn bản số 5967/BYT-YDCT thu hồi công văn số 5944/BYT-YDCT. Điều đáng nói, phần phụ lục công văn 5944 Hướng dẫn sử dụng có đề cập đến một loại thuốc được có tác dụng "phòng, điều trị COVID-19" từng bị Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế cảnh báo về hiệu quả, công dụng.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

2 sản phẩm xuyên tâm liên giả mạo nội dung kháng COVID-19

Lệ Hà |

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát hiện 2 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống giả mạo nội dung kháng COVID-19.

Giá thuốc nhảy múa sau công văn của Bộ Y tế - "tăng giá một cách thất đức"

Phan Anh - Thùy Linh |

Dù Bộ Y tế đã có văn bản thu hồi công văn số 5944/BYT-YDCT nhưng giá nhiều loại thuốc trong danh sách được cho là có thể "hỗ trợ điều trị COVID-19" đã tăng vọt. Một số hiệu thuốc bày tỏ sự bức xúc, cho rằng việc các công ty tăng giá đột ngột trước sự hoang mang của người dân là thất đức.

Dấu hỏi về loại "thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19" trong văn bản vừa bị Bộ Y tế thu hồi

Linh Anh- Hà Lệ |

Bộ Y tế vừa có văn bản số 5967/BYT-YDCT thu hồi công văn số 5944/BYT-YDCT. Điều đáng nói, phần phụ lục công văn 5944 Hướng dẫn sử dụng có đề cập đến một loại thuốc được có tác dụng "phòng, điều trị COVID-19" từng bị Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế cảnh báo về hiệu quả, công dụng.