Tự chủ tài chính không có nghĩa là đẩy giá dịch vụ công lên cao

Khánh Hoà |

Ngày 7.6, phát biểu tại hội nghị về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng để thực sự tinh giảm bộ máy, giảm chi thường xuyên cho các ĐVSNCL, phải làm rõ lộ trình chuyển từ phí sang giá dịch vụ công trong đó tính đúng, tính đủ các yếu tố vào giá chứ không phải đưa giá dịch vụ lên cao chót vót là tự chủ vì còn liên quan đến ngân sách nhà nước và khả năng chi trả người dân cũng như yếu tố kiểm soát vĩ mô.

Tinh giảm mà bộ máy hành chính phình to hơn

Theo báo cáo của 4 bộ GTVT, bộ NN&PTNT, bộ Công thương và Bộ TNMT, sau 5 năm đổi mới ĐVSNCL bộ máy của các bộ, sở có những điều chỉnh lớn khi sáp nhập, sắp xếp lại nhiều đơn vị. Tuy nhiên, các con số thống kê cho thấy các bộ này không tăng lượng biên chế thì cũng tăng số ĐVSNCL. Cụ thể, Bộ NN&PTNT nếu năm 2011 có 70 ĐVSNCL trực thuộc bộ với 14.208 biên chế thì tới năm 2016 có 75 ĐVSNCL trực thuộc bộ với 15.276 biên chế, tăng hơn 1.000 cán bộ.

Năm 2011, Bộ TNMT có 713 ĐVSNCL (mới có 56 địa phương báo cáo) trong đó 87 đơn vị thuộc bộ với 9.515 biên chế, 626 đơn vị thuộc 56 sở TNMT với 12.327 biên chế. Tới năm 2016, số đơn vị thuộc bộ tăng lên 97 đơn vị với 9.984 người còn số đơn vị thuộc sở giảm xuống 436 đơn vị nhưng tăng số biên chế lên 22.613 người. Tương tự, Bộ GTVT, năm 2011 có 74 đơn vị trực thuộc với 9.302 người sang năm 2016 giảm xuống còn 68 đơn vị nhưng tăng số biên chế lên 9.639 người.

Dù bộ máy có dấu hiệu phình to nhưng số đơn vị tự chủ chi thường xuyên tại 4 bộ trên còn khiêm tốn. Chẳng hạn, tới năm 2016 Bộ NN&PTNT mới có 4 đơn vị tự chủ chi thường xuyên, tương ứng 5,3% hay Bộ Công thương chỉ có 5 đơn vị tự chủ chi thường xuyên. Bên cạnh đó, bộ máy sự nghiệp công tại các địa phương rất cồng kềnh. Chẳng hạn, năm 2013, tại các địa phương, có tới 552 ĐVSN trực thuộc Sở NN&PTNN, tương ứng với gần 9 đơn vị/Sở.

Lý giải về tình trạng này, các bộ cho rằng dù đã có nghị định về cơ chế tự chủ của ĐVSN công lập nhưng hệ thống văn bản hướng dẫn với từng lĩnh vực chưa đầy đủ dẫn đến khó khăn, vướng mắc khi thực hiện. Bên cạnh đó, một số bộ thừa nhận tư duy của người đứng đầu và một bộ phận cán bộ còn chậm đổi mới, ỉ lại trông chờ vào nhà nước.

Đơn vị nào kém cần giải thể, có năng lực nên cổ phần hoá

Nhận định về báo cáo của các bộ, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Ngô Đông Hải cho rằng sau hơn 30 năm đổi mới, hệ thống ĐVSNCL gần như giữ nguyên như thời bao cấp, chỉ có “đẻ” thêm làm nặng gánh nhà nước chứ không phải tinh giản gọn nhẹ và hiệu quả hơn. Cùng quan điểm, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận xét báo cáo của các Bộ đưa ra đánh giá bộ máy thì cụ thể, định hướng có nhưng định lượng khi tinh giản thì không và hiện trạng các sở có quá nhiều ĐVSN là “có vấn đề”.

Còn Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Bùi Văn Thạch nhận định bước chuyển của các ĐVSNCL vẫn đang lơ lửng, nửa bao cấp, nửa thị trường, chưa rõ ràng, biên chế của khu vực sự nghiệp quá lớn, tới 2,2 triệu người. Do đó, cần đột phá trong tư duy để có hướng giải quyết triệt để chứ không “cứ bùng nhùng không thoát được”.

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng khẳng định việc đổi mới, sắp xếp lại ĐVSNCL không phải là cắt giảm cơ học số lượng đơn vị mà là xóa bỏ bất cập, cắt giảm lãng phí ngân sách nhà nước cấp phát cho việc thực hiện dịch vụ công, tinh giản biên chế và mục đích cuối cùng là nâng cao năng lực, hiệu lực và chất lượng trong cung ứng dịch vụ công. Do đó, các bộ, ngành, địa phương cần phải phân loại các dịch vụ hành chính công mà Nhà nước phải trực tiếp thực hiện, dịch vụ nào ĐVSNCL đảm nhiệm và lĩnh vực nào có thể tiến tới giao cho tư nhân tham gia thực hiện đồng thời rà soát lại mạnh mẽ hơn, đưa ra giải pháp phải đột phá hơn để tinh gọn lại bộ máy, biên chế đi kèm với tăng cường năng lực, chất lượng.

Liên quan đến vấn đề tự chủ tài chính, Phó thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương làm rõ lộ trình chuyển từ phí sang giá dịch vụ công, tính đúng, tính đủ các yếu tố vào giá khi coi đây là điều kiện then chốt để chuyển sang xã hội hóa. Phó Thủ tướng cũng đề nghị các cơ quan, chuyên gia thảo luận phương thức chi trả của nhà nước hiệu quả qua các phương thức cấp phát, đấu thầu- đặt hàng dịch vụ công; mô hình quản lý về mặt nhà nước đối với ĐVSNCL còn các bộ cần rà soát lại các đơn vị theo hướng đơn vị nào phân tán chồng chéo, chức năng gần nhau thì sắp xếp lại, sát nhập lại, đơn vị nào yếu kém thì giải thể, đơn vị nào có năng lực thì cổ phần hoá.

Khánh Hoà
TIN LIÊN QUAN

Một sở có đến vài trung tâm tiêu tiền công là “có vấn đề“

Lâm Anh |

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng hiện trạng các sở địa phương có quá nhiều đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) là "có vấn đề".

Phải “cai sữa” cho doanh nghiệp nhà nước

PHẠM HUỆ - LAN HƯƠNG (thực hiện) |

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2016 dư nợ công khoảng 64,73% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 53,62%. Hai con số này đều đã tiến đến sát ngưỡng nợ không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP trong Nghị quyết về kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016 - 2020. Với tỉ lệ nợ công tăng nhanh, mức tăng trung bình 5 năm qua là 18,4%, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế, vậy nợ công của Việt Nam đã đến mức nguy hiểm chưa? Làm thế nào chặn tăng trưởng nợ công mới? So sánh với một số nước có nợ công cao, Việt Nam đang đứng ở đâu?... PV Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn TS Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia - về vấn đề này. TS Lê Xuân Nghĩa cho biết:

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

Cảnh màn trời chiếu đất của tiểu thương vượt hàng trăm km lên TPHCM bán hoa

Chân Phúc |

Mang cây kiểng, hoa các loại từ mọi miền đất nước vào TPHCM để bán trong dịp Tết, khi màn đêm xuống, khách không còn, những tiểu thương phải nghỉ tạm trên những chiếc võng, lều dựng tạm, mong chờ sớm ngày bán hết hoa Tết để về quê sum họp cùng gia đình.

Thủ tướng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm 3 Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với các ông: Hồ Phước Thành; Đỗ Tiến Đông; KPă Thuyên.

Một sở có đến vài trung tâm tiêu tiền công là “có vấn đề“

Lâm Anh |

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng hiện trạng các sở địa phương có quá nhiều đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) là "có vấn đề".

Phải “cai sữa” cho doanh nghiệp nhà nước

PHẠM HUỆ - LAN HƯƠNG (thực hiện) |

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2016 dư nợ công khoảng 64,73% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 53,62%. Hai con số này đều đã tiến đến sát ngưỡng nợ không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP trong Nghị quyết về kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016 - 2020. Với tỉ lệ nợ công tăng nhanh, mức tăng trung bình 5 năm qua là 18,4%, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế, vậy nợ công của Việt Nam đã đến mức nguy hiểm chưa? Làm thế nào chặn tăng trưởng nợ công mới? So sánh với một số nước có nợ công cao, Việt Nam đang đứng ở đâu?... PV Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn TS Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia - về vấn đề này. TS Lê Xuân Nghĩa cho biết: