Từ 23.8, người dân TPHCM đi chợ, mua sắm hàng hoá thực phẩm như thế nào?

Huyên Nguyễn |

Người dân tại vùng xanh - vùng vàng có điều kiện, chưa cần nhờ sự hỗ trợ của địa phương sẽ được phép đi chợ 1 tuần/lần.

Chuẩn bị 2 triệu gói an sinh xã hội

Tại họp báo chiều 21.8, ông Phạm Đức Hải – Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM cho biết, sau khi thành phố thông tin sẽ tiếp tục tăng cường, nâng cao các biện pháp chống dịch, do tâm lý lo lắng, nên sáng nay người dân ra đường rất đông, mua sắm tích trữ hàng hoá. Điều này gây ra tình trạng mất trật tự, dịch bệnh cũng dễ lây lan, nếu không chấm dứt khó kiểm soát được dịch.

Theo ông Hải, từ ngày 23.8, từng nhóm trường hợp "người không được ra đường" và "người được cấp phiếu đi chợ 1 tuần/lần".

Cụ thể, TPHCM sẽ phân chia làm hai nhóm gồm: Nhóm vùng xanh - vùng vàng và nhóm vùng cam - vùng đỏ.

Đối với nhóm vùng xanh - vùng vàng, cũng được chia làm 2 nhóm. Trường hợp người dân có điều kiện mà chưa cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương sẽ được cho phép đi chợ 1 tuần/lần.

Đối với nhóm vùng cam - vùng đỏ, tổ công tác sẽ giúp người dân đi chợ và người dân sẽ trả tiền, việc đi chợ cũng sẽ thực hiện 1 tuần/lần. Trường hợp người có hoàn cảnh khó khăn cũng sẽ nhận được gói hỗ trợ an sinh.

Ông Phạm Đức Hải – Phó ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thông tin tại họp báo 21.8. Ảnh: Thành Nhân
Ông Phạm Đức Hải – Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thông tin tại họp báo 21.8. Ảnh: Thành Nhân

Ông Hải cho biết thêm: Hiện nay, thành phố đang có 2 triệu gói hỗ trợ an sinh và có thể nhiều hơn, cùng với các gói hỗ trợ theo Nghị quyết 86 của Chính phủ, Nghị quyết 09 của HĐND TPHCM để giúp đỡ người khó khăn.

Tổ công tác đặc biệt sẽ phát các gói hỗ trợ này tới người dân một tuần/lần. Ở vùng cam và vùng đỏ, thành phố cũng chia ra hai nhóm tương tự. Với người dân chưa cần hỗ trợ, tổ công tác sẽ đi chợ giúp, người dân trả tiền, một tuần/lần. Phần còn lại, với những người khó khăn, sẽ nhận được các gói hỗ trợ.

"Thành phố đã cung cấp cho các phường, xã gần 3.000 địa chỉ cung ứng hàng hoá thiết yếu. Trường hợp địa bàn thiếu hàng hoá, thành phố sẽ đưa xe lưu động mang lương thực, thực phẩm tới để người dân mua", ông Phạm Đức Hải nói.

Khuyến khích người dân đặt mua đủ dùng trong 1 tuần

Trao đổi bên lề họp báo, ông Lê Huỳnh Minh Tú – Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho biết: Hiện nay, trên địa bàn, việc cung ứng hàng hoá cho người dân vẫn đảm bảo mặc dù 3 chợ đầu mối ngưng hoạt động nhưng qua hệ thống thương lái và sự chủ động của các hệ thống phân phối, nguồn hàng phục vụ cho thành phố vẫn đảm bảo.

Trong thời gian sắp tới, chỉ có một điều chỉnh nhỏ ở việc người dân có được đến siêu thị hay đến chợ để mua lương thực, thực phẩm hay không. Việc này tuỳ vào khu vực mà người dân sinh sống. Do đó, ông Tú khẳng định nguồn cung ứng cũng sẽ không bị ảnh hưởng.

Ông Lê Huỳnh Minh Tú – Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM. Ảnh: Huyên Nguyễn
Ông Lê Huỳnh Minh Tú – Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM. Ảnh: Huyên Nguyễn

Ông Tú cho hay, với những khu vực được tổ công tác đặc biệt hỗ trợ đi chợ sẽ luân phiên nay nhà này mai nhà kia nhưng đảm bảo mỗi nhà sẽ được đi chợ giúp 1 lần/tuần.

“Đương nhiên, việc đi chợ như thế này sẽ không thể mua thoải mái như người dân tự đi chợ, Có gì thì nhân dân cũng thông cảm việc này. Chính quyền sẽ cung cấp tốt nhất có thể tới người dân”, ông Tú bày tỏ.

Về giới hạn số tiền đi chợ, ông Tú cho hay Sở Công Thương sẽ không quy định cụ thể việc này, từng tổ công tác sẽ cố gắng hỗ trợ cho người dân nhưng mong rằng người dân cũng mua vừa đủ để có thể tiêu dùng trong vòng 1 tuần. Các anh chị ở tổ công tác sẽ hiểu rõ nhất gia đình từng hộ.

Chợ được khuyến khích hoạt động trở lại chủ yếu là bán lương thực, thực phẩm và các mặt hàng phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt bình thường của người dân. Trong đó, cần tuân thủ việc giãn cách giữa các gian hàng và đảm bảo quy định biện pháp phòng chống dịch, đi vào 1 hướng, đi ra 1 hướng.

Ông Tú nhận định, hiện nay các lực lượng ở địa phương đang tổ chức rất tốt việc cung ứng hàng hoá, người dân đã từng đi siêu thị thì hầu hết đã nắm được các mặt hàng, chỉ còn 1 số ít chưa nắm được. Sở Công Thương đã yêu cầu các quận/huyện, đặc biệt là phường/xã/thị trấn làm việc với hệ thống phân phối để chuyển danh mục hàng hoá mỗi ngày cung cấp cho người dân để thuận tiện cho việc mua sắm.

“Ở đây, thành phố không quy định rập khuôn mà ở quận huyện sẽ chủ động việc này, chỉ khác là mình sẽ làm chặt chẽ hơn thôi”, ông Tú chia sẻ.

Hiện nay, Sở Công Thương đang phối hợp với quận/huyện đánh giá tình hình, qua báo cáo các quận/huyện đang tạm ổn. Quận/huyện nào khó khăn sẽ có lực lượng điều phối để cung ứng hàng hoá cho người dân.

Tính đến 21.8, toàn thành phố có 40/234 chợ truyền thống, 2.727/2.895 cửa hàng tiện ích, 97/106 siêu thị vẫn đang tiếp tục hoạt động. Với những siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống ngưng hoạt động, trên tinh thần hướng dẫn của HCDC, các đơn vị sẽ phối hợp nhanh chóng cô lập những người có liên quan tới ca F0, phun sạch khử khuẩn và sớm trở lại hoạt động.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Tăng cường quân đội kiểm soát "vùng đỏ", giúp dân đi chợ và tiếp cận y tế

VƯƠNG TRẦN |

Lực lượng quân đội sẽ lập các đội công tác đặc biệt với sự tham gia của cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên… tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Khi tổ trưởng tổ dân phố thành shipper, đi chợ cho cả trăm nhà

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng thực hiện cách biện pháp phòng dịch cấp bách, “ai ở yên đó” nên người dân bây giờ từ việc đi chợ, mua thuốc cho đến nhà hết gạo, thiếu sữa cho con… đều gọi tên ông/bà tổ trưởng. Họ trở thành những người shipper, đi chợ giúp cho cả trăm hộ dân.

Công nhân “đi chợ” tại nhà

Bảo Hân |

Hơn 1 tuần nay, thôn Bầu và thôn Hậu Dưỡng (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) bị phong toả theo quyết định của cơ quan nhà nước. Đông đảo công nhân, người lao động đang thuê trọ tại 2 thôn này dần quen với việc ở lại phòng trọ, cân bằng sinh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện mới.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Tăng cường quân đội kiểm soát "vùng đỏ", giúp dân đi chợ và tiếp cận y tế

VƯƠNG TRẦN |

Lực lượng quân đội sẽ lập các đội công tác đặc biệt với sự tham gia của cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên… tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Khi tổ trưởng tổ dân phố thành shipper, đi chợ cho cả trăm nhà

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng thực hiện cách biện pháp phòng dịch cấp bách, “ai ở yên đó” nên người dân bây giờ từ việc đi chợ, mua thuốc cho đến nhà hết gạo, thiếu sữa cho con… đều gọi tên ông/bà tổ trưởng. Họ trở thành những người shipper, đi chợ giúp cho cả trăm hộ dân.

Công nhân “đi chợ” tại nhà

Bảo Hân |

Hơn 1 tuần nay, thôn Bầu và thôn Hậu Dưỡng (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) bị phong toả theo quyết định của cơ quan nhà nước. Đông đảo công nhân, người lao động đang thuê trọ tại 2 thôn này dần quen với việc ở lại phòng trọ, cân bằng sinh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện mới.