TS. Reza Akbari: Lo ngại COVID-19, nhưng đây là thời điểm của cơ hội mới

HUYÊN NGUYỄN |

Một chuyên gia nước ngoài về quản lý chuỗi cung ứng và logistics đã chỉ ra những ảnh hưởng về chuỗi cung ứng do dịch COVID-19 cũng sẽ là cơ hội lớn trong phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng cơ hội.

Khan hiếm nguyên liệu từ Trung Quốc

Tính đến 15h30 ngày 6.3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thống kê hơn 98.588 ca nhiễm COVID-19 và 3.388 ca tử vong vì dịch bệnh này trên toàn cầu.

Tiến sĩ Reza Akbari - Chủ nhiệm bộ môn và giảng viên cấp cao ngành Quản lý chuỗi cung ứng và logistics tại Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT Việt Nam cho rằng vẫn còn quá sớm để dự đoán hay dự báo tác động đầy đủ.

Thế nhưng nhìn vào những gì đang diễn ra với ngành sản xuất, chúng ta có thể thấy được những gián đoạn nặng nề trên chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến tất cả các thị trường.

Áp lực chi phí đối với chuỗi cung ứng buộc các doanh nghiệp phải tập trung hơn vào các chiến lược sản xuất tinh gọn hoặc thuê ngoài. Nếu có bất kỳ gián đoạn nào ở đầu chuỗi cung ứng, việc sản xuất sẽ bị đình trệ do thiếu nguyên liệu thô hoặc linh kiện.

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Quốc, COVID-19 sẽ tác động lên chuỗi cung ứng toàn cầu khiến sản xuất trì trệ hay tạm thời ngừng dây chuyền lắp ráp và sản xuất trên khắp thế giới. Điều này đã và đang xảy ra.

Điển hình như Nissan hiện phải giảm sản lượng do việc ngưng hoạt động khẩn cấp ở Trung Quốc. Tương tự tại Hàn Quốc, Hyundai phải tạm dừng các hoạt động do thiếu linh kiện, phụ tùng từ Trung Quốc. Tình trạng bất ổn này nhiều khả năng sẽ tiếp diễn.

Chuỗi cung ứng tại Việt Nam không là trường hợp ngoại lệ và đang chịu tác động từ COVID-19, vì Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhiều mặt hàng nhập khẩu từ nước này đóng vai trò thiết yếu với sản xuất nước nhà. Các thị trường nhập khẩu lớn khác của Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Mỹ cũng đang chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Việt Nam nên có kế hoạch gì cho tương lai? 

Theo tiến sĩ Reza Akbari, dịch COVID-19 đang khiến nhiều cá nhân và tổ chức lo lắng. Nhưng nếu nhìn nhận một cách tích cực, đây cũng là thời điểm của những cơ hội mới, để chúng ta nhận ra những điểm yếu trong chuỗi cung ứng hiện tại.

Từ đó, các đơn vị tìm cách để vượt qua khủng hoảng toàn cầu và cải thiện chuỗi cung ứng toàn cầu hiện tại. Chính việc gián đoạn đáng kể lên chuỗi cung ứng hiện nay có thể là động lực khiến chúng ta thay đổi cách thức sản xuất, vận chuyển và thanh toán đối với những sản phẩm và dịch vụ.

Bằng cách tiến tới mô hình thành phố thông minh và chuyển đổi kỹ thuật số, chúng ta có thể khắc phục nhiều vấn đề trong tương lai như ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông và bất kỳ dịch bệnh nào.

Những công nghệ đột phá có thể giúp chúng ta thay đổi toàn bộ cơ chế, chuyển sang hệ sinh thái chuỗi cung ứng thông minh hơn và kết nối tốt hơn, nhờ đó, có thể xây dựng môi trường làm việc linh hoạt, ví dụ như làm việc từ xa, loại bỏ nhiều nhiệm vụ mà hiện tại con người vẫn đảm nhiệm, và tăng cường các giao thức chia sẻ dữ liệu mỗi khi dịch bệnh hay thảm họa xảy ra.

Hiện có 9 công nghệ đột phá được mệnh danh là những công cụ đem đến cải cách mạnh mẽ trong tương lai và có tiềm năng ứng dụng trong các chuỗi cung ứng. Những công nghệ này gồm in 3D, trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, phân tích dữ liệu lớn, blockchain, máy bay không người lái (drone), Internet vạn vật (IoT), robot học, thực tế ảo (VR) và/hoặc thực tế ảo tăng cường (AR).

"Để có được tương lai như mong đợi, không chỉ các cơ quan trực thuộc Chính phủ, mà mọi cá nhân và tổ chức phải hợp tác cùng nhau. Càng ứng phó nhanh bao nhiêu trong giai đoạn khủng hoảng, chúng ta càng vượt qua những gián đoạn hay dịch bệnh trong tương lai càng sớm bấy nhiêu", tiến sĩ Reza Akbari nhấn mạnh.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Khẩn trương tìm nguồn cung nguyên liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu

Vũ Long |

Trước tình hình nguyên liệu sản xuất công nghiệp giảm sút do ảnh hưởng của COVID-19, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ban hành chỉ thị khẩn yêu cầu tìm kiếm nguồn nguyên liệu đảm bảo sản xuất và xuất khẩu.

Nhiều doanh nghiệp sắp cạn nguyên liệu vì dịch COVID-19

Cường ngô |

Tại cuộc họp đánh giá tác động của dịch bệnh COVID-19 đến các ngành sản xuất của Việt Nam chiều 26.2, ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết, nhiều doanh nghiệp đối diện việc tạm ngừng sản xuất vì thiếu nguồn cung nguyên vật liệu; có doanh nghiệp nguồn cung chỉ đáp ứng được đến cuối tháng 3, đầu tháng 4.

Hàng nghìn công nhân tạm nghỉ việc do thiếu nguồn nguyên liệu

Quách Du |

Một số công ty giầy da trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã phải cho các công nhân tạm nghỉ việc, do không nhập được nguyên liệu từ Trung Quốc về nước.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Khẩn trương tìm nguồn cung nguyên liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu

Vũ Long |

Trước tình hình nguyên liệu sản xuất công nghiệp giảm sút do ảnh hưởng của COVID-19, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ban hành chỉ thị khẩn yêu cầu tìm kiếm nguồn nguyên liệu đảm bảo sản xuất và xuất khẩu.

Nhiều doanh nghiệp sắp cạn nguyên liệu vì dịch COVID-19

Cường ngô |

Tại cuộc họp đánh giá tác động của dịch bệnh COVID-19 đến các ngành sản xuất của Việt Nam chiều 26.2, ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết, nhiều doanh nghiệp đối diện việc tạm ngừng sản xuất vì thiếu nguồn cung nguyên vật liệu; có doanh nghiệp nguồn cung chỉ đáp ứng được đến cuối tháng 3, đầu tháng 4.

Hàng nghìn công nhân tạm nghỉ việc do thiếu nguồn nguyên liệu

Quách Du |

Một số công ty giầy da trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã phải cho các công nhân tạm nghỉ việc, do không nhập được nguyên liệu từ Trung Quốc về nước.