TS Nguyễn Đình Cung: Mừng rơi nước mắt với cải cách thủ tục hành chính

KH |

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ phát biểu như vậy tại Hội nghị thúc đẩy cơ chế một cửa ASEAN, do Thủ tướng chủ trì diễn ra sáng nay.

Ông Cung cho rằng thời gian qua có một số cải cách được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao, mà “thậm chí có thể mừng rơi nước mắt vì  sau bao nhiêu năm khổ nó đã được thay đổi".

Trong 4 năm, số mặt hàng phải kiểm tra tương đối đã giảm được 4.000 mặt hàng (từ 82.000 xuống còn 78.000) là tương đối nhiều nhưng chuyên gia này cho rằng thông thường một số nơi chỉ cắt giảm số nhóm thủ tục có ít mặt hàng, còn một số nhóm có nhiều mặt hàng thì không cắt giảm.

"Nên nhiều khi có báo cáo bộ này bộ kia nêu cắt giảm phần lớn nhưng chưa chắc đạt mục tiêu vì số mặt hàng trong nhóm đó rất ít. Về kiểm tra chuyên ngành này còn vấn đề nữa là tình trạng một mặt hàng kiểm tra 2-3 bộ vẫn chiếm hơn 50%. Trong một bộ cũng tương tự, một mặt hàng đó có thể phải sự kiểm tra của 2-3 cục, chứ không phải là một cục. Điều này tôi cho rằng, nên nhanh chóng thay đổi", ông Cung thẳng thắn nhận xét và cho biết nhiều rất kêu ca, phàn nàn về những chi phí bất hợp lý.

Bộ phận một cửa của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế). Ảnh: Hải Nguyễn
Bộ phận một cửa của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế). Ảnh: Hải Nguyễn
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, từ tháng 11/2014 đến ngày 15.7.2018, 11 Bộ, ngành đã kết nối và thực hiện 53 thủ tục hành chính với hơn 1,34 triệu hồ sơ của 22.812 doanh nghiệp được xử lý thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

Dự kiến đến cuối năm 2018 sẽ triển khai thêm 143 thủ tục trên Cơ chế một cửa quốc gia, nâng tổng số lên 196 thủ tục, đạt 78% trên tổng cộng 251 thủ tục sẽ được triển khai đến năm 2020 theo rà soát mới nhất của các Bộ, ngành.

Bộ Tài chính thừa nhận, kết quả triển khai Cơ chế một cửa quốc gia còn khiêm tốn so với mục tiêu đề ra, số lượng thủ tục triển khai còn thấp so với yêu cầu.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp và cơ quan khảo sát độc lập, việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia vẫn chưa đi vào thực chất vì khi thực hiện một số thủ tục thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, bên cạnh việc gửi hồ sơ điện tử, tình trạng các doanh nghiệp được yêu cầu phải xuất trình hồ sơ, chứng từ giấy còn diễn ra khá phổ biến.

Đối với công tác kiểm tra chuyên ngành, số lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành còn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể, năm 2017, số tờ khai (lô hàng hóa) nhập khẩu thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành so với tổng số lô hàng nhập khẩu làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu chiếm 19,4%.

Trong khi đó, văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý và kiểm tra chuyên ngành nhiều, phạm vi quản lý và kiểm tra rộng; còn quy định chồng chéo một hàng hóa phải thực hiện cùng lúc nhiều thủ tục, chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành do cùng một Bộ hoặc nhiều Bộ quy định; Việc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu còn chậm.

KH
TIN LIÊN QUAN

Đơn giản thủ tục hải quan: "Mong 1 cửa là 1 cửa, chứ không phải 1 cửa nhiều chìa"

Lâm Anh |

Liên tục cải cách và hiện đại hoá thủ tục hành chính, ngành Hải quan nhận được sự đánh giá cao của các hiệp hội Doanh nghiệp. Tuy nhiên, những hạn chế trong việc phối hợp với các bộ ngành liên quan cùng không ít rào cản trong kiểm tra chuyên ngành khiến doanh nghiệp (DN) còn gặp khó trong quá trình thông quan.

Thủ tục phức tạp, doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tận dụng FTA

Linh Chi |

“Khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tiếp cận các FTA là do các quy tắc, thủ tục trong hầu hết các FTA rất phức tạp. Điển hình như Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước đây có tới hơn 30 chương với hơn 1.000 trang, trong đó, riêng quy định về quy tắc xuất xứ là 120 trang. Như vậy, làm sao các DN nhỏ và siêu nhỏ có thể nắm và hiểu hết được tất cả các quy định” - ông Rajan Sudesh Ratna, Chuyên viên kinh tế, Bộ phận Thương mại, đầu tư và sáng tạo, UNESCAP Bangkok - nhấn mạnh.

DN hưởng lợi gì khi Bộ Công thương “trảm” thêm 54 thủ tục, giấy phép con?

Lâm Anh |

Bộ Công thương vừa gây bất ngờ khi lần thứ 3 cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh. Động thái được xem là “cuộc cách mạng lần thứ 3” trong lịch sử ngành Công Thương này có tác động thế nào tới các DN?

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Đơn giản thủ tục hải quan: "Mong 1 cửa là 1 cửa, chứ không phải 1 cửa nhiều chìa"

Lâm Anh |

Liên tục cải cách và hiện đại hoá thủ tục hành chính, ngành Hải quan nhận được sự đánh giá cao của các hiệp hội Doanh nghiệp. Tuy nhiên, những hạn chế trong việc phối hợp với các bộ ngành liên quan cùng không ít rào cản trong kiểm tra chuyên ngành khiến doanh nghiệp (DN) còn gặp khó trong quá trình thông quan.

Thủ tục phức tạp, doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tận dụng FTA

Linh Chi |

“Khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tiếp cận các FTA là do các quy tắc, thủ tục trong hầu hết các FTA rất phức tạp. Điển hình như Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước đây có tới hơn 30 chương với hơn 1.000 trang, trong đó, riêng quy định về quy tắc xuất xứ là 120 trang. Như vậy, làm sao các DN nhỏ và siêu nhỏ có thể nắm và hiểu hết được tất cả các quy định” - ông Rajan Sudesh Ratna, Chuyên viên kinh tế, Bộ phận Thương mại, đầu tư và sáng tạo, UNESCAP Bangkok - nhấn mạnh.

DN hưởng lợi gì khi Bộ Công thương “trảm” thêm 54 thủ tục, giấy phép con?

Lâm Anh |

Bộ Công thương vừa gây bất ngờ khi lần thứ 3 cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh. Động thái được xem là “cuộc cách mạng lần thứ 3” trong lịch sử ngành Công Thương này có tác động thế nào tới các DN?