Truyền hình xuyên biên giới doanh thu ngàn tỉ: Bao giờ mới quản được thuế?

Thế Lâm |

Việc các trang thông tin điện tử tổng hợp và báo điện tử thường xuyên “điểm phim” hàng tuần từ Netflix cho thấy dịch vụ truyền hình xuyên biên giới này (OTT tivi) đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam.

Giấu kín thông tin doanh thu và thuê bao

Cho tới thời điểm này, các con số thống kê về dịch vụ truyền hình OTT tại Việt Nam nói chung và dịch vụ truyền hình OTT xuyên biên giới nói riêng chỉ mang tính tương đối. Thậm chí, thông tin về thuê bao và doanh thu của dịch vụ truyền hình OTT xuyên biên giới bị giấu kín nhằm tránh bị “soi” và mổ xẻ các vấn đề về thuế.

Số lượng thuê bao của Netflix tại thị trường Việt Nam thường được nêu ra trong các báo cáo, bài báo là khoảng 300.000. Tuy nhiên cần nhớ rằng, đây là con số của 3 năm về trước.

Còn trong 3 năm trở lại đây, người xem Netflix ngày càng nhiều. Thậm chí, với nhiều hộ gia đình tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM… còn có thói quen xem phim trên Netflix mỗi tối, và đón xem các phim mới trên Netflix mỗi tuần.

Theo số liệu từ Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử, hiện cả nước có 22 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình OTT với khoảng 3,6 triệu thuê bao tương ứng chiếm khoảng 20% thị phần. Tuy nhiên, doanh thu của dịch vụ truyền hình OTT của các doanh nghiệp trong nước còn khá khiêm tốn, chỉ khoảng 200 tỉ đồng.

Đó là mảng công khai. Còn mảng không chính thức chính là dịch vụ truyền hình OTT xuyên biên giới, với cái tên đầu bảng là Netflix, tiếp đó là Apple TV, Amazon Fire TV, WeTV, IQIYI…

Các dịch vụ xuyên biên giới này không có pháp nhân cũng như văn phòng đại diện tại Việt Nam, thông tin về số lượng thuê bao và doanh thu được giấu nhẹm. Chính từ đó, việc quản lý các dịch vụ này đang trở thành một thách thức không nhỏ đối với cơ quan quản lý cả về bình diện nội dung và kinh doanh.

Hầu hết dịch vụ xuyên biên giới là khoảng trống về thuế

Trước đây, Google và Facebook thường được nhắc tới nhiều vì có doanh thu hàng trăm triệu USD tại thị trường Việt Nam nhưng lại không đóng thuế. Tuy nhiên, danh sách này hiện đã dài hơn, cụ thể là thêm những nhà cung cấp dịch vụ truyền hình xuyên như Netflix, Apple TV, Amazon Fire TV, WeTV…

Vào tháng 6.2020, các dịch vụ truyền hình xuyên biên giới vào Việt Nam được cho là đã có khoảng 1 triệu thuê bao, với doanh thu tương ứng khoảng 1.000 tỉ đồng.

Trong số các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình xuyên biên giới tại Việt Nam, Netflix hiện có mức cước cao nhất, từ 180.000-260.000 đồng/tháng. Trong khi đó, các dịch vụ truyền hình OTT trong nước với mức cước thấp hơn rất nhiều, từ chỉ vài chục ngàn đồng cho đến mức cao nhất (gói cước đặc biệt) cũng không quá 150.000 đồng/tháng.

Theo thạc sĩ Tuyết Mai chuyên hoạt động trong lĩnh vực marketing, trên thực tế Netflix cũng phải mất khoảng 2-3 năm để “ngấm” vào thị trường Việt Nam để có được lợi thế như hiện nay.

Thế nhưng, lợi thế cạnh tranh của Netflix lại cực kỳ gây bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ truyền hình OTT. Các doanh nghiệp trong nước phải tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất nội dung, kinh doanh và thuế.

Hiện nay, các kênh truyền hình xuyên biên giới khác như Apple TV, Amazon Fire TV, Disney Plus… cũng đang trong giai đoạn chờ “ngấm” vào thị trường Việt Nam. Đó cũng sẽ là thách thức lớn không chỉ đối với công tác quản lý mà cả các doanh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ truyền hình OTT nói riêng và truyền hình trả tiền nói chung. Vì như đã đề cập, các dịch vụ truyền hình xuyên biên giới đang ở trạng thái ít nhất là “2 không”: Không chịu trách nhiệm về nội dung và không đóng thuế.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ OTT TV của các doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam

Ngọc Bích |

Thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền trong nước đã hình thành và phát triển từ 2002 kể từ khi Thủ tướng ban hành Quyết định số 79/2002/QĐ-TTg về quản lý việc thu các kênh chương trình truyền hình của nước ngoài. Dịch vụ PTTH trên mạng Internet cùng với các dịch vụ truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình mặt đất và truyền hình di dộng là các dịch vụ truyền hình trả tiền đang được quản lý theo quy định của Luật Báo chí 2016 và Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18.01.2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.

3 bộ phim truyền hình Thái Lan được mong chờ trong tháng 10

Tuấn Đạt |

Những bộ phim truyền hình Thái Lan dưới đây được đông đảo khán giả Châu Á đặc biệt mong đợi trong tháng 10.

"Loay hoay" bài toán thu thuế Google, Facebook, Netflix... tại Việt Nam

Lan Hương |

Tổng cục Thuế đang loay hoay trong nỗ lực bịt kẽ hở thất thu thuế do các nền tảng xuyên biên giới như Google, Facebook, Netflix... đặt máy chủ ở nước ngoài bằng những quy định mới chặt chẽ hơn.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ OTT TV của các doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam

Ngọc Bích |

Thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền trong nước đã hình thành và phát triển từ 2002 kể từ khi Thủ tướng ban hành Quyết định số 79/2002/QĐ-TTg về quản lý việc thu các kênh chương trình truyền hình của nước ngoài. Dịch vụ PTTH trên mạng Internet cùng với các dịch vụ truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình mặt đất và truyền hình di dộng là các dịch vụ truyền hình trả tiền đang được quản lý theo quy định của Luật Báo chí 2016 và Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18.01.2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.

3 bộ phim truyền hình Thái Lan được mong chờ trong tháng 10

Tuấn Đạt |

Những bộ phim truyền hình Thái Lan dưới đây được đông đảo khán giả Châu Á đặc biệt mong đợi trong tháng 10.

"Loay hoay" bài toán thu thuế Google, Facebook, Netflix... tại Việt Nam

Lan Hương |

Tổng cục Thuế đang loay hoay trong nỗ lực bịt kẽ hở thất thu thuế do các nền tảng xuyên biên giới như Google, Facebook, Netflix... đặt máy chủ ở nước ngoài bằng những quy định mới chặt chẽ hơn.