Truy thu thuế 10.000 kênh YouTube: Phải có nền tảng công nghệ và nhân lực chất lượng cao

Cao Nguyên |

Các chuyên gia kinh tế và cán bộ ngành Thuế cho rằng, để có thể quản lý và tránh thất thu thuế từ 10.000 kênh YouTube đang bật chế độ kiếm tiền như hiện nay, Việt Nam cần phải có nguồn nhân lực, chuyên gia công nghệ cao để tìm kiếm và tìm chế tài quản lý một cách khắt khe hơn.

Nhiều biện pháp liệu đã đúng liều

Theo thông tin từ Bộ Thông tin - Truyền thông, ở Việt Nam tính đến cuối năm 2020 có khoảng 15.000 kênh YouTube bật nút kiếm tiền. Tuy nhiên, chỉ 30% trong tổng số kênh, tương đương khoảng 5.000 kênh, chịu sự quản lý từ các công ty mạng của YouTube tại Việt Nam, có kê khai và nộp thuế đầy đủ.

Thực tế, không phải ai dùng hay mở kênh YouTube cũng có thể kiếm được tiền từ loại hình này. Anh Nguyễn Tiến Đức (ở Hà Nội - một người khá am hiểu về các lĩnh vực TMĐT) cho biết, nghe thì “màu mỡ” nhưng không phải ai cũng biết cách để kiếm được tiền từ mạng xã hội YouTube. Đức cho biết, trước đây việc kiếm tiền từ YouTube dễ hơn nhưng từ năm 2018 việc kiếm tiền đã bị siết chặt theo nhiều yếu tố khác nhau.

Việc kiếm tiền qua loại hình này cũng không hề đơn giản, nhưng nhìn vào con số thống kê của Bộ Thông tin - Truyền thông mới thấy rằng phát triển trên TMĐT đang trở thành trào lưu và phổ biến. Cũng có nhiều người đã giàu lên trông thấy nhờ loại hình này. Điều đáng nói, khoảng 10.000 kênh YouTube bật nút kiếm tiền nhưng chưa có kê khai và chưa nộp thuế đầy đủ.

Việc ban hành chính sách và quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT nói chung, trong đó có YouTube tại mỗi nước phụ thuộc vào mục tiêu, trình độ quản lý và mức độ phát triển. Tuy nhiên, các nước đều có chung nhận định, TMĐT đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan thuế.

Theo Tổng cục Thuế, thời gian qua, cơ quan này đã có nhiều văn bản chỉ đạo cục thuế các địa phương tăng cường nhiều giải pháp quản lý thu trong lĩnh vực TMĐT. Trên cơ sở đó, các cục thuế đã nghiêm túc thực hiện các biện pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT như: Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ cho người nộp thuế thực hiện việc kê khai và nộp thuế đối với TMĐT.

Đặc biệt thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và cơ quan thuế các địa phương đã phối hợp với các ngân hàng thương mại để kiểm soát dòng tiền từ nước ngoài chuyển về cho các tổ chức, cá nhân (thực chất là chi trả lợi tức, thu nhập, lương…).

Sở dĩ ngân sách nhà nước thất thu từ hoạt động TMĐT, các chuyên gia nhận định rằng là do hệ thống văn bản pháp luật chưa theo kịp với sự phát triển của công nghệ.

Ngoài ra, các mô hình, phương thức kinh doanh mới, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe. Đặc biệt là công tác phối hợp giữa các đơn vị, lực lượng chức năng còn chưa kịp thời, thường xuyên, liên tục.

Kỳ vọng tình hình sẽ thay đổi từ năm nay, khi công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT được luật hóa tại Luật Quản lý thuế năm 2019 và Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế năm 2019 được thực thi.

Cần nhân lực công nghệ cao

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, giao dịch TMĐT khó kiểm chứng thông tin nhận dạng, dễ dàng thay đổi địa chỉ nên khó khăn trong việc nắm bắt giao dịch. Trên thực tế có nhiều người tự giác kê khai, nộp thuế nhưng vẫn có trường hợp trây ỳ, trốn thuế. Vì vậy, cùng với việc có nền tảng công nghệ tốt, ngành Thuế cần thực hiện biện pháp mạnh với những trường hợp này.

Trong khi đó, nói với Lao Động, chuyên gia về thuế Nguyễn Ngọc Tú (Giảng viên trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ) cho hay, các cơ quan như Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế phải có sự phối hợp với Bộ Thông tin - Truyền thông trao đổi với các kênh gốc ở nước ngoài.

“Chúng ta đã có Nghị định rồi, phải tiến hành làm các bước từ thấp đến cao. Phải có đàm phán thì lúc đó quản lý và thu thuế mới có hiệu quả” - ông Tú nói.

Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, phải có đội ngũ nhân lực có trình độ để ngăn chặn, tìm kiếm những hoạt động TMĐT. Bởi lẽ, khi chúng ta đưa ra các chính sách thì họ sẽ tìm cách luồn lách để họ tối ưu trốn thuế. Chính vì vậy, cần phải có nguồn nhân lực, chuyên gia công nghệ cao để tìm kiếm và tìm chế tài quản lý một cách khắt khe hơn.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Lỗ hổng thất thu thuế từ 10.000 kênh YouTube

Cao Nguyên |

Việt Nam vào cuối năm 2020 có khoảng 15.000 kênh YouTube bật nút kiếm tiền, tuy nhiên chỉ 30% trong tổng số kênh, tương đương khoảng 5.000 kênh chịu sự quản lý từ các công ty mạng của YouTube tại Việt Nam, có kê khai và nộp thuế đầy đủ. Bộ Tài chính hiện đang dự thảo thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và nghị định liên quan. Trong đó, nội dung đáng chú ý là quản lý thuế đối với các “ông lớn” trong đó có YouTube, đang cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Đà Nẵng: Truy thu thuế người viết phần mềm, quảng cáo còn nhiều khó khăn

THUỲ TRANG |

Ngày 28.1, ông Lưu Đức Sáu - Phó Cục trưởng Cục Thuế Đà Nẵng đã có trao đổi thêm về việc thu thuế với những người viết phần mềm, thu nhập quảng cáo, thương mại điện tử sau thông tin một cá nhân nộp hơn 25 tỷ đồng.

Kế hoạch để thu thuế Netflix, Google, Youtube

CAO NGUYÊN |

Ông Đặng Ngọc Minh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, sau Nghị định 126 sẽ có thông tư hướng dẫn cụ thể về nghĩa vụ kê khai, thu thuế đối với các doanh nghiệp nền tảng và thực hiện tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới và cơ quan thuế đã có kế hoạch để thu thuế Netflix, Google, Youtube.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lỗ hổng thất thu thuế từ 10.000 kênh YouTube

Cao Nguyên |

Việt Nam vào cuối năm 2020 có khoảng 15.000 kênh YouTube bật nút kiếm tiền, tuy nhiên chỉ 30% trong tổng số kênh, tương đương khoảng 5.000 kênh chịu sự quản lý từ các công ty mạng của YouTube tại Việt Nam, có kê khai và nộp thuế đầy đủ. Bộ Tài chính hiện đang dự thảo thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và nghị định liên quan. Trong đó, nội dung đáng chú ý là quản lý thuế đối với các “ông lớn” trong đó có YouTube, đang cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Đà Nẵng: Truy thu thuế người viết phần mềm, quảng cáo còn nhiều khó khăn

THUỲ TRANG |

Ngày 28.1, ông Lưu Đức Sáu - Phó Cục trưởng Cục Thuế Đà Nẵng đã có trao đổi thêm về việc thu thuế với những người viết phần mềm, thu nhập quảng cáo, thương mại điện tử sau thông tin một cá nhân nộp hơn 25 tỷ đồng.

Kế hoạch để thu thuế Netflix, Google, Youtube

CAO NGUYÊN |

Ông Đặng Ngọc Minh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, sau Nghị định 126 sẽ có thông tư hướng dẫn cụ thể về nghĩa vụ kê khai, thu thuế đối với các doanh nghiệp nền tảng và thực hiện tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới và cơ quan thuế đã có kế hoạch để thu thuế Netflix, Google, Youtube.