Trước nhà hát 1.500 tỷ ở TPHCM, Hà Nội đã có cả loạt dự án nhà hát nghìn tỷ đắp chiếu vì bị giới chuyên môn phê phán không ra gì

P.D |

Nhiều năm qua, TP Hà Nội có nhiều dự án nhà hát với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ với nhiều kỳ vọng của người dân. Nhưng đến nay các dự án này vẫn chưa được triển khai.

Nhà hát Hoa Sen hiện đại bậc nhất thủ đô 

 
 

Cuối tháng 7 năm 2017, TP Hà Nội thông báo về chủ trương xây dựng nhà hát Hoa Sen trong khu công viên CV1 Cầu Giấy. Theo đó, sau khi hoàn thiện, đây sẽ là nhà hát lớn và hiện đại nhất Thủ đô. Nhà hát có công suất 2.000 chỗ ngồi, tuy nhiên xung quanh nhà hát đảm bảo cho khoảng 25.000 người có thể vào vui chơi hàng ngày.

Công trình được xây dựng trên diện tích khoảng 4 ha có quy mô 6 tầng, cao 54m được thiết kế như bông sen nổi trên mặt nước. Trong nhà hát có văn phòng, sân trượt băng, khu vui chơi giải trí...

Tuy nhiên, công trình lại không nhận được sự ủng hộ từ phía người dân cũng như giới chuyên môn.

KTS Nguyễn Tấn Vạn – Chủ tịch hội Kiến trúc sư Việt Nam không đánh giá cao thiết kế nhà hát hoa sen - nhà hát opera sắp xây dựng tại Hà Nội vì bắt chước hoa sen quá sống sượng.

“Việc sử dụng hình tượng hoa sen thực như thế trong kiến trúc đã là xu hướng quá cũ, giờ trong kiến trúc hiện đại, chẳng ai còn làm như vậy nữa”.

Còn theo KTS Nguyễn Quốc Thông – Phó Chủ tịch hội Kiến trúc sư Việt Nam, việc sử dụng biểu tượng trong kiến trúc đã diễn ra nhiều năm. Điều đó cũng là chuyện bình thường. Chúng ta có thể dùng biểu tượng hoa sen, nón lá, rồng…

“Các công trình mang tính biểu tượng thì người ta thường phải dựa trên những hình ảnh quen thuộc nhưng khi dùng thì người ta phải khai thác cái tinh hoa, tinh thần của biểu tượng, những nét gợi lên hình ảnh bông sen, chứ chẳng ai lại làm một bông sen thật.

Mượn hình ảnh bông sen mà tả thực quá thì đó không phải là cách làm của kiến trúc hiện đại”, KTS Nguyễn Quốc Thông nhấn mạnh.

Hơn nữa, các KTS này cho rằng, hiện nay, ở Việt Nam, nhà hát chúng ta có khá nhiều và riêng ở Hà Nội, chúng ta có Trung tâm hội nghị quốc gia, Nhà hát lớn, Nhà hát chèo một số Nhà hát kịch nói, Nhà hát Âu Cơ và thực tế là hiện nay một số nhà hát vẫn “không sáng đèn”. Việc xây dựng thêm một nhà hát nữa chỉ gây ra lãng phí.

Nhà hát Opera chuẩn thế giới

 
 

Cũng tại buổi gặp gỡ đầu xuân với giới văn nghệ sĩ trí thức Thủ đô năm 2017, chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết, thời gian tới, thành phố sẽ xây dựng nhà hát Opera tiêu chuẩn thế giới ở Hồ Tây và nghiên cứu khôi phục “tháp Effel nằm ngang của Việt Nam” là cầu Long Biên.

Theo đó, nhà hát này dự kiến được xây dựng tại phường Quảng An, quận Tây Hồ và được xây dựng từ nguồn xã hội hóa. Chủ đầu tư nhà hát này cho biết, kiến trúc sư nổi tiếng của Ý được mời để thiết kế nhà hát này.

Thế nhưng cũng giống như công trình ở trên, nhà hát Opera không nhận được sự ủng hộ của người dân vì họ cho rằng nhu cầu về loại hình này của công chúng Việt Nam không nhiều. Xây dựng thêm một nhà hát chỉ gây lãng phí. Và cho đến nay, dự án này vẫn đang “án binh bất động”.

Nhà hát Thăng Long 8 năm chưa động thổ 

 
 

Từ năm 2010, vào dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, TP dự định động thổ nhà hát Thăng Long nằm trong trong quy hoạch khu đô thị mới Tây Hồ Tây (quận Tây Hồ), quy mô khoảng 22ha.

Nhà hát Thăng Long bao gồm một khối biểu diễn hoà nhạc cổ điển từ 1.200-1.500 chỗ, một khối biểu diễn đa chức năng 1.800 chỗ. Ngoài ra, có không gian tổ chức biểu diễn ngoài trời.

Sở Xây dựng Hà Nội là chủ đầu tư nhà hát này. Tổng mức đầu tư dự án Nhà hát Thăng Long này ước tính hơn 2.398 tỷ đồng. Ban đầu do ngân sách nhà nước cấp.

Theo TP, vị trí nhà hát Thăng Long thể hiện được vị trí xứng tầm cho một công trình mang tính biểu tượng cho Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, góp phần tạo giá trị cảnh quan khu vực Hồ Tây, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân cả nước.

Cho đến nay đã hơn 8 năm, nhà hát Thăng Long vẫn chưa được động thổ. 

P.D
TIN LIÊN QUAN

TPHCM xây Nhà hát Giao hưởng 1.500 tỉ: Nên dừng lại và lắng nghe dân

Huân Cao |

Hội đồng nhân dân TPHCM vừa thông qua dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm với kinh phí hơn 1.500 tỉ đồng. Nếu dự án chưa tạo được sự đồng thuận trong dân thì chính quyền TPHCM nên dừng lại để lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của dân.

Xây nhà hát không phải là chuyện “lửa cháy ngang mày”

LÊ THANH PHONG |

Xây dựng nhà hát giao hưởng có gì bất thường không mà phải “họp bất thường”? Nếu như họp bất thường thì TPHCM hãy dành cho những việc khẩn cấp khác như dự án 10.000 tỉ chống ngập đang bị ngập, sai phạm ở Thủ Thiêm phải giải quyết cấp bách để dân oan không oan thêm một ngày, còn xây nhà hát không phải là chuyện “lửa cháy ngang mày”.

Quan điểm của UBND TPHCM về xây nhà hát 1.500 tỉ đồng ở Thủ Thiêm

M.Q |

Về sự cần thiết đầu tư nhà hát 1.500 tỉ đồng ở Thủ Thiêm, UBND TPHCM cho rằng với vai trò là đầu mối giao lưu kinh tế, khoa học, văn hóa, TPHCM cần những công trình văn hóa xứng tầm.

Vẫn cần có nhà hát xứng tầm

MINH THI |

Ngày 8.10, Hội đồng Nhân dân TPHCM thông qua dự án xây nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch tại Thủ Thiêm, mở ra một hy vọng mới cho nhà hát vốn không trụ sở suốt hơn 20 năm qua. Tuy nhiên, dư luận vẫn tranh cãi gay gắt chuyện nên hay không nên xây “nhà hát ngàn tỉ”...

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

TPHCM xây Nhà hát Giao hưởng 1.500 tỉ: Nên dừng lại và lắng nghe dân

Huân Cao |

Hội đồng nhân dân TPHCM vừa thông qua dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm với kinh phí hơn 1.500 tỉ đồng. Nếu dự án chưa tạo được sự đồng thuận trong dân thì chính quyền TPHCM nên dừng lại để lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của dân.

Xây nhà hát không phải là chuyện “lửa cháy ngang mày”

LÊ THANH PHONG |

Xây dựng nhà hát giao hưởng có gì bất thường không mà phải “họp bất thường”? Nếu như họp bất thường thì TPHCM hãy dành cho những việc khẩn cấp khác như dự án 10.000 tỉ chống ngập đang bị ngập, sai phạm ở Thủ Thiêm phải giải quyết cấp bách để dân oan không oan thêm một ngày, còn xây nhà hát không phải là chuyện “lửa cháy ngang mày”.

Quan điểm của UBND TPHCM về xây nhà hát 1.500 tỉ đồng ở Thủ Thiêm

M.Q |

Về sự cần thiết đầu tư nhà hát 1.500 tỉ đồng ở Thủ Thiêm, UBND TPHCM cho rằng với vai trò là đầu mối giao lưu kinh tế, khoa học, văn hóa, TPHCM cần những công trình văn hóa xứng tầm.

Vẫn cần có nhà hát xứng tầm

MINH THI |

Ngày 8.10, Hội đồng Nhân dân TPHCM thông qua dự án xây nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch tại Thủ Thiêm, mở ra một hy vọng mới cho nhà hát vốn không trụ sở suốt hơn 20 năm qua. Tuy nhiên, dư luận vẫn tranh cãi gay gắt chuyện nên hay không nên xây “nhà hát ngàn tỉ”...