Trung Nguyên "thất bát" thế nào khi vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ lục đục?

Đ.P (tổng hợp) |

Từ cuối năm 2015, cuộc chiến trong gia đình ông Đặng Lê Nguyên Vũ bắt đầu mâu thuẫn cao trào. Nhiều người băn khoăn về hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên sẽ đi về đâu. Dù vậy, trong 3 năm xảy ra tranh chấp, doanh thu của tập đoàn này vẫn đều đặn thu về hơn 3.800 tỉ đồng.

Sau 5 năm vắng bóng, ông Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ xuất hiện trong buổi lễ ra mắt thương hiệu mới của Trung Nguyên vào hôm 17.6.  

Ông Vũ bất ngờ xuất hiện sau 5 năm vắng bóng. Ảnh: Tô Thanh Tân
Ông Vũ bất ngờ xuất hiện sau 5 năm vắng bóng. Ảnh: Tô Thanh Tân

Sự tái xuất của ông Vũ được chú ý hơn bởi sau những lần kiện tụng giữa ông và bà Lê Hoàng Diệp Thảo liên quan đến thương hiệu cà phê Trung Nguyên.

Nói về sự nhập nhằng trong tranh chấp tài sản giữa họ, nhiều người cho rằng, chính sự việc này càng phủ bóng hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên.

Báo điện tử VNExpress cho biết, giai đoạn 2014-2016, thời kỳ bà Lê Hoàng Diệp Thảo bị tước đi quyền điều hành tại Trung Nguyên, hoạt động của tập đoàn này vẫn duy trì ổn định với hơn 3.800 tỉ đồng doanh thu và lợi nhuận hàng trăm tỉ đồng mỗi năm.

Đứng đầu trong hệ thống là Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên (TNG), doanh nghiệp được thành lập năm 2006 do ông Đặng Lê Nguyên Vũ là Chủ tịch Hội đồng quản trị. 

 
Theo số liệu của Công ty cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC), doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Trung Nguyên (công ty mẹ) duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2009 - 2013 và giữ ổn định từ năm 2014 đến 2016. Trong ba năm này, doanh thu thuần của TNG đạt trên 3.800 tỉ đồng mỗi năm với lợi nhuận quanh mốc 800 tỉ đồng. 

Mặc dù không tăng trưởng như giai đoạn trước đó, duy trì doanh thu không giảm của Trung Nguyên đã được xem là thành công. 

Tuy nhiên, nếu nói việc tranh chấp giữa ông Vũ và bà Thảo không có ảnh hưởng cũng chưa chính xác. Thực tế tăng trưởng của các công ty này cũng có những giai đoạn bị chững lại. 

Năm 2015 - năm đầu tiên phát sinh tranh chấp, lợi nhuận trước thuế của Cà phê hòa tan Trung Nguyên giảm gần 34%, với doanh thu chỉ tăng 19%. 

Vụ việc tranh chấp quyền kiểm soát Cà phê hòa tan Trung Nguyên - đơn vị phụ trách sản xuất các sản phẩm cà phê hòa tan G7, vận hành nhà máy tại Bình Dương kéo dài từ cuối 2015. 

Trong văn bản gửi tòa án, ông Vũ lấy tư cách là người điều hành Tập đoàn Trung Nguyên cho rằng, trong thời gian giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cà phê hòa tan Trung Nguyên, bà Thảo đã ban hành một số văn bản ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bà Thảo sau đó lại có văn bản gửi các đối tác, cơ quan quản lý cho biết, nguyên nhân chính của những ảnh hưởng kia là có sự tranh chấp giữa vợ chồng bà.

Một doanh nghiệp khác là Cà phê Trung Nguyên cũng chịu ảnh hưởng tương tự, khi lợi nhuận trước thuế giai đoạn này chỉ đạt hơn 46 tỉ, giảm một nửa so với năm trước đó. Nguyên nhân chính vẫn là những vấn đề xoay quanh cuộc chiến "tranh quyền" giữa vợ chồng ông Vũ.

Đ.P (tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Lời khuyên của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan dành cho “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ

Đào Bích |

“Dù có bất cứ chuyện gì, Vũ và các cộng sự vẫn vững lòng cùng nhau tiếp tục gìn giữ và phát triển Trung Nguyên cho hạt cà phê, cho Tây Nguyên, cho nền nông nghiệp của đất nước, cho triệu người Việt Nam, như Vũ đã và vẫn đang làm”, bà Phạm Chi Lan nói.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan và câu chuyện về Đặng Lê Nguyên Vũ

Đào Bích |

Ở quan điểm của một chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan khẳng định, Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn đang là một doanh nhân thành công, cống hiến rất nhiều cho xã hội và luôn là nhân vật đầy cảm hứng về khởi nghiệp cho thanh niên Việt Nam.

Xung đột vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ: “Là chuyện của một thương hiệu quốc gia”

M.T |

Theo nhà báo Lưu Trọng Văn, Trung Nguyên đã là một thương hiệu quốc gia, nếu gìn giữ, bảo vệ được thì quá tốt, thay vì dư luận chỉ chăm chăm vào việc chia tài sản và khoét sâu vào mâu thuẫn giữa hai vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Lời khuyên của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan dành cho “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ

Đào Bích |

“Dù có bất cứ chuyện gì, Vũ và các cộng sự vẫn vững lòng cùng nhau tiếp tục gìn giữ và phát triển Trung Nguyên cho hạt cà phê, cho Tây Nguyên, cho nền nông nghiệp của đất nước, cho triệu người Việt Nam, như Vũ đã và vẫn đang làm”, bà Phạm Chi Lan nói.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan và câu chuyện về Đặng Lê Nguyên Vũ

Đào Bích |

Ở quan điểm của một chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan khẳng định, Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn đang là một doanh nhân thành công, cống hiến rất nhiều cho xã hội và luôn là nhân vật đầy cảm hứng về khởi nghiệp cho thanh niên Việt Nam.

Xung đột vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ: “Là chuyện của một thương hiệu quốc gia”

M.T |

Theo nhà báo Lưu Trọng Văn, Trung Nguyên đã là một thương hiệu quốc gia, nếu gìn giữ, bảo vệ được thì quá tốt, thay vì dư luận chỉ chăm chăm vào việc chia tài sản và khoét sâu vào mâu thuẫn giữa hai vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ.