Tranh cãi quanh chuyện giá trần - giá sàn vé máy bay

Đặng Tiến |

Trong lúc ngành hàng không đang trong tình trạng nợ nần, thua lỗ liên miên vì đại dịch COVID-19, nhiều ý kiến đề xuất Chính phủ cần đưa ra một chính sách về giá vé nhằm ổn định, bảo vệ thị trường và người tiêu dùng.

Theo đánh giá của Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA), hàng không là động lực phát triển kinh tế với các tính toán rằng hàng không tăng trưởng 2,5% sẽ góp phần kích thích tăng trưởng GDP quốc gia 1%. Trước khi xuất hiện đại dịch COVID-19, thị trường hàng không Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là đường bay TPHCM - Hà Nội là một trong những đường bay bận rộn nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Cục Hàng không Việt Nam thông tin, giai đoạn 2008 - 2019, hàng không Việt tăng trưởng 17,1% về hành khách và 13,8% về hàng hoá.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sản lượng vận tải hàng không nội địa năm 2020 giảm 56% so với năm 2019. 6 tháng đầu năm 2021, khách tổng thị trường tiếp tục thấp hơn 32,2% so cùng kỳ và thấp hơn 64,9% so 2019.

Hiện thị trường quốc tế đóng băng, tổng tải cung ứng các hãng đang dư thừa và khiến số tàu dừng bay đầu tháng 7.2021 của tất cả các hãng hàng không trong nước chiếm khoảng 60% trên tổng số khoảng gần 250 tàu bay.

Tình trạng cung vượt cầu kéo theo tình trạng các hãng giảm giá vé tối đa để giành thị phần nhằm duy trì dòng tiền khiến ngành vận tải hàng không càng bay lại càng lỗ. Nghịch lý này nếu không sớm được chấm dứt thì thị trường hàng không Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nội lực của các hãng hàng không sẽ ngày một yếu và khi có cơ hội “trở lại với bầu trời” lại rơi vào cảnh suy kiệt tài chính tạo cơ hội cho các hãng hàng không ngoại mở rộng thị phần.

Thực tế việc các hãng hàng không đồng loạt giảm giá vé để lấy dòng tiền, giữ thị phần trong thời gian vừa qua đang trở thành một nguy cơ hiện hữu, đe dọa ngành Hàng không trong nước. Không những vậy, việc giảm giá vé máy bay dưới giá thành còn tạo ra sự mất cân đối về phát triển giữa ngành Hàng không và các ngành vận tải khác khi giá vé máy bay ở nhiều thời điểm còn rẻ hơn đường sắt và đường bộ, nhưng thời gian di chuyển lại nhanh hơn, an toàn hơn. Chính vì vậy theo nhiều ý kiến các hãng hàng không Việt Nam cần sớm áp giá sàn và nới giá trần vé máy bay.

Theo TS Nguyễn Minh Phong, hiện nay ngành Hàng không đang áp giá vé trần nhưng không có giá tối thiểu.

Như vậy, dù muốn hay không, trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài sẽ chỉ thúc đẩy cạnh tranh về giá, coi nhẹ hoặc hạn chế việc cạnh tranh bằng nâng cao chất lượng dịch vụ, tiện ích cho khách hàng, thậm chí tạo áp lực và động lực cho doanh nghiệp lựa chọn giảm chất lượng dịch vụ để giảm chi phí khai thác.

Bởi vậy, việc Chính phủ sớm có công cụ để xóa bỏ cạnh tranh tiêu cực là cần thiết và đảm bảo lợi ích của khách hàng và tạo tiền đề cho ngành Hàng không phục hồi trong tương lai.

Việc thí điểm bình ổn giá về bản chất không làm thay đổi sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không trong hoạt động kinh doanh, ổn định mặt bằng giá bán trung bình trên thị trường, đảm bảo cho các hãng hàng không có thể duy trì hoạt động và phát triển bền vững, lành mạnh trong tương lai.

Song ở chiều ngược lại, có ý kiến cho rằng đề xuất áp giá sàn có thể sẽ xóa mức giá không (0) đồng, chặn cơ hội tiếp cận giá vé rẻ của người dân.

Theo TS Nguyễn Đình Cung, cần bỏ cả giá trần, giá sàn vì nó không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay và không nên can thiệp vào quyền quyết định giá vé, vì mỗi hãng hàng không có mô hình kinh doanh khác nhau, có thể lấy chất lượng phục vụ để cộng vào giá, có thể lấy doanh thu, lợi nhuận từ các sản phẩm dịch vụ để bù vào vé… do đó, cần phải tính toán đầy đủ các yếu tố để kiểm soát giá vé.

TS Bùi Doãn Nề - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư Ký Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam - cho hay, về giá cần giao cho các doanh nghiệp điều chỉnh làm sao cho hợp lý đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Theo đó, hãng bay sẽ linh hoạt giá vé để cân đối, hàng không ngày càng hướng đến cơ chế thị trường, cạnh tranh lành mạnh. Nhà nước chỉ đầu tư hạ tầng và an ninh, không can thiệp vào giá để thị trường tự điều tiết.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Chướng ngại vật của ngành hàng không trong năm 2021

Minh An |

Việc chưa xác định được thời điểm phục hồi của các chuyến bay quốc tế và áp lực cạnh tranh ngày một lớn từ thị trường nội địa là những trở lực của ngành hàng không trong năm 2021, theo Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN).

Nhìn lại sự sụp đổ của ngành hàng không toàn cầu trước đại dịch COVID-19

Tường Linh (Theo Guardian) |

Đại dịch COVID-19 xuất hiện đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế toàn cầu, nhưng ít ngành nào chịu ảnh hưởng nặng nề như hàng không, với hàng triệu việc làm biến mất và hàng tỉ USD doanh thu “bốc hơi”. Trong bối cảnh hàng loạt đội máy bay phải ở yên dưới đất, ngành hàng không đã buộc phải định hướng lại tương lai của mình.

Lấp lỗ hổng cách ly trong ngành hàng không ngay lập tức

Lê Thanh Phong |

Kế hoạch tổ chức 33 chuyến bay mỗi tuần đưa công dân về nước tạm dừng sau khi lãnh đạo Chính phủ ra chỉ đạo mới liên quan đến phòng, chống COVID-19. Ước tính công dân Việt Nam tại Nhật Bản muốn về nước là 30.000; tại Hàn Quốc là 15.000; tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.000. Để đưa số hành khách này về nước cần tổ chức 330 chuyến bay kéo dài trong 10 tuần.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Chướng ngại vật của ngành hàng không trong năm 2021

Minh An |

Việc chưa xác định được thời điểm phục hồi của các chuyến bay quốc tế và áp lực cạnh tranh ngày một lớn từ thị trường nội địa là những trở lực của ngành hàng không trong năm 2021, theo Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN).

Nhìn lại sự sụp đổ của ngành hàng không toàn cầu trước đại dịch COVID-19

Tường Linh (Theo Guardian) |

Đại dịch COVID-19 xuất hiện đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế toàn cầu, nhưng ít ngành nào chịu ảnh hưởng nặng nề như hàng không, với hàng triệu việc làm biến mất và hàng tỉ USD doanh thu “bốc hơi”. Trong bối cảnh hàng loạt đội máy bay phải ở yên dưới đất, ngành hàng không đã buộc phải định hướng lại tương lai của mình.

Lấp lỗ hổng cách ly trong ngành hàng không ngay lập tức

Lê Thanh Phong |

Kế hoạch tổ chức 33 chuyến bay mỗi tuần đưa công dân về nước tạm dừng sau khi lãnh đạo Chính phủ ra chỉ đạo mới liên quan đến phòng, chống COVID-19. Ước tính công dân Việt Nam tại Nhật Bản muốn về nước là 30.000; tại Hàn Quốc là 15.000; tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.000. Để đưa số hành khách này về nước cần tổ chức 330 chuyến bay kéo dài trong 10 tuần.