“Trảm” các dự án ì ạch, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công

Phong Nguyễn |

Trước tiến độ “ì ạch” của các dự án đầu tư công (ĐTC) có thể cản trở tăng trưởng kinh tế, Chính phủ yêu cầu các bộ, ban, ngành, địa phương đang “lẹt đẹt về sau” phải đẩy nhanh tiến độ, xem xét trách nhiệm người đứng đầu.

Tiến độ thực hiện quá "ì ạch", 5 bộ chưa giải ngân

Trước tình trạng giải ngân vốn ĐTC quá chậm chạp, cản trở tốc độ hồi phục của toàn nền kinh tế, có thể ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5% trong năm 2022, đầu tháng 5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gấp rút ban hành Quyết định số 548/QĐ-TTg thành lập 6 tổ công tác tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn ĐTC.

Các tổ công tác chịu trách nhiệm kiểm tra, đốc thúc tình hình giải ngân vốn ĐTC tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đến ngày 30.4.2022 chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 được giao, cũng như có tỉ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước (18,48%).

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), qua rà soát cho thấy, mặc dù  danh sách các bộ, ngành “ì ạch” chưa thực hiện giải ngân đã giảm đáng kể, từ 17 bộ, cơ quan, thì đến thời điểm này chỉ còn 5 cơ quan trung ương chưa thực hiện giải ngân là: Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Hội Nhà văn. Chính phủ đánh giá cao sự nỗ lực của các bộ, ngành và địa phương đã tích cực thực hiện giải ngân ĐTC.

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, tỉ lệ ước giải ngân kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm 2022 đạt 22,37% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 (22,12%), nhưng đây vẫn là tỉ lệ thấp, cần được tích cực “tăng tốc”. Hiện tại vẫn có 41/51 bộ, ngành, đơn vị và 21/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 20%, trong đó có 5 bộ chưa giải ngân kế hoạch vốn như đã nêu trên.

Căn cứ số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, số lượng các bộ, địa phương đạt tỉ lệ giải ngân cao đạt rất thấp (chỉ có 5/22 bộ; 17/63 địa phương đạt tỉ lệ giải ngân cao).

Đơn cử như tỉnh Bắc Giang, trong số 16 dự án khởi công mới do cấp tỉnh quản lý đã được giao vốn thực hiện với tổng kinh phí gần 998 tỉ đồng nhưng đến nay mới có 3 dự án khởi công là: Dự án xây dựng cầu Như Nguyệt; cải tạo, mở rộng trụ sở Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh; nâng cao năng lực Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh giai đoạn 2021-2022. Những dự án còn lại chưa khởi công nên không có kết quả giải ngân vốn...

Nguyên nhân tốc độ giải ngân ĐTC "ì ạch" được các bộ, ngành và địa phương đưa ra là do công tác chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà thầu, tổ chức nghiệm thu, năng lực của nhà thầu, năng lực của Ban quản lý dự án, dự báo, dự đoán chưa sát với diễn biến thực tế.

Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu xây dựng không ngừng "phi mã" trong thời gian qua cũng tác động lớn đến ĐTC...

Áp dụng biện pháp "rắn" để đẩy nhanh tốc độ giải ngân

Bộ KHĐT đánh giá kết quả giải ngân vốn ĐTC trong gần 5 tháng qua là thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Để khắc phục những nguyên nhân nêu trên, Chính phủ yêu cầu từng bộ, ngành, cơ quan trung ương phải có kế hoạch giải ngân thật cụ thể đối với từng dự án.

Đồng thời, phải tiến hành thành lập các nhóm công tác, tổ công tác hoặc bố trí người trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, thường xuyên nắm bắt tình hình; chủ động tháo gỡ khó khăn đối với từng dự án ĐTC. Nếu sau một thời gian mà không có chuyển biến, phải có giải pháp giải quyết dứt điểm, tránh để bị động, sau này khó xử lý.

Để thực hiện đúng tiến độ ĐTC, ông Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang - yêu cầu các chủ đầu tư tích cực triển khai các dự án để giải ngân vốn, phấn đấu 6 tháng đầu năm phải giải ngân 50% vốn ĐTC và hoàn thành 100% theo đúng lộ trình đề ra. Sở KHĐT Bắc Giang cũng đã có văn bản đề nghị các chủ đầu tư đăng ký, cam kết tiến độ thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công của các dự án năm 2022 theo mốc thời gian cụ thể.

Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng yêu cầu tập trung vào 3 nội dung chính: Giải ngân, đấu thầu và lập chủ trương đầu tư các dự án mới, trong đó cần đặc biệt lưu ý đến công tác giải phóng mặt bằng... phấn đấu đến tháng 9.2022, sẽ thực hiện rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt còn thiếu vốn.

Đồng thời, kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu và cá nhân có liên quan trong trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra.

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Nếu không thực hiện được thì phải sớm đề xuất điều chuyển vốn đầu tư công

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu, trên cơ sở rà soát các dự án, nếu các bộ, ngành cam kết giải ngân 100% vốn đầu tư công được thì tiếp tục nỗ lực để thực hiện theo đúng mục tiêu đề ra. Còn nếu không thể thực hiện được thì phải sớm đề xuất điều chuyển phù hợp.

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tỉ lệ giải ngân đầu tư công còn quá thấp

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ngày 18.5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có buổi làm việc với 5 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Phước để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công.

Phó Thủ tướng kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công của 17 bộ, ngành

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, người đứng đầu các bộ, cơ quan phải xác định việc giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2022, chỉ đạo, điều hành quyết liệt để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Sớm điều chuyển vốn đầu tư công đối với dự án không kịp triển khai

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhấn mạnh, các bộ, ngành phải xác định rõ tinh thần nếu dự án nào không kịp triển khai thì sớm điều chuyển vốn, còn nếu đã quyết tâm giải ngân thì phải nhanh chóng có biện pháp triển khai quyết liệt, thường xuyên rà soát, cập nhật tiến độ theo các mốc tháng 6, tháng 9 và tháng 12.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Nếu không thực hiện được thì phải sớm đề xuất điều chuyển vốn đầu tư công

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu, trên cơ sở rà soát các dự án, nếu các bộ, ngành cam kết giải ngân 100% vốn đầu tư công được thì tiếp tục nỗ lực để thực hiện theo đúng mục tiêu đề ra. Còn nếu không thể thực hiện được thì phải sớm đề xuất điều chuyển phù hợp.

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tỉ lệ giải ngân đầu tư công còn quá thấp

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ngày 18.5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có buổi làm việc với 5 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Phước để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công.

Phó Thủ tướng kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công của 17 bộ, ngành

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, người đứng đầu các bộ, cơ quan phải xác định việc giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2022, chỉ đạo, điều hành quyết liệt để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Sớm điều chuyển vốn đầu tư công đối với dự án không kịp triển khai

Vương Trần |

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhấn mạnh, các bộ, ngành phải xác định rõ tinh thần nếu dự án nào không kịp triển khai thì sớm điều chuyển vốn, còn nếu đã quyết tâm giải ngân thì phải nhanh chóng có biện pháp triển khai quyết liệt, thường xuyên rà soát, cập nhật tiến độ theo các mốc tháng 6, tháng 9 và tháng 12.