Trạm biến áp 500kV và đường dây : "Tư nhân làm 8 tháng, EVN mất 4 năm"

Cường Ngô - Phạm Dung |

Trao đổi bên lề Diễn đàn Cấp cao về Năng lượng Việt Nam 2020, sáng 22.7, lãnh đạo Trung Nam Group cho biết, hiện doanh nghiệp này đang có trạm biến áp 500kV và đường dây, nếu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm thì phải mất 4 năm, trong khi đó tư nhân làm chỉ mất 8 tháng.

"Đòn bẩy chưa đủ, doanh nghiệp cần điểm bẩy"

Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Trung Nam Group – doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực truyền tải điện ví Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 là "đòn bẩy" để doanh nghiệp tư nhân tham gia tích cực vào phát triển sự nghiệp năng lượng nước nhà.

Song, ông Tiến cho rằng, có "đòn bẩy" thôi chưa đủ, mà phải có "điểm bẩy". "Điểm bẩy" ở đây - theo lãnh đạo Trung Nam Group chính là "hành lang pháp lý và việc các bộ ngành tham gia, phối hợp, đồng hành cùng các doanh nghiệp tư nhân".

"Có "đòn bẩy" đồng nghĩa với việc cánh cửa cho tư nhân đã mở toang, nhưng tư nhân đi vào mà không biết đi bằng lối nào thì cũng rất sợ. Chính vì thế, chúng tôi mong Chính phủ, các bộ ngành có hành lang pháp lý, các điều kiện cần và đủ để cho tư nhân tham gia vào truyền tải năng lượng", ông Tiến nói và cho biết, nếu không có "điểm bẩy", tư nhân chỉ tham gia vùng hẹp.

Theo ông Nguyễn Tâm Tiến, với Nghị quyết 55, có 2 vấn đề doanh nghiệp tư nhân rất quan tâm, đó là việc khuyến khích tất cả thành phần kinh tế tham gia vào phát triển năng lượng; đồng thời tháo bỏ rào cản, độc quyền truyền tải. “Bộ Chính trị cho chủ trương và Chính phủ xây dựng hành lang pháp lý. Còn doanh nghiệp tư nhân như chúng tôi rất năng động, dám suy nghĩ, dám làm”.

Theo vị lãnh đạo này, hiện Trung Nam đang có trạm biến áp 500kV, nếu Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm thì phải mất 4 năm, trong khi đó tư nhân làm chỉ mất 8 tháng.

“Nói điều này không phải là vì tư nhân hay hơn, mà bởi, dù EVN có tiềm lực tài chính, nhưng họ chưa dám làm vì có quá nhiều quy trình cản trở họ. Còn tư nhân nghĩ ngay, làm ngay”, ông Tiến khẳng định và nói thêm Nghị quyết 55 đi vào thực tế, Chính phủ được hưởng lợi, doanh nghiệp hưởng lợi, người dân được hưởng lợi.

Ông Nguyễn Tâm Tiến. Ảnh: P.Dung
Ông Nguyễn Tâm Tiến. Ảnh: P.Dung

Trong tương lai thì nền kinh tế sẽ đón đầu chuỗi cung ứng sản xuất chuyển dịch vào Việt Nam, để đáp ứng được điều này, chúng ta phải có ngành năng lượng đủ mạnh.

Đầu tư phát triển năng lượng, cần vốn "cực khủng"

Nói về thuận lợi khi doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển năng lượng, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Sỹ Chương – Chủ tịch HĐQT Chân Mây LNG cho biết, đó chính là "thiên thời - địa lợi - nhân hoà".

Theo đó, nhu cầu về điện của đất nước luôn lớn, thêm vào đó, Chân Mây là cảng nước sâu, có đê chắn sóng, và điểm nối điện rất gần nhà máy (chừng 4km), đồng thời, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế rất ủng hộ.

Chủ tịch HĐQT Chân Mây LNG đánh giá, Nghị quyết 55 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia là “nét đột phá”, “xác định được chính xác vấn đề của năng lượng Việt Nam hiện nay và đưa ra những giải pháp rất thiết thực và cụ thể, đem đến niềm hy vọng cho nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vào ngành năng lượng trong 10 năm, 20 năm tới”.

Tuy nhiên, khó khăn với Chân Mây LNG, đó là doanh nghiệp phải thực hiện dự án trong một thời gian gấp rút, để kịp bổ sung vào Quy hoạch điện VII. Với nỗ lực của doanh nghiệp, sau 6 tháng hoạt động, phát triển dự án, Chân Mây đã kêu gọi đủ vốn (trên 6 tỉ USD), để triển khai dự án.

Lãnh đạo này nhấn mạnh, nếu không có Nghị quyết 55, chưa chắc doanh nghiệp của ông đã mạnh dạn đầu tư vào Chân Mây. Vì nguồn lực trong nước không đủ, cần sự hợp tác về nguồn lực tài chính, công nghệ, điều hành, cũng như cung cấp khí hàng đầu trên thế giới.

Ông Nguyễn Sỹ Chương. Ảnh: P.Dung
Ông Nguyễn Sỹ Chương. Ảnh: P.Dung

Đó cũng là lý do doanh nghiệp này kiến nghị Chính phủ, các Bộ ngành sớm cải thiện về mặt cơ chế, thể chế, tạo điều kiện thuận lợi thực tiễn cho nhà đầu tư triển khai dự án.

"Vì sao tôi nói như vậy, vì những dự án năng lượng lớn đều đòi hỏi số vốn rất lớn, song vốn tư nhân trong nước không đủ, phải kêu gọi vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài. Nhưng, nhà đầu tư nước ngoài rất khắt khe về mặt quản trị, tiến độ.

Họ luôn yêu cầu thời điểm nào dự án có giấy phép, bao giờ triển khai xây dựng. Bởi, những nhà đầu tư lớn họ phải có tiến trình giải ngân cụ thể, để cam kết. Tôi mong rằng, với Nghị quyết 55 thì Nhà nước sẽ quyết tâm hơn giải quyết những khó khăn đó", ông Chương nói.

Cường Ngô - Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Điện gió ngoài khơi giải bài toán năng lượng xanh

Vũ Long |

Nghị quyết số 55- NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị đã định hướng cụ thể việc xây dựng chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi, gắn với thực hiện chiến lược biển Việt Nam.

Để tư nhân đầu tư vào hệ thống truyền tải điện có lợi gì?

Vũ Long |

Truyền tải điện quốc gia đóng vai trò quan trọng trong vấn đề an ninh năng lượng và an ninh quốc gia. Việc tư nhân hóa trong đầu tư hệ thống truyền tải là cách làm mới để giải tỏa nguồn năng lượng.

Đóng điện thành công nhiều công trình quan trọng

Thế Vinh |

Sáng 10.7.2020, Ban Quản lý dự án (QLDA) Điện lực Dầu khí Sông Hậu 1 cùng với các nhà thầu VINAINCON, LILAMA và các đơn vị của EVN (Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia, Ban QLDA các Công trình điện miền Nam, Công ty Truyền tải điện 4) đã tổ chức đóng điện thành công các công trình:

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Điện gió ngoài khơi giải bài toán năng lượng xanh

Vũ Long |

Nghị quyết số 55- NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị đã định hướng cụ thể việc xây dựng chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi, gắn với thực hiện chiến lược biển Việt Nam.

Để tư nhân đầu tư vào hệ thống truyền tải điện có lợi gì?

Vũ Long |

Truyền tải điện quốc gia đóng vai trò quan trọng trong vấn đề an ninh năng lượng và an ninh quốc gia. Việc tư nhân hóa trong đầu tư hệ thống truyền tải là cách làm mới để giải tỏa nguồn năng lượng.

Đóng điện thành công nhiều công trình quan trọng

Thế Vinh |

Sáng 10.7.2020, Ban Quản lý dự án (QLDA) Điện lực Dầu khí Sông Hậu 1 cùng với các nhà thầu VINAINCON, LILAMA và các đơn vị của EVN (Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia, Ban QLDA các Công trình điện miền Nam, Công ty Truyền tải điện 4) đã tổ chức đóng điện thành công các công trình: