Tốc độ Internet tại Việt Nam: Kết quả đo khác nhau, thực chất ở đâu?

Thế Lâm |

Thêm một lần nữa, kết quả đo lường tốc độ Internet tại Việt Nam lại gây ra ý kiến khác nhau giữa phía nhà mạng và tổ chức đưa ra kết quả đo lường, không chỉ đối với chất lượng Internet di động mà cả Internet cố định băng rộng.

Thấp hơn hay cao hơn?

Speedtest vừa đưa ra các kết quả đo đạc về tốc độ Internet Việt Nam thời điểm tháng 6.2020. Đây là một trong những hoạt động thường kì của Ookla – tổ chức sở hữu công cụ đo đạc Speedtest.

Theo đó, trong tháng 6.2020, tốc độ Internet di động của Việt Nam đạt 33,12Mbps tải xuống (download) và 18,02Mbps tải lên (upload), xếp hạng 60 thế giới về tốc độ Internet di động. Trong khi đó, tốc độ Internet băng rộng cố định đạt 54,67Mbps download và 57,51 Mbps upload, cũng xếp hạng 60 thế giới.

Tuy nhiên, theo Speedtest đưa ra, so với tốc độ download Internet di động trung bình của thế giới là 34,67Mbps, tốc độ của Việt Nam vẫn còn kém một chút. Về tốc độ Inernet băng rộng cố định, tốc độ download tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 70% so với tốc độ trung bình của thế giới (78,26Mbps).

Tuy nhiên, việc Speedtest công bố số liệu đo đạc tốc độ Internet tại Việt Nam thấp hơn so với tốc độ trung bình của thế giới không chỉ xảy ra trong tháng 6 vừa qua. Trước đó vào tháng 5, kết quả đo của Speedtest cũng đã cho thấy tình hình tương tự.

Cụ thể, tốc độ tải xuống của Internet di động tại Việt Nam đạt 32,83Mbps, thấp hơn mức trung bình của thế giới là 33,71 Mbps. Trong khi đó, tốc độ tải xuống của Internet băng rộng cố định tại Việt Nam đạt 52,29Mbps, bằng khoảng 68% tốc độ trung bình của thế giới. Như vậy, ngay từ đo đạc của Speedtest, tốc độ Internet tháng 6.2020 tại Việt Nam đã có sự cải thiện so với tháng 5 trước đó.

Tuy nhiên, những kết quả đo đạc của Ookla lại có độ chênh nhất định so với các chỉ số đo đạc từ tổ chức trong nước. Đơn cử, theo số liệu đo đạc VNNIC Speedtest của Trung tâm Internet Việt Nam, trong quí I/2020, tốc độ download trung bình của các mạng cố định băng rộng tại Việt Nam đạt 61,69Mbps, cao hơn 45% so với kết quả đo của hệ thống nước ngoài đã công bố. Đối với mạng di động, tốc độ download trung bình đạt 39,44Mbps, cao hơn kết quả đo của nước ngoài 18,7%.

Thực chất đang ở đâu?

Trên thực tế, thời điểm chất lượng Internet tại Việt Nam bị người tiêu dùng phàn nàn nhiều nhất là trong tháng 2 và tháng 3.2020. Vào thời điểm đó, người dùng Internet tại Việt Nam thường hay gặp tình trạng khó truy cập mạng, vào Facebook thì chập chờn…

Trong tháng 2 và 3.2020 xuất hiện nhiều ý kiến phàn nàn của người tiêu dùng về việc Internet chập chờn khi truy cập Facebook. Ảnh: Thế Lâm.
Trong tháng 2 và 3.2020, xuất hiện nhiều ý kiến phàn nàn của người tiêu dùng về việc Internet chập chờn khi truy cập Facebook. Ảnh: Thế Lâm.

Lí giải về tình trạng trên, các nhà mạng như VNPT, Viettel cho rằng việc truy cập Facebook chập chờn là do kết nối tới máy chủ quốc tế thiếu ổn định. Thêm vào đó, thời gian trên nhiều người làm việc và giải trí tại nhà vì ảnh hưởng dịch COVID-19 nên nhu cầu sử dụng Internet tăng cao.

Tuy nhiên, theo nhà báo chuyên về công nghệ Phạm Hồng Phước, việc đo đạc tốc độ Internet phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà bên đo đạc chọn lựa, như từ thuật toán, nơi đặt server, các tiêu chuẩn…

“Các kết quả đo đạc cũng chỉ mang tính tương đối, và người dùng cũng chỉ nên tham khảo. Vấn đề là người dùng nên so với chính dịch vụ đó trong một chuỗi thời gian dài sử dụng. Nếu thời điểm sau chất lượng Internet chập chờn hơn so với trước thì chắc chắn là có vấn đề”, ông Phước nói.

Cũng theo ông Phước, thay vì tranh cãi về các kết quả đo đạc thì nhà mạng nên cải thiện thực sự từ chất lượng Internet đến chất lượng phục vụ, giải quyết nhanh và thỏa đáng các thắc mắc, khiếu nại nhằm làm cho đa phần khách hàng hài lòng.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Sự cố hai tuyến cáp quang biển ảnh hưởng thế nào đến Internet đi quốc tế?

Thế Lâm |

Tuyến cáp quang biển AAG đang bị lỗi trên nhánh S1H dự kiến đến ngày 2.6 mới sửa chữa xong. Tuy nhiên, vào ngày 23.5, một sự cố thứ hai lại xảy ra với tuyến APG (Asia Pacific Gateway) làm đứt tuyến cáp quang biển này ngay đoạn S1.7 khiến mất toàn bộ lưu lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến này.

Đầy cạm bẫy thu thập dữ liệu người dùng trên Internet

Thế Lâm |

Không chờ tới vụ việc Xiaomi mà từ lâu người dùng Internet đã phải đối mặt với nhiều cạm bẫy thu thập dữ liệu trong thời đại “thế giới phẳng” ngày nay. Từ các ứng dụng được cung cấp chính thức trên các chợ ứng dụng lớn như App Store hay Google Play cho đến những trang mạng xã hội, các website… đều có thể có những loại bẫy này rình rập.

Mong chờ các nhà cung cấp dịch vụ mạng giảm giá cước Internet

Trần Kiều |

Nhu cầu cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 đang tăng cao. Bên cạnh kênh theo dõi là truyền hình, sử dụng điện thoại có kết nối Internet là lựa chọn của nhiều người. Để có thể cập nhật tin tức thường xuyên và liên tục một cách ổn định, nhiều người bày tỏ mong muốn các nhà cung cấp dịch vụ mạng giảm giá cước Internet.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Sự cố hai tuyến cáp quang biển ảnh hưởng thế nào đến Internet đi quốc tế?

Thế Lâm |

Tuyến cáp quang biển AAG đang bị lỗi trên nhánh S1H dự kiến đến ngày 2.6 mới sửa chữa xong. Tuy nhiên, vào ngày 23.5, một sự cố thứ hai lại xảy ra với tuyến APG (Asia Pacific Gateway) làm đứt tuyến cáp quang biển này ngay đoạn S1.7 khiến mất toàn bộ lưu lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến này.

Đầy cạm bẫy thu thập dữ liệu người dùng trên Internet

Thế Lâm |

Không chờ tới vụ việc Xiaomi mà từ lâu người dùng Internet đã phải đối mặt với nhiều cạm bẫy thu thập dữ liệu trong thời đại “thế giới phẳng” ngày nay. Từ các ứng dụng được cung cấp chính thức trên các chợ ứng dụng lớn như App Store hay Google Play cho đến những trang mạng xã hội, các website… đều có thể có những loại bẫy này rình rập.

Mong chờ các nhà cung cấp dịch vụ mạng giảm giá cước Internet

Trần Kiều |

Nhu cầu cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 đang tăng cao. Bên cạnh kênh theo dõi là truyền hình, sử dụng điện thoại có kết nối Internet là lựa chọn của nhiều người. Để có thể cập nhật tin tức thường xuyên và liên tục một cách ổn định, nhiều người bày tỏ mong muốn các nhà cung cấp dịch vụ mạng giảm giá cước Internet.